Marketing làm những gì? Nghề Marketing có vất vả không?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Thế giới hiện đại cùng thời buổi công nghệ phát triển kéo theo sự tăng vọt của quảng cáo. Trung bình mỗi ngày, chúng ta sẽ tiếp cận khoảng 10.000 thông điệp quảng cáo khác nhau. Đối với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường Marketing, việc gây được sự chú ý hay không có thể là yếu tố quyết định sống còn của doanh nghiệp. Vậy Marketing là gì và nghề Marketing làm những gì, hãy cùng viecmarketing.com đi tìm hiểu nhé!

Marketing là gì?

Marketing hiểu một cách đơn giản nghĩa là tiếp thị, nghĩa là tất cả những việc bạn cần làm để thu hút khách hàng và xây dựng nhận diện thương hiệu.

Marketing nghĩa là tiếp thị.
Marketing nghĩa là tiếp thị.

Ngành Marketing là gì? 

Marketing là chuyên ngành liên quan truyền thông, quảng bá được đào tạo tại các trường đại học/ cao đẳng. Ngành học về nghiên cứu thị trường,  nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cũng như phân tích hành vi người tiêu dùng. Từ đó vạch ra chiến lược nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng, …

Marketing làm gì? Công việc marketing là gì?

Đối với các market, các công việc Marketing phải được làm thường xuyên và định kỳ là:

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường hay còn gọi là Market Research mô tả hoạt động thu thập những thông tin liên quan đến thị trường từ dữ liệu thu được khi phân tích. Marketing làm những gì khi nghiên cứu thị trường và lợi ích:

  • Giảm được những rủi ro khi phải quyết định do có sự cân nhắc.
  • Hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường cũng như đối thủ.
  • Tìm kiếm các thị trường mới, thị trường phù hợp.
  • Nắm bắt và xác định được điểm mạnh, điểm yếu, từ đó dự đoán trước hiệu quả.
  • Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.

Phân tích cạnh tranh

Marketing làm những gì khi nghiên cứu về cạnh tranh cũng như đối thủ, điều này có lợi ích gì?  Hãy trả lời một số câu hỏi để biết bạn cần phân tích những gì:

  • Ai đang cạnh tranh trực tiếp về dòng sản phẩm? 
  • Điểm mạnh của đối thủ là gì?
  • Điểm yếu của đối thủ là gì?
  • Các đối thủ quảng bá trên nền tảng nào?
  • Những điều có thể học hỏi từ thành công và thất bại của họ?

Từ những câu hỏi trên có thể tìm được cách phản ứng, kế hoạch đối phó và cách chiến thắng đơn hàng cạnh tranh cùng đối thủ.

Nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng

Marketing làm những gì để phân tích hành vi mua hàng của khách hàng? Phân tích quá trình mua hàng của khách hàng và đúc kết được 5 giai đoạn. 

Ví dụ: Đặt bản thân bạn vào một khách hàng cần mua đầm dự tiệc.

  • Giai đoạn đầu:phát sinh nhu cầu – đó là lý do bạn muốn mua chiếc đầm dạ hội.
  • Tìm kiếm thông tin: trên kinh nghiệm bản thân, đề xuất của bạn bè, người thân, hoặc tìm kiếm trên mạng.
  • So sánh đánh giá các shop: về chất lượng, mẫu mã, giá cả.
  • Mua hàng: giai đoạn dẫn đến quyết định mua.
  • Hành vi sau mua: hài lòng hay không? Có thể mua lần nữa không? Có giới thiệu cho người khác như khách hàng mới không? 

Đề xuất và xây dựng chiến lược marketing cho các nhóm khách hàng khác nhau

Với khách hàng ở phân khúc thấp và trung bình, giá cả sẽ là điểm cạnh tranh để đánh vào, với khách hàng phân khúc cao hơn, chất lượng được ưu tiên hàng đầu. Tùy vào từng đối tượng khách hàng mà có những chiến thuật Marketing khác nhau.

Marketer là những nhà chiến lược tài ba.
Marketer là những nhà chiến lược tài ba.

Tạo thiết kế sản phẩm mới, nâng cấp sản phẩm cũ

Marketing làm những gì khi muốn thiết kế sản phẩm mới? Không ngừng khảo sát, phân tích thị trường để nắm bắt xu hướng, thị hiếu của khách hàng và tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng. Những sản phẩm đã lỗi thời và không còn phù hợp với nhu cầu hiện đại của người dùng sẽ rất khó để được tiêu thụ.

Hơn thế việc đa dạng chủng loại sản phẩm để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Mặt khác, mỗi phân khúc khách hàng có thể có những lựa chọn và sở thích khác nhau, nên việc đa dạng sản phẩm sẽ giúp việc bán hàng phát triển hơn.

Xây dựng các chương trình giảm giá, các chính sách giá 

Marketing làm những gì khi muốn xây dựng các chiến dịch về giá. Xây dựng các chương trình promotion, tri ân dành cho khách hàng vip, các chiến dịch giảm giá, các chương trình khuyến mãi cho sản phẩm để thu hút khách hàng. Có thể là cho tặng một dịch vụ free nào đó, có thể mang đến cho khách hàng cảm giác có lợi.

Đề xuất và quản lý các kênh phân phối

Các kênh phân phối phù hợp với chiến lược Marketing sẽ giúp quảng bá sản phẩm tốt hơn. Việc lựa chọn kênh phân phối cũng rất quan trọng trong việc bán hàng.

Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng

Marketing làm những gì khi muốn tạo dựng quan hệ cùng khách hàng? Những chương trình hậu mãi và chăm sóc khách hàng sẽ giúp giữ quan hệ với khách hàng cũng như thúc đẩy việc mua hàng lần nữa nếu khách hàng hài lòng.

Đánh giá, phân tích hiệu quả các hoạt động Marketing, lập báo cáo.

Việc đánh giá hiệu quả sẽ giúp tối ưu hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Marketer sẽ biết nên chú trọng kênh nào, chiến dịch nào để quảng bá sản phẩm tốt nhất.

Làm Marketing có vất vả không?

Nếu bạn muốn một công việc nhàm chán và nhàn hạ thì nghề Marketing không dành cho bạn. Mọi công việc đều đòi hỏi sự cố gắng nếu muốn đạt được thành công. Marketing cũng thế, nếu bạn muốn trở thành một Marketer tài năng, bạn luôn phải nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, học tập kinh nghiệm trong công việc để giỏi hơn. Bạn cũng cần khả năng tư duy tốt, vì bạn là người đề ra những chiến lược quảng bá quyết định sống còn của doanh nghiệp.

Marketing là một công việc không dành cho những người thụ động.
Marketing là một công việc không dành cho những người thụ động.

Kết

Marketing là một cuộc chạy đua vô hạn, nếu bạn xác định theo nghề này, hãy luôn mang tư tưởng của một chiến binh. Dù vậy Marketing thật sự là một công việc rất thú vị. Nếu bạn thật sự đam mê nghề Marketing, đừng ngần ngại theo đuổi nhé, chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *