Apple, Nike hay Louis Vuitton có điểm chung đều là những thương hiệu lớn. Mỗi một sản phẩm ra mắt đều khiến người tiêu dùng khát khao có được nó một cách nhanh nhất. Vậy điều gì khiến những ông lớn này đạt được thành công như ngày hôm nay? Phần lớn là nhờ công sức của Brand Manager. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu xem Brand Manager là ai? Công việc của họ là gì? Có con đường nào thăng tiến trong ngành Brand không?
Brand Manager là gì?
Brand Manager – Nhà quản trị thương hiệu làm việc để quản lý thương hiệu cho công ty. Họ phải đảm bảo rằng thương hiệu đó luôn hiển thị và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Xây dựng chiến lược, triển khai, giám sát các hoạt động quảng bá để thay đổi nhận thức của công chúng về thương hiệu chính là công việc của một Brand Manager. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, muốn làm được điều đó, những công việc mà một Brand Manager đảm nhận còn là thách thức họ phải đối mặt mỗi ngày.
Brand Manager là gì?
Công việc của Brand Manager là gì?
Tùy thuộc vào cách thức vận hành và quy mô của mỗi doanh nghiệp thì công việc của Brand Manager sẽ khác nhau. Tuy nhiên, công việc chung chủ yếu của vị trí này là:
- Nghiên cứu, phân tích thị trường, đối thủ, khách hàng,.. từ đó lập kế hoạch chiến lược thương hiệu: thiết lập phong cách thương hiệu, tầm nhìn, giá trị trong ngắn hạn và dài hạn.
- Phối hợp các bên liên quan thực hiện các hoạt động truyền thông trên đa nền tảng online và offline.
- Quản lý ngân sách thực hiện thông qua phân tích và dự toán doanh thu của thương hiệu bởi các hoạt động kinh doanh.
- Làm việc với khách hàng, nhà đầu tư, các công ty truyền thông quảng cáo để marketing thương hiệu được hiệu quả.
- Thực hiện quản lý thương hiệu: phân tích dữ liệu; theo dõi tình hình tài chính, ngân sách; giám sát quá trình thực hiện các kế hoạch để báo cáo với ban lãnh đạo.
- Đo lường và báo cáo hiệu suất của tất cả các chiến dịch, đồng thời đánh giá ROI và KPI. Từ đó đưa ra các phương án giải quyết.
Công việc của một Brand Manager
Yêu cầu công việc đối với Brand Manager là gì?
Kinh nghiệm và kỹ năng chính là những gì các nhà tuyển dụng Brand Manager thường tìm kiếm. Vậy những kỹ năng, kinh nghiệm đó thế nào?
Tầm nhìn: Một Brand Manager giỏi là người có tầm nhìn xa để định hướng được các chiến lược thúc đẩy phát triển thương hiệu theo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Chuyên môn: Brand Manager cần có chuyên môn, kiến thức về Marketing và cả Branding. Lên kế hoạch và phải luôn có những chiến lược dự phòng hàng năm để có thể giải quyết các vấn đề có thể xảy ra. Từ đó chứng tỏ chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn của mình.
Kỹ năng: Là một Brand Manager bạn phải có nhiều kỹ năng bổ trợ nhau như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng đàm phán, thuyết phục.
Tư duy: Với khối công việc đồ sộ, nhiều áp lực, khả năng tư duy của một Brand Manager lại càng phải nhạy bén. Đặc biệt phải đối mặt với các tình huống phải ra quyết định ngay. Ngoài ra, tư duy nhạy bén của Brand Manager cũng phải linh hoạt để thích nghi với xu thế biến đổi không ngừng nghỉ của thị trường.
Con đường thăng tiến ngành Brand
Con đường nào thăng tiến trong ngành Brand?
Như đã đề cập, ngành Brand là một trong những nhánh nhỏ của Marketing. Vì thế, con đường thăng tiến ngành Brand sẽ bắt nguồn từ các vị trí nhỏ nhất của Marketing. Cụ thể:
Thực tập sinh Marketing
Yêu cầu kinh nghiệm từ 0 – 2 năm
Đây là vị trí khi bạn mới ra trường sẽ bắt đầu làm việc. Công việc: theo dõi và báo cáo hoạt động Marketing. Không nhất thiết ai cũng phải làm từ vị trí này vì một số bạn tài năng, có đủ tố chất có thể vượt qua được vòng thi tuyển dụng thực tập sinh mà lên làm nhân viên của những tập đoàn lớn.
Nhân viên Marketing / Trợ lý Trưởng nhãn hàng
Yêu cầu kinh nghiệm: 1 – 2 năm
Sau 1-2 năm khi đã tích lũy được các công việc cơ bản một Marketing phải làm gì thì tùy vào khả năng và trình độ, bạn có thể trở thành nhân viên Marketing chính thức hoặc trợ lý Trưởng nhãn hàng. Tại vị trí này, các bạn sẽ được thực thi và giám sát các dự án nhỏ và riêng lẻ.
Quản trị thương hiệu/ nhãn hàng
Yêu cầu kinh nghiệm: Tối thiểu 3 năm
Ở vị trí này, bạn gần như đã nắm trong lòng bàn tay về việc định hướng thương hiệu, lập kế hoạch, quản lý, giám sát. Việc thực thi hoạt động kinh doanh nhãn hàng vẫn được sát sao nhưng sẽ dành cho các bạn trẻ trong đội nhóm.
Trưởng nhãn hàng cấp cao / Trưởng ngành hàng
Yêu cầu kinh nghiệm: 5 – 7 năm
Càng lên cao thì càng phải chứng minh được năng lực bằng sự tăng trưởng của nhãn hàng hằng năm. Tùy theo chế độ mỗi công ty mà các bạn sẽ được cân nhắc lên các cấp quản lý cao hơn. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ quản lý nhiều nhãn hàng hơn và cuối cùng là quản lý tất cả các ngành hàng của doanh nghiệp.
Giám đốc Marketing
Yêu cầu kinh nghiệm: 9 – 10 năm
Tương tự Trưởng ngành hàng, sự thành công của ngành hàng sẽ đưa bạn lên vị trí Giám đốc Marketing, CMO. Tại vị trí này, quản lý các hoạt động Marketing và định hướng chiến lược cho công ty là những công việc bạn phải đảm nhận. Trách nhiệm cũng nặng hơn.
Tạm kết:
Bài viết đã giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn về Brand Manager là gì và con đường thăng tiến trong ngành Brand. Hy vọng bạn sẽ tự tin và quyết tâm hơn để tiến tới vị trí Brand Manager trong tương lai! Chúc bạn thành công.