Bên cạnh tài chính, ngân hàng, marketing cũng được đánh giá là một ngành khá hot, thu hút được sự quan tâm của nhiều người trẻ. Nếu bạn còn đang băn khoăn marketing học khối nào, gồm những ngành gì, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào thì hãy cùng viecmarketing.com khám phá trong nội dung ngay sau đây nhé.
Marketing học khối nào?
Chúng ta thường nghe rất nhiều đến thuật ngữ marketing nhưng để hiểu cặn kẽ về nó thì không phải ai cũng biết. Trên thực tế có thể hiểu rằng marketing là một hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp giúp tiếp thị sản phẩm, tạo dựng và củng cố niềm tin nơi khách hàng, đồng thời duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Mục đích cuối cùng của marketing đó chính là tạo ra doanh thu, lợi nhuận, bởi vậy, đây có thể coi là bộ phận “nòng cốt” không thể thiếu của tất cả các công ty.
Để theo học ngành Marketing, có khá nhiều khối thi để bạn lựa chọn, trong đó có 3 khối cơ bản nhất mà hầu hết các trường đều tuyển sinh đó là khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh).
Bên cạnh đó, đối với từng trường đào tạo ngành Marketing, tổ hợp xét tuyển cũng có sự khác biệt. Do đó, trước khi quyết định theo học, bạn cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin về trường mình muốn thi. Ngoài các khối nêu trên, khi theo học các khối dưới đây bạn cũng có thể đăng ký thi ngành marketing:
- Khối A04 bao gồm Toán, Vật lý, Địa lí
- Khối A08 gồm các môn Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
- Khối A09 gồm Toán, Địa lí, Giáo dục công dân
- Khối A16 gồm tổ hợp môn Toán, KHTN, Văn
- Khối D03 gồm Văn, Toán, tiếng Pháp
- Khối D07 bao gồm Toán, Hóa, Tiếng Anh
- Khối D08 gồm các môn Toán, Sinh, Anh
- Khối D09 gồm Toán, Sử, Anh
- Khối D11 gồm Văn, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối D72 bao gồm môn Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- Khối D78 gồm Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- Khối D90 gồm Toán, KHTN, Tiếng Anh
- Khối D96 gồm Toán, KHXH, Tiếng Anh
- Khối B00 gồm Toán, Lý, Hóa
- Khối C00 gồm các môn Văn, Sử, Địa
- Khối C01 gồm Văn, Toán, Lý
- Khối C02 gồm Văn, Toán, Hóa học
- Khối C03 gồm môn Văn, Toán, Sử
- Khối C04 bao gồm các môn Toán, Văn, Địa lý
- Khối C07 gồm Văn, Vật lý, Sử
- Khối C14 bao gồm Văn, Toán, Giáo dục công dân
- Khối C15 gồm các môn Văn, Toán, KHXH
Các chuyên ngành chính trong marketing
Sau khi xác định được ngành marketing học khối nào, bạn cần lựa chọn chuyên ngành mình muốn theo đuổi. Vì ngành marketing khá rộng, được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Mặc dù có một số điểm tương đồng, nhưng các chuyên ngành này sẽ có những môn học đặc thù, bổ trợ kiến thức chuyên môn sâu cho người học.
Marketing được chia thành các chuyên ngành sau:
- Truyền thông Marketing: chuyên ngành này tập trung đào tạo về lĩnh vực truyền thông với các môn học như Truyền thông Marketing tích hợp, Tổ chức sự kiện, Chiến lược phương tiện truyền thông,…
- Marketing Thương mại: với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học nghiên cứu hành vi khách hàng, phân tích, đánh giá, tổ chức quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại…
- Quản trị Marketing: là chuyên ngành đào tạo về phương thức xây dựng, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Đồng thời các kỹ năng tìm kiếm, phân tích thị trường thiết lập các chiến lược Marketing sẽ cũng được giảng dạy.
- Quản trị Thương hiệu: chuyên ngành đào tạo những vấn đề liên quan đến thương hiệu và cách quản trị thương hiệu thông qua các môn học như Quan hệ công chúng, Quản trị thương hiệu, Nhượng quyền thương hiệu,…
- Quảng cáo: khai thác các kiến thức về truyền thông, quảng cáo, tìm hiểu các chiến lược và chiến thuật phương tiện, quảng cáo trực tuyến, quảng bá sản phẩm, tổ chức sự kiện.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành marketing sau khi ra trường
Do là vị trí quan trọng, không thể thiếu trong doanh nghiệp nên thị trường việc làm marketing rất rộng lớn. Ngay từ năm nhất, năm hai, sinh viên marketing đã có thể tham gia vào các dự án nhỏ vừa để phát triển bản thân, ứng dụng những kiến thức cơ bản đã được học vào giải quyết các vấn đề đề thực tế, vừa có thêm kinh nghiệm thực chiến tại các doanh nghiệp.
Sinh viên marketing sau khi ra trường có thể làm một số công việc như sau:
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường, tìm ra nhu cầu của khách hàng và đưa ra những thị trường ngách quan trọng cho doanh nghiệp
- Chuyên viên quảng cáo
- Chuyên viên truyền thông
- Chuyên viên Content Marketing.
- Chuyên viên quản trị và phát triển thương hiệu.
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên quan hệ công chúng
- Giảng dạy tại các trường đại học về bộ môn Marketing
- Nghiên cứu về Marketing.
Ngoài cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập của nhân viên marketing cũng ở mức khá cao. Theo một số thống kê cho thấy mức lương dao động ở ngành này là từ 8 – 30 triệu, tùy vào từng vị trí.
Đối với nhân sự mới ra trường, ở năm kinh nghiệm đầu tiên sẽ có thu nhập khoảng 5 – 8 triệu. Sau đó tùy vào năng lực và thành tựu đóng góp cho công ty, mức lương của bạn có thể tăng lên 20 – 30 triệu với những vị trí tương ứng. Vậy nên, nay từ bây giờ, hay không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức kỹ năng để trở thành một người làm marketing chuyên nghiệp.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đá được thắc mắc Marketing học khối nào? Hy vọng đây sẽ là tiền đề hữu ích để bạn có thể dễ dàng đưa ra những quyết định quan trọng của cuộc đời. Chúc bạn thành công!