Hoạt động quảng cáo được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Doanh số bán hàng có thể được cải thiện đáng kể nhưng chi phí dành cho quảng cáo cũng là điều khiến doanh nghiệp hết sức bận tâm. Trong đó ROAS là cũng là chỉ số được nhiều đơn vị để mắt tới khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Vậy ROAS là gì? Cách tính ROAS như thế nào chính xác? Tham khảo bài viết về Kiến thức Marketing dưới đây của Viecmarketing.com giúp các bạn có được những thông tin hữu ích
ROAS là gì?
Được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Return On Ad Spend, ROAS nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn từ quảng cáo. Chỉ số này thường xuyên xuất hiện trong các công cụ quảng cáo hiện nay, những nơi mà doanh nghiệp cần trả phí để tiếp cận được khách hàng. Chỉ số ROAS giúp doanh nghiệp đánh giá và tính toán mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và có hướng điều chỉnh.
Cách tính chỉ số ROAS
Để biết ROAS bao nhiêu là tốt cần biết cách tính chỉ số ROAS. ROAS là kết quả của tổng doanh thu chiến dịch quảng cáo chia cho tổng chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra cho cả chiến dịch.
Để dễ hiểu hơn bạn có thể theo dõi ví dụ:
Doanh nghiệp bỏ ra 200.000 để chạy quảng cáo trong 1 tuần và thu về được 1.000.000 đồng. Nếu tính theo công thức trên thì chỉ số ROAS sẽ là 5/1. Nghĩa là cứ 1 đồng quảng cáo doanh nghiệp sẽ thu lại được 5 đồng doanh thu.
>>> Xem thêm: GDN là gì? Hiểu tường tận và chi tiết về Quảng cáo hiển thị
Chỉ số ROAS tốt là như thế nào?
Rất khó để đánh giá chỉ số ROAS bao nhiêu là tốt bởi điều này phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu cũng như KPI doanh nghiệp đặt ra. Doanh nghiệp phải hiểu rõ bản chất của thị trường, các kênh marketing, xu hướng đang thịnh hành rồi đưa ra thang dự đoán chỉ số marketing cụ thể, trong đó bao gồm cả chỉ số ROAS.
Đôi khi không phải ROAS <1 là kém và cần dừng ngay hoạt động hoặc ngừng cả việc marketing trên kênh đó. Và cũng có trường hợp dù ROAS > 1 hoặc thậm chí >2 hay > 4 cũng không hẳn là tốt. Bởi như đã nói điều này phụ thuộc vào mục tiêu doanh nghiệp đang hướng tới là gì? Muốn sử dụng ngân sách và kênh truyền thông đó để thu được điều gì? Có lúc thứ doanh nghiệp cần không phải là Revenue (doanh thu) mà có thể là Engagement (hoạt động của khách hàng) hay lượng view, App Install,…
3 yếu tố cần cân nhắc khi tính chỉ số ROAS
Một chiến dịch quảng cáo phát sinh khá nhiều chi phí chứ không phải chỉ riêng chi phí niêm yết. Do đó nếu cần tính toán chi phí thực sự khi chạy chiến dịch quảng cáo cần cân nhắc đến một số yếu tố như:
Chi phí cho nhà cung cấp
Một số trường hợp doanh nghiệp phải trả phí hoặc hoa hồng cho bên đối tác, nhà cung cấp đã hỗ trợ cấp kênh truyền thông. Cần phải tính cả chi phí dành cho nhân viên quảng cáo như tiền lương hay các chi phí liên quan. Nếu như bỏ qua hoặc không tính chi phí này chính xác, ROAS sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả của việc tiếp thị.
Hoa hồng cần chi trả
Khi thực hiện chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp cũng phải trả phần trăm hoa hồng cho các chi nhánh hay phí giao dịch mạng.
Số lần nhấp, số lần hiển thị
Một số chỉ số khác như: chi phí trên mỗi lượt click, tổng số lượt click, chi phí trung bình trên 1000 lần hiển thị hay số lần hiển thị thực sự của việc trả phí.
>>> Xem thêm: Quảng cáo Google Shopping là gì? Hướng dẫn cách tạo và tối ưu hóa
So sánh chỉ số ROAS với ROI
Có thể nói rằng chiến dịch quảng cáo là chi phí không phải là khoản đầu tư bởi các khoản đầu tư thường sẽ tạo ra giá trị lâu dài.
ROAS được dùng để tính toán lợi nhuận từ chiến dịch quảng cáo cụ thể, thông thường chỉ xét tới chi phí quảng cáo và đưa ra thông tin tổng quan về kết quả của chiến dịch cụ thể.
Trong khi đó ROI mang ý nghĩa bao quát hơn, ví dụ chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp có hiệu quả không. Đặc biệt ROI bị chi phối bởi một số chi phí khác như chi phí lao động hay chi phí thực hiện đơn hàng cho doanh nghiệp Thương mại điện tử.
Chỉ số ROAS mang tính đo lường ngắn hạn còn chỉ số ROI sẽ đo lường dài hạn.
Khi triển khai chiến dịch, doanh nghiệp nên đo lường cả ROAS và ROI. ROAS sẽ giúp bạn biết chính xác doanh thu là bao nhiêu còn ROI sẽ thể hiện những thông tin cụ thể và chiến dịch có ý nghĩa dài hạn như thế nào với mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguyên nhân khiến ROAS thấp
Trong trường hợp chỉ số ROAS thấp, nguyên nhân có thể là do:
Sai số liệu
Nếu như số liệu bị sai thì các thao tác tối ưu chỉ số ROAS đều trở nên vô nghĩa. Do đó cần kiểm tra kỹ dữ liệu, các chi phí liên quan, doanh thu nhận được xem đã chính xác chưa.
Chi phí quảng cáo tăng
Công thức tính ROAS = Revenue / Cost. Vì thế nếu như chi phí tăng ROAS sẽ giảm, khi ấy cần phải tìm nguyên nhân vì sao chi phí tăng (Cost = CPM*Impression/1000). Chi phí tăng là do CPM tăng, CPM lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Competitors Market, Audience, Ads Score.
Việc bạn chọn kênh quảng cáo nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến chỉ số ROAS, tức là có nhiều chỉ số ảnh hưởng đến ROAS chứ không chỉ riêng các chỉ số trên.
>>> Xem thêm: Tại sao quảng cáo Google không hiển thị? Nguyên nhân và cách khắc phục
Doanh thu giảm
Xem lại công thức tính chỉ số ROAS = Revenue / Cost
Trong đó:
Revenue = Order*AOV = Impression*CTR*CR*AOV
Vì thế khi chỉ số ROAS giảm sẽ ảnh hưởng tới 4 chỉ số:
- Impression: Liên quan tới Budget và CPM
- CTR: Liên quan tới Creative Ads
- CR: Liên quan tới Promotion, Product/ Service, Trải nghiệm người dùng
- AOV – Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi promotion, chiến lược up sale từ phía doanh nghiệp
3 cách tối ưu chỉ số ROAS cho doanh nghiệp
Chỉ số ROAS thấp là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Chính vì vậy khi gặp phải hiện tượng này cần có biện pháp tối ưu, cải thiện. Có thể áp dụng các giải pháp sau đây để tăng chỉ số ROAS cho doanh nghiệp:
Tối ưu từ khóa
Từ khóa hiển thị chính là cách mà các nhà quảng cáo sử dụng nhằm xác định rõ nhu cầu của khách hàng. Cho nên nếu như lựa chọn và sử dụng các từ khóa không hướng đúng nhu cầu của khách hàng sẽ làm CPC và CPA tăng lên. Do vậy hãy nghiên cứu và tìm các từ khóa rồi thêm vào mục phủ định sau đó mới khởi động chiến dịch.
Cải thiện mẫu quảng cáo
Mẫu quảng cáo ấn tượng, hấp dẫn mới có thể khiến khách hàng lưu ý đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu bạn thấy chỉ số ROAS thấp đừng bỏ qua mẫu quảng cáo, hãy chú ý tới yếu tố này đầu tiên và tối ưu lại.
Bạn có thể tối ưu mẫu quảng cáo bằng nhiều cách nhưng nên trung thực và rõ ràng. Cần tránh PR sản phẩm một cách quá đà, để thuyết phục khách hàng hãy đưa vào những con số cụ thể, nội dung thuyết phục thay vì các thông tin chung chung như: rất nhiều, số lượng lớn, vô số,…
Cần phải luôn nhớ rằng mẫu quảng cáo có lôi cuốn thì mới khiến khách hàng chú ý do vậy nên sử dụng những câu hỏi để gợi tính tò mò hoặc sử dụng hình ảnh hấp dẫn, thêm các CTA trong mẫu quảng cáo.
Tối ưu lại trang đích
Trang web của doanh nghiệp được nhiều người ví vui như “chốt chặn” cuối cùng để khách hàng quyết định xem có mua và dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không. Các nội dung trên website phải thật sự hấp dẫn, thuyết phục khách hàng. Hơn nữa phải làm sao để họ có thể dễ dàng đặt hàng nhanh chóng và thuận tiện dù sử dụng điện thoại hay máy tính. Bởi vậy doanh nghiệp cần tối ưu trang đích thật kỹ, có thể tạo landing page cho mỗi nhóm quảng cáo, hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể để đạt hiệu quả cao.
>>> Xem thêm: Agency quảng cáo là gì? Top 11 Agency quảng cáo hàng đầu Việt Nam
Tối ưu Mobile Friendly, Page Speech
Mobile Friendly là mức độ thân thiện của website với thiết bị di động của người dùng. Hiện nay khách hàng phần lớn sử dụng và thao tác trên di động, điều này thậm chí thường xuyên và liên tục hơn cả máy tính. Chính vì thế việc tối ưu Mobile Friendly là hoạt động thiết yếu để kéo doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn.
Ngoài ra cần kiểm tra kỹ xem trang của doanh nghiệp có đang hiển thị khoa học và thân thiện với người dùng trên điện thoại không. Nếu phát hiện phần nào đó bị mất hay chồng chéo lên nhau cần tối ưu ngay để người dùng có những trải nghiệm và ấn tượng tốt nhất.
Page Speech – tốc độ tải trang cũng là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến cảm nhận của người dùng. Theo nhiều thống kê cho thấy những trang web có tốc độ tải chậm hơn 3 giây có tỷ lệ thoát trang rất lớn. Muốn cải thiện tốc độ tải trang cần giảm dung lượng website. Doanh nghiệp có thể tối ưu lại hình ảnh với dung lượng thấp hơn, lựa chọn các định dạng hỗ trợ cho trình duyệt. Ngoài ra có thể tối ưu, can thiệp vào code web để mang đến những hiệu quả rõ ràng, nhận được những phản hồi chính xác và thiết thực hơn.
Chỉ số ROAS được đánh giá là thước đo mức độ hiệu quả chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số, được mọi doanh nghiệp quan tâm. Chính vì thế việc kiểm soát, đánh giá và cải thiện ROAS thường xuyên mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích tích cực, được thể hiện qua doanh thu.
>>> Xem thêm: Quảng cáo Google Shopping là gì? Hướng dẫn cách tạo và tối ưu hóa
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp các marketer và doanh nghiệp hiểu rõ chỉ số ROAS là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này. Để tối ưu lợi nhuận, giảm rủi ro cho mỗi chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chỉ số này để có chiến lược thay đổi phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra để tham khảo thêm những thông tin thú vị về Marketing, việc làm ngành Marketing hay Digital Marketing đừng quên theo dõi Blog Marketing thường xuyên nhé.