Trademark là gì

Trademark là gì? Ý nghĩa của trademark trong kinh doanh

Kiến thức Marketing
Spread the love

Vấn đề bản quyền rất được chú trọng ở nước ngoài nhưng tại Việt Nam mới chỉ được nhìn nhận thời gian ngắn trở lại đây. Trademark là một trong các giải pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ thương hiệu khi chẳng may có tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Vậy Trademark là gì? Ý nghĩa của Trademark trong kinh doanh ra sao?  Những Kiến thức Marketing được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Viecmarketing.com sẽ giúp bạn có được câu trả lời vừa ý.

Trademark là gì?

Trademark có nghĩa là “nhãn hiệu” nhưng là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác với nhãn hiệu thông thường. 

Doanh nghiệp cần hiểu rõ Trademark là gì?
Doanh nghiệp cần hiểu rõ Trademark là gì?

Theo luật pháp quy định Trademark một khi đã được đăng ký bảo hộ thì đơn vị khác sẽ không thể sử dụng được. Trademark được đăng ký sẽ luôn tồn tại cùng thương hiệu chứ không có kỳ hạn như việc chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

6 lý do cần phải đăng ký Trademark?

Khi công ty bước vào thị trường đối mặt với nhiều nguy cơ, đối thủ cạnh tranh thì việc sở hữu độc quyền thương hiệu là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra doanh nghiệp nên đăng ký Trademark vì các lý do sau:

  • Khi đăng ký Trademark đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đã được bảo hộ bởi pháp luật
  • Doanh nghiệp được sở hữu độc quyền và dùng thương hiệu, tăng khả năng nhận diện thương hiệu
  • Giúp khách hàng tin tưởng hơn vì thấy đây là thương hiệu hợp pháp có thể cung cấp các sản phẩm, chất lượng tốt
  • Ngăn chặn các trường hợp sử dụng nhãn hiệu tương đồng để trục lợi hoặc hành vi sao chép thương hiệu
  • Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ cũng làm tăng giá trị của doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư, đối tác
  • Trademark cũng giúp doanh nghiệp nắm phần thắng nếu chẳng may có tranh chấp về mặt pháp lý phải bồi thường liên quan đến bản quyền thương hiệu
Giúp bảo vệ thương hiệu sản phẩm tốt hơn 
Giúp bảo vệ thương hiệu sản phẩm tốt hơn 

Do vậy nếu doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài thì đăng ký Trademark là hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền lợi đồng thời cũng làm tăng giá trị thương hiệu.

>>> Xem thêm: Cấu trúc thương hiệu là gì? 4 cấu trúc thương hiệu phổ biến

Ý nghĩa của Trademark với Branding

Trademark có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng, thiết kế thương hiệu, khi đăng ký Trademark nhãn hiệu sẽ thu được những lợi ích như:

  • Khách hàng dễ dàng nhận diện tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp
  • Giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý, bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu
  • Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Bảo vệ sản phẩm/dịch vụ khỏi nguy cơ sao chép hoặc dùng thương hiệu khi chưa được phép
  • Xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy giúp khách hàng dễ dàng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ

Phân biệt Trademark và Brand như thế nào?

Không ít người nhầm lẫn giữa Trademark với Brand, để phân biệt hai thuật ngữ này có thể dựa vào các yếu tố sau:

Brand là thuật ngữ chỉ nhãn hiệu được dùng để miêu tả sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Còn Trademark là nhãn hiệu đã được bảo hộ bởi luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ.

Cần hiểu rõ bản chất của Trademark 
Cần hiểu rõ bản chất của Trademark 

Cả hai thuật ngữ này đều liên quan đến thương hiệu với các thông tin về: thương hiệu, bao bì sản phẩm, logo, kế hoạch marketing và đều có vai trò quan trọng với việc bảo vệ, quản lý các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong Marketing, thương hiệu không những là tên gọi mà còn là hình ảnh, sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp. Thương hiệu chỉ tồn tại khi được khách hàng công nhận và yêu mến. Trong khi đó Trademark là thương hiệu được công nhận bởi đơn vị bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, một thương hiệu có thể có nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm với tên gọi riêng đều có thể đăng ký và trở thành Trademark. Ví dụ Apple có Iphone và cũng có các sản phẩm khác như Imac, Macbook,… các sản phẩm này đều được đăng ký và trở thành Trademark tuy nhiên chúng không phải một thương hiệu.  

>>> Xem thêm: Unique Selling Point (USP) là gì? Top USP của các thương hiệu lớn

Những lưu ý khi đăng ký Trademark

Quá trình đăng ký Trademark cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý:

  • Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phép đơn vị đăng ký quyền sử dụng từ hay cụm từ với hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Doanh nghiệp không có toàn quyền sở hữu một từ hay cụm từ cụ thể và ngăn chặn người khác sử dụng.

Ví dụ doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ thương hiệu đồ gỗ đồ chơi với tên gọi StarkBucks. Điều này nghĩa là doanh nghiệp có quyền bảo hộ thương hiệu với tên gọi trên cho đồ chơi gỗ với các đối thủ trong ngành đồ chơi gỗ.

Phân biệt Brand và Trademark để có kế hoạch cụ thể 
Phân biệt Brand và Trademark để có kế hoạch cụ thể 
  • Tuy nhiên doanh nghiệp không có quyền ngăn thương hiệu các lĩnh vực khác như nước uống, chăm sóc da, du lịch dùng tên gọi StarkBucks cho sản phẩm của họ.
  • Cần mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, dùng từ ngữ sáng tạo và độc đáo trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Từ đó doanh  nghiệp sẽ có được 1  Trademark ấn tượng, dễ dàng phân biệt với đối thủ.
  • Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn hoặc không thể đăng ký Trademark mô tả và Trademark thông thường. Tuy nhiên nếu thêm vào tên gọi hoặc địa danh sẽ tăng độ bảo vệ Trademark và dễ đăng ký thành công hơn. 

>>> Xem thêm: Thương hiệu là gì? Yếu tố cấu thành một thương hiệu thành công

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ Trademark là gì cũng như ý nghĩa của Trademark với doanh nghiệp. Để theo dõi thêm những kiến thức marketing thú vị hoặc các việc làm hấp dẫn ngành Marketing đừng quên theo dõi Blog Marketing nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *