Học truyền thông, làm việc trong lĩnh vực truyền thông có nhất thiết phải biết tiếng Anh hay không? Tiếng Anh có vai trò gì và mở ra những cơ hội gì? Cùng theo dõi bài viết sau của Viecmarketing.com để hiểu hơn về tầm quan trọng của tiếng Anh trong truyền thông nhé!
Tầm quan trọng của tiếng Anh với người làm truyền thông là gì?
Tiếng Anh đã và đang can thiệp vào rất nhiều lĩnh vực công việc khác nhau. Truyền thông cũng không ngoại lệ. Dưới đây là 3 lợi ích mà người làm truyền thông có được khi biết tiếng Anh:
Đa dạng hóa góc nhìn
Tiếng Anh mang đến cho bạn cơ hội tiếp cận với nhiều con người, đất nước, nhiều nền văn hóa, v.vv khác nhau. Từ đó góc nhìn của bạn sẽ trở nên phong phú hơn. Các chất liệu bạn đưa vào nội dung hay hình ảnh truyền thông cũng khác biệt và cởi mở hơn.
Đặc thù của ngành truyền thông là bạn luôn phải tìm kiếm, góp nhặt chất liệu để truyền tải các thông điệp một cách mới mẻ và độc đáo nhất. Có như vậy thông tin bạn mang đến mới thu hút và dễ đi vào trí nhớ của người đọc. Nếu không có tiếng Anh, bạn sẽ bị giới hạn góc nhìn trong khuôn khổ văn hóa và con người Việt Nam. Bạn khó có cơ hội thấu hiểu những góc nhìn khác nhau trên thế giới.
>> Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Bản Mô Tả Chi Tiết Công Việc Chuyên Viên Truyền Thông
Nâng cao chuyên môn
Tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc nâng cao hiểu biết, kiến thức chuyên môn cho những người làm truyền thông là điều dễ dàng nhận thấy. Chẳng hạn như:
- Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu lớn trên thế giới đều được công bố bằng tiếng Anh. Có rất ít tài liệu được dịch sang tiếng Việt. Ngay cả khi được chuyên gia dịch sang tiếng Việt, độ chính xác của các tài liệu cũng không đạt đến 90%. Vì vậy nếu không biết tiếng Anh, bạn sẽ không thể tiếp cận được với nguồn kiến thức cực kỳ đa dạng và chất lượng này.
- Muốn đi du học, tham gia các khóa học, hội thảo của các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới, bạn cũng cần biết tiếng Anh. Các khóa học và buổi hội thảo quốc tế là cơ hội tốt để bạn bổ sung các kiến thức mới về truyền thông.
- Biết tiếng Anh giúp bạn có cơ hội được trò chuyện, làm việc với nhiều người giỏi trong lĩnh vực truyền thông. Những mối quan hệ ấy sẽ khiến bạn được mở mang kiến thức, có nhiều lời khuyên hữu ích trong công việc.
Mở rộng cơ hội việc làm
Hiện nay đang có ngày càng nhiều công ty truyền thông quốc tế hợp tác với Việt Nam. Bên cạnh đó, các dự án truyền thông của Việt Nam cũng đang hướng đến mục tiêu vươn tầm quốc tế. Bạn sở hữu khả năng tiếng Anh càng tốt, cơ hội việc làm của bạn càng đa dạng.
Với những kiến thức chuyên môn về truyền thông cùng khả năng tiếng Anh, bạn có thể đảm nhiệm những công việc cực kỳ chất lượng như:
- Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí quốc tế.
- Phóng viên, biên tập viên thường trú tại nước ngoài.
- Nghiên cứu viên chuyên sâu về truyền thông quốc tế.
- Giảng viên giảng dạy truyền thông đa quốc gia.
- Đại diện thông tin trước báo chí, truyền thông nước ngoài.
Cách cải thiện khả năng tiếng Anh trong lĩnh vực truyền thông
Sau khi tìm hiểu tầm quan trọng của tiếng Anh trong lĩnh vực truyền thông, hẳn bạn sẽ muốn tìm cách cải thiện khả năng tiếng Anh của mình. Sau đây là 5 phương pháp hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng:
Bổ sung các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành truyền thông
Trước tiên, bạn cần nắm được một số từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành truyền thông phổ biến. Mục đích là phục vụ cho công việc và tra cứu tài liệu. Một số từ ngữ thường gặp gồm:
- Media: Truyền thông (hoặc chỉ các phương tiện truyền thông nói chung: Báo, đài, tivi, mạng xã hội)
- Print Media: Phương tiện truyền thông in ấn (Bao gồm: Báo giấy, chí, tờ rơi, bảng hiệu, v.vv)
- Advertisement (Ads): Tin quảng cáo
- Commercial: Quảng cáo thương mại
- Breaking news: Tin tức mới nhất, nóng hổi
- Live broadcast: Phát sóng trực tiếp
- Paparazzi: Phóng viên săn ảnh
- Host: Dẫn chương trình
- Eyewitness: Nhân chứng
- Freedom of speech: Tự do ngôn luận
- Libel: Bài viết có nội dung phỉ báng
- Slander: Ngôn ngữ, lời lẽ mang tính bôi nhọ.
>> Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Hạn Chế Và Lợi Ích Của Social Media Đối Với Doanh Nghiệp
Đọc các bài viết, dự án truyền thông bằng tiếng Anh
Đọc các nội dung truyền thông bằng tiếng Anh vừa giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh, vừa có thông tin về truyền thông thế giới. Đối với những bạn chưa có trình độ tiếng Anh cao, đọc báo sẽ giúp bạn tiếp nhận thông tin dễ dàng, nhanh chóng hơn đọc các tài liệu học thuật.
Các nội dung này bạn có thể tìm kiếm miễn phí trên Internet. Chỉ cần gõ những từ khóa bằng tiếng Anh lên thanh tìm kiếm, bạn đã có thể đọc được hàng nghìn bài báo viết về lĩnh vực bạn quan tâm.
Tích cực tham gia các dự án truyền thông bằng tiếng Anh
Khi đã có vốn tiếng Anh nhất định, hãy tìm cách ứng dụng chúng trong môi trường thực tế. Cách tốt nhận là nhận hoặc hợp tác, hỗ trợ các dự án bằng tiếng Anh. Bước đầu bạn có thể thấy khá khó khăn nhưng môi trường chính là yếu tố giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh một cách nhanh nhất.
Tham gia các khóa học tiếng Anh ngành truyền thông
Có rất nhiều người đã đã đi làm một thời gian nhưng vẫn có nhu cầu học thêm tiếng Anh để bắt kịp với xu thế phát triển. Vì vậy, không ít khóa học online, khóa học ngắn hạn đã ra đời. Đây là những khóa học rất thiết thực. Chúng vừa giúp bạn trau dồi khả năng tiếng Anh, vừa mở rộng các mối quan hệ trong ngành.
Học chuyên ngành Truyền thông quốc tế tại các trường Đại học
Cuối cùng, bạn có thể chọn cách tham gia học Đại học khoa truyền thông quốc tế để bổ sung kỹ năng tiếng Anh của mình. Với kiến thức bài bản, học tập chủ yếu bằng tiếng Anh, sau khi tốt nghiệp lại sở hữu một tấm bằng có giá trị, bạn nhất định sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển tốt hơn trong lĩnh vực truyền thông.
Như vậy, bài viết đã nêu rõ tầm quan trọng của tiếng Anh đối với người làm truyền thông. Bên cạnh đó đã chỉ cho bạn 3 cách hiệu quả nhất để cải thiện khả năng tiếng Anh. Chỉ cần kiên trì rèn luyện, bạn sẽ sớm sử dụng tiếng Anh trong công việc một cách thành thạo.
Để đọc thêm các bài viết hữu ích khác, hãy truy cập ngay mục Chia sẻ kinh nghiệm của Viecmarketing.com. Ngoài ra, TopCV.vn còn có hàng ngàn việc làm truyền thông bằng tiếng Anh hấp dẫn cho bạn thử sức. Chần chờ gì nữa, truy cập và tìm hiểu ngay!
>> Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Viết Các Kỹ Năng Trong CV Bằng Tiếng Anh