Plugin là gì? Top 9 Plugin cần thiết cho WordPress

Plugin là gì? Top 9 Plugin cần thiết cho WordPress

Kiến thức Marketing SEO/SEM
Spread the love

Nhắc đến hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất thế giới – WordPress, không thể không đề cập đến một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự đa dạng và tính linh hoạt của nền tảng này, đó là các plugin. Vậy, Plugin là gì? Bài viết sau đây tại Viecmarketing.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ hữu ích này cũng như đề xuất top 9 plugin cần thiết, giúp nâng cao hiệu suất, bảo mật và trải nghiệm người dùng trên WordPress. Khám phá ngay Kiến thức Marketing dưới đây!

Tổng quan về Plugin trong WordPress

Trước khi tiến vào nội dung phân tích plugin là gì, bạn nên tìm hiểu trước về nền tảng WordPress. WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến, được phát triển và duy trì bởi WordPress Foundation. WordPress cung cấp một giao diện thân thiện, cho phép người dùng tạo, thiết kế và quản lý trang web mà không cần kiến thức chuyên môn về lập trình. Hiện tại, WordPress đã trở nên thông dụng trên toàn cầu nhờ tính linh hoạt, dễ sử dụng với đa dạng công cụ hữu ích, trở thành một trong những nền tảng tạo website thông dụng nhất trên thế giới.

Ngoài tính năng tạo website, WordPress còn cung cấp nhiều chủ đề và plugin độc đáo có thể tùy chỉnh và mở rộng tính năng thoải mái, giúp người dùng phát triển website thỏa thích theo sở thích cá nhân, hình ảnh thương hiệu nhanh chóng, dễ dàng.

WordPress là nền tảng tạo website và quản lý nội dung
WordPress là nền tảng tạo website và quản lý nội dung thông dụng trên thế giới

Plugin là gì?

Plugin là một chương trình hoặc phần mềm có thể cài đặt thêm vào website. Plugin được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và được dùng để tối ưu, mở rộng tính năng hoặc tăng hiệu suất của website. Có những loại plugin khác nhau, tùy vào mục đích phát triển của mỗi website mà bạn có thể lựa chọn và cài đặt những plugin phù hợp. Ví dụ, một số plugin thông dụng hiện nay là: chặn quảng cáo, kiểm tra chính tả, bảo mật, ghi nhớ mật khẩu,…

Tại sao cần phải cài Plugin cho website WordPress?

Việc cài đặt plugin cho WordPress mang lại nhiều lợi ích cho người quản trị trang web và người dùng như sau:

  • Tiết kiệm thời gian: Thông thường, để tích hợp thêm các tính năng vào website chính, lập trình viên sẽ phải dò tìm trong mã nguồn để thiết lập lại, sau đó tải lên khá mất thời gian. Do đó, việc cài đặt các plugin đã được lập trình sẵn sẽ tiết kiệm thời gian hơn, chỉ với 5 phút tải xuống là bạn đã có thể sử dụng tính năng của plugin trên website của mình.
  • Giảm lỗi: Các plugin thường được thử nghiệm và kiểm tra các lỗi kỹ càng trước khi phát hành ra thị trường. Do đó, bạn có thể sử dụng ngay mà không cần mất thời gian chạy thử để kiểm tra lỗi.
  • Dễ sử dụng: Plugin là phần mềm được lập trình riêng và cài đặt thêm vào website nên bạn có thể dễ dàng gỡ bỏ, sửa chữa, thay mới hoặc điều chỉnh các tính năng mà không làm ảnh hưởng tới website chính.

Lưu ý rằng việc sử dụng quá nhiều plugin có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web. Do đó, bạn cần chú ý chọn lựa các plugin cẩn thận và chỉ sử dụng những cái cần thiết.

Plugin cung cấp các tính năng mở rộng cho website
Plugin cung cấp các tính năng mở rộng cho website một cách an toàn và dễ dàng

Có những loại plugins nào?

Hiện tại, plugin được chia thành 3 nhóm chính như sau:

  • Nhóm plugins “tối ưu”: Được thiết kế để tối ưu hóa trang web, cải thiện hình ảnh, SEO và giao diện bài viết để tạo ra trải nghiệm chuẩn chỉnh hơn cho người đọc, hỗ trợ tối ưu hóa tốc độ tải trang của website.
  • Nhóm plugins bảo mật: Đảm bảo tính an toàn cho website bằng cách ngăn chặn các mối đe dọa và rủi ro bảo mật, phòng tránh tình trạng website bị hack hoặc đánh sập bởi các nhóm hacker.
  • Nhóm plugins lưu trữ: Cung cấp giải pháp sao lưu dữ liệu, đặc biệt hữu ích khi gặp sự cố như mất kết nối internet, bảo vệ văn bản và hình ảnh bạn đã chuẩn bị bằng cách tạo bản sao lưu dữ liệu một cách thuận tiện.

Những nhóm plugins này giúp tối ưu hóa, bảo mật và bảo vệ dữ liệu cho trang web của bạn một cách hiệu quả.

Có nhiều loại plugin
Có nhiều loại plugin với đa dạng tính năng hỗ trợ quản trị website hiệu quả

Top 9 Plugin WordPress phổ biến hiện nay

Dưới đây là các loại plugin phổ biến và cần thiết để giữ cho website WordPress của bạn hoạt động dễ dàng, tiện lợi và hiệu quả:

Plugin bảo mật website

Plugin bảo mật website giúp website ngăn chặn các loại tấn công mạng, quản lý đăng nhập an toàn, chống spam, và bảo vệ các form trang web. Ngoài ra, plugin cung cấp khả năng quản lý phân quyền và truy cập, theo dõi hệ thống bảo mật và tự động cập nhật để ngăn chặn lỗ hổng bảo mật. Bạn có thể tham khảo một số plugin bảo mật sau đây:

  • Wordfence: Đây là một plugin bảo mật hàng đầu cho WordPress mà bạn nên sử dụng. Wordfence không chỉ cập nhật liên tục các quy tắc tường lửa mới nhất và chữ ký phần mềm độc hại để loại bỏ các rủi ro bảo mật mà còn chặn địa chỉ IP độc hại để bảo vệ website của bạn. Đặc biệt, Wordfence còn tích hợp xác minh 2 bước (2FA) và một loạt các tính năng bổ sung khác. Đây là giải pháp bảo mật toàn diện nhất cho WordPress hiện nay.
  • WP Cerber: Đây là plugin cung cấp bảo mật hiệu quả, quản lý đăng nhập an toàn, chống spam thông minh và kiểm soát truy cập dựa trên địa chỉ IP. Plugin này cho phép người dùng tùy chỉnh linh hoạt, cung cấp báo cáo chi tiết, cập nhật thông tin đều đặn, tạo nên một công cụ mạnh mẽ để bảo vệ trang web WordPress của bạn.
Plugin bảo mật giúp bảo vệ an toàn
Plugin bảo mật giúp bảo vệ an toàn cho toàn bộ dữ liệu trên website 

Plugin chống spam comment, form

Plugin chống spam comment và form giúp đảm bảo trải nghiệm người dùng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời giảm gánh nặng cho hệ thống, cải thiện bảo mật trang web và tăng tốc độ tải trang. Plugin này cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện SEO và ngăn chặn các hình thức lừa đảo, giúp bạn tiết kiệm thời gian xử lý thủ công bằng cách tự động xử lý spam. Dưới đây là một số plugin gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Antispam Bee: Sử dụng thuật toán thông minh để phân loại và chặn các bình luận spam, không đòi hỏi người dùng đăng ký tài khoản để sử dụng, giúp đơn giản hóa quá trình tích hợp và sử dụng cho người quản trị, cung cấp nhiều tùy chọn điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng trang web, cho phép người quản trị tinh chỉnh cài đặt theo mong muốn.
  • CleanTalk: Sử dụng dịch vụ chống spam tích hợp Cloud giúp giảm tiêu tốn dung lượng máy chủ, hỗ trợ nhiều loại biểu mẫu khác như đăng ký, liên hệ, đặt hàng… Đồng thời, CleanTalk còn tích hợp blacklist trên toàn cầu để nhận diện và chặn các IP liên quan đến các hoạt động spam trên nhiều trang web, tăng cường khả năng chống spam.
Plugin chống spam giúp làm sạch website
Plugin chống spam giúp làm sạch website, ngăn chặn các hình thức lừa đảo và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng website

Plugin SEO

Các plugin SEO giúp bạn tối ưu hóa nội dung trên trang web, quản lý meta tags, tối ưu hóa hình ảnh, xây dựng liên kết nội bộ và ngoại bộ, tạo sitemap XML, cung cấp công cụ thống kê và phân tích SEO, cảnh báo và sửa lỗi tối ưu hóa,… Từ đó giúp website của bạn cải thiện vị trí trên các công cụ tìm kiếm, tăng cường trải nghiệm người dùng và duy trì trang web theo chuẩn tối ưu. Dưới đây là một số plugin SEO mà bạn có thể ứng dụng:

  • Rank Math: Cung cấp nhiều tính năng miễn phí, hỗ trợ đánh giá nội dung và gợi ý từ khóa, hỗ trợ Schema Markup giúp trang web hiển thị thông tin đa dạng trên kết quả tìm kiếm.
  • Yoast SEO: Là một trong những plugin SEO phổ biến nhất, Yoast SEO được cập nhật thường xuyên và có cộng đồng sử dụng lớn. Yoast SEO cung cấp công cụ phân tích nội dung chi tiết và đề xuất cách cải thiện SEO, cho phép tối ưu hóa mô tả meta và tiêu đề trên kết quả tìm kiếm.
  • SEOPress: Hỗ trợ Schema Markup giúp cải thiện hiển thị trang web trên kết quả tìm kiếm, cung cấp nhiều tùy chọn điều chỉnh, cho phép người dùng tùy chỉnh cài đặt theo nhu cầu cụ thể của họ, cung cấp bảng thống kê trực quan về hiệu suất trang web.
  • All in One SEO: Giao diện thân thiện với người dùng, phù hợp với người mới bắt đầu, tích hợp sẵn chức năng tạo và quản lý XML sitemap và tệp robot.txt.
Plugin SEO giúp tối ưu website và nội dung trên website
Plugin SEO giúp tối ưu website và nội dung trên website theo tiêu chuẩn của các công cụ tìm kiếm thông dụng

Plugin SMTP

Plugin SMTP giúp bạn đảm bảo gửi email thành công và tăng tính bảo mật bằng cách sử dụng giao thức SMTP. Các plugin này cũng giúp ngăn chặn email bị chuyển vào thư rác, cung cấp công cụ theo dõi và quản lý email hiệu quả. Đặc biệt, bạn thể tùy chỉnh chức năng và cấu hình dễ dàng, tích hợp linh hoạt với các dịch vụ email khác nhau. Tóm lại, sử dụng Plugin SMTP là biện pháp quan trọng để đảm bảo quá trình gửi email từ trang web diễn ra an toàn và hiệu quả. Tùy thuộc vào yêu cầu và ưu tiên cụ thể, bạn có thể chọn một trong những plugin sau đây để tối ưu hóa quá trình gửi email từ trang web WordPress:

  • WP Mail SMTP by WPForms: Tích hợp SMTP để cải thiện khả năng gửi thư của WordPress, giảm spam và khắc phục các lỗi gửi email từ WordPress thông thường.
  • Easy WP SMTP: Kết nối nhanh chóng với máy chủ SMTP, tối ưu hóa cài đặt thư đi và cung cấp tính năng ghi log.
  • Post SMTP Mailer/Email Log: Quản lý gửi thư thông qua hệ thống log, đồng bộ với nhiều dịch vụ gửi thư và kiểm tra lỗi gửi thư.
Plugin SMTP giúp cải thiện hiệu suất gửi email từ trang web
Plugin SMTP giúp cải thiện hiệu suất gửi email từ trang web, ngăn chặn khả năng bị chuyển vào thư mục rác

File Renaming on upload

Plugin File Renaming on Upload giúp bạn quản lý tên tệp linh hoạt, cho phép tùy chỉnh tên tệp tin khi tải lên, tự động đặt tên dễ hiểu và theo chuẩn SEO. Ngoài ra, plugin này còn có giao diện thân thiện, tích hợp đơn giản, phù hợp cho những người mới sử dụng không có kỹ năng lập trình.

Plugin Renaming on upload có khả năng tự động đổi tên file
Plugin Renaming on upload có khả năng tự động đổi tên file theo tiêu chuẩn SEO

Plugin tạo form liên hệ

Các plugin tạo form liên hệ có nhiều tính năng hữu ích như tính năng bảo mật, tùy chỉnh giao diện dễ dàng, hỗ trợ tích hợp dữ liệu với email và CRM,… Do đó, việc sử dụng plugin tạo form liên hệ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức để quản lý kho liên hệ của doanh nghiệp hơn. Dưới đây là một số plugin gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Contact Form 7: Với sự miễn phí và tính linh hoạt, Contact Form 7 là lựa chọn phổ biến cho người dùng muốn tạo và quản lý các mẫu liên hệ một cách đơn giản. Plugin này hỗ trợ đa ngôn ngữ, dễ tích hợp vào nhiều trang web WordPress khác nhau.
  • WPForms: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, có sẵn các add-on để mở rộng tính năng của plugin, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
  • Fluent Forms: Fluent Forms có khả năng tạo form động và phức tạp, phù hợp cho những trang web yêu cầu độ linh hoạt cao, có thư viện mẫu đa dạng, giúp người dùng tạo form nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Plugin tạo form liên hệ sở hữu kho mẫu liên hệ đa dạng
Plugin tạo form liên hệ sở hữu kho mẫu liên hệ đa dạng, phù hợp với mọi chủ đề trang web của bạn

Plugin tạo mục lục cho bài viết

Để tối ưu giao diện website và nội dung bài viết, bạn nên sử dụng các plugin tạo mục lục để hệ thống lại toàn bộ nội dung hiển thị trên website, giúp người đọc nắm bắt được thông tin tổng quan và sử dụng website của bạn dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo một số plugin gợi ý sau đây:

  • Table of Contents Plus: Plugin này có thể tích hợp dễ dàng với nhiều loại tệp và trang web, cho phép tùy chỉnh đa dạng hình thức của mục lục như màu sắc, kiểu hiển thị, vị trí,… 
  • Easy Table of Contents: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, cho phép nhúng mục lục vào bất kỳ vị trí nào trong bài viết hoặc trang thông qua shortcode.
  • LuckyWP Table of Contents: Plugin này được tối ưu hóa để hoạt động với hiệu suất cao, giảm thiểu tác động đến tốc độ tải trang, có thể tích hợp nhanh chóng với mọi cấu hình, cung cấp nhiều mẫu mục lục có thiết kế đẹp mắt.
Plugin tạo mục lục giúp nội dung trên trang được hệ thống rõ ràng, trực quan hơn
Plugin tạo mục lục giúp nội dung trên trang được hệ thống rõ ràng, trực quan hơn, tăng trải nghiệm cho người đọc website

Plugin tạo cache 

Các plugin tạo cache là những thành phần quan trọng đối với mọi trang web chạy trên nền tảng WordPress. Tính năng tạo cache không chỉ giảm áp lực đối với máy chủ mà còn tăng cường tốc độ truy cập, giúp trang web của bạn tải nhanh hơn rất nhiều so với khi không sử dụng cache. Dưới đây là một số plugin tạo cache và tối ưu tổng thể được đề xuất:

  • Litespeed Cache: Đây là một giải pháp hiệu quả cho việc tối ưu hóa trang web trên nền tảng Litespeed.
  • WP Super Cache, WP Fastest Cache, W3 Total Cache: Những plugin này được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất cho các trang web sử dụng máy chủ Nginx.
  • WP Rocket: Đây là một lựa chọn chất lượng cao, mang lại hiệu suất tối ưu cho trang web chạy trên nền tảng Nginx, Apache hoặc Litespeed Enterprise.

Lưu ý rằng việc lựa chọn plugin tạo cache cần phải phù hợp với công nghệ máy chủ của bạn để đảm bảo tích hợp mượt mà và tránh xung đột.

Plugin tạo cache
Plugin tạo cache giúp tăng tốc độ truy cập trang web

Plugin backup WordPress

Khi vận hành một trang web, bạn cần phải thường xuyên sao lưu dữ liệu để đề phòng mất mát thông tin trong trường hợp gặp sự cố với hosting hoặc bị tấn công từ hacker. Do đó, bạn nên sử dụng các plugin sao lưu tự động, giúp bạn tự động hóa quá trình sao lưu để backup dữ liệu trong trường hợp cần thiết. Một số công cụ sao lưu dữ liệu trên WordPress mà bạn có thể tham khảo là:

  • UpdraftPlus WordPress Backup Plugin: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hỗ trợ sao lưu tự động định kỳ, có tính năng phục hồi bản gốc từ bản sao lưu, tích hợp với nhiều ứng dụng lưu trữ online như Google Drive, Dropbox,…
  • BackupBuddy: Có đầy đủ chức năng sao lưu (database, tệp tin và hình ảnh), cho phép cài đặt lịch sao lưu tự động, có thể chọn sao lưu online hoặc tải về máy tính.
  • VaultPress: Là plugin được phát triển bởi Automattic, công ty mẹ của WordPress, cho phép người dùng sao lưu liên tục và tự động, phục hồi bản gốc dễ dàng trên giao diện quản trị của WordPress, có tính năng theo dõi hoạt động của trang web để nhanh chóng phát hiện bất thường, bảo mật cao.
Plugin backup giúp người quản trị sao lưu dữ liệu
Plugin backup giúp người quản trị sao lưu dữ liệu để backup trong trường hợp web bị hỏng hoặc bị hacker tấn công.

Lưu ý khi cài đặt Plugin trên WordPress

Trước khi cài đặt plugin cho website, bạn cần quan tâm một số lưu ý sau đây:

  • Cài Plugin phù hợp: Bạn chỉ nên cài các plugin phù hợp và cần thiết để tránh tiêu tốn dung lượng và băng thông của website, khiến website bị tải chậm.
  • Nên tìm các Plugin được đề xuất trên web: Bạn nên tìm các plugin từ các nguồn uy tín để website của bạn không bị nhiễm virus. Hiện tại, WordPress đã phát triển hơn 48.000 plugin an toàn và bảo mật cao, bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Plugin tương thích với phiên bản WordPress và chủ đề: Mỗi plugin sẽ tương thích với một hoặc một số phiên bản WordPress khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tải về để tránh mất thời gian cài đặt.
Người dùng chỉ nên cài đặt các plugin uy tín
Người dùng chỉ nên cài đặt các plugin uy tín và cần thiết để website vận hành an toàn và thuận lợi

Như vậy, bài viết tại Blog Marketing trên đã giải đáp băn khoăn Plugin là gì, đồng thời đề xuất cho bạn nhiều plugin hữu ích hỗ trợ nâng cao hiệu suất, tăng cường bảo mật và quản trị website hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm marketing hoặc có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lập trình code web, quản trị website tài năng, hãy tìm kiếm và đăng tin tuyển dụng ngay trên TopCV.vn – nền tảng tuyển dụng hàng đầu hiện nay. TopCV sở hữu một cộng đồng kết nối với hàng triệu ứng viên dày dặn chuyên môn và kinh nghiệm, hỗ trợ bạn tiếp cận đến các ứng viên phù hợp nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Trải nghiệm TopCV ngay hôm nay để tối ưu hiệu suất tuyển dụng của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *