Digital marketing là một khái niệm dần phổ biến đối với các bạn theo nghề Marketing. Những chuyên viên Digital marketing được yêu cầu kiến thức chuyên sâu về công nghệ và internet.
Nếu bạn đang muốn thử sức với ngành này, hãy cùng viecmarketing.com tìm hiểu chuyên viên Digital marketing là gì cũng như thu nhập của nghề này.
Tìm hiểu về các khái niệm liên quan ngành Digital marketing.
Digital marketing là gì?
Digital marketing là một mảng thuộc ngành Marketing mà ngoài những yêu cầu cơ bản về kiến thức Marketing, bạn được yêu cầu kiến thức chuyên sâu hơn về marketing bằng công nghệ, internet.
Ngành Digital marketing làm marketing qua các kênh kỹ thuật số.
Digital marketing sử dụng internet làm công cụ thực hiện các hoạt động Marketing. Những hoạt động quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ sẽ được thực hiện trên nền tảng internet.
Digital chú trọng 03 yếu tố:
- Sử dụng nền tảng kỹ thuật số.
- Tiếp cận và tìm kiếm khách hàng trong môi trường kỹ thuật số.
- Triển khai các công việc marketing sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số.
Định nghĩa chuyên viên Digital marketing là gì?
Chuyên viên Digital marketing là người làm công việc tiếp thị, quảng bá qua các kênh digital. Công việc chủ yếu là từ các kênh digital tạo ra lead và xây dựng nhận diện thương hiệu (brand awareness). Chuyên viên Digital marketing cũng sẽ dùng các tools để đo lường hiệu quả các kênh, từ đó đánh giá lượng leads và traffic thu về, tìm cách cải thiện chất lượng nhằm mục đích thu về nhiều leads chất lượng hơn.
Các nền tảng được ưa chuộng của chuyên viên Digital marketing là gì?
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, có rất nhiều kênh và nền tảng để có thể triển khai hoạt động Marketing. Một số nền tảng, kênh phổ biến hay được các chuyên viên Digital marketing sử dụng là gì, chúng tôi có một số đề xuất như:
- Website.
- Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo, LinkedIn, Twitter, TikTok, Zalo OA,…
- Các kênh tìm kiếm: Google, Cốc Cốc,…
- Facebook Ads.
- Google Ads.
- Email marketing.
Các kênh chính được sử dụng bởi chuyên viên Digital marketing là gì?
Digital online marketing
Gắn liền với các hoạt động quảng bá trên internet, các kênh kỹ thuật số.
SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và giúp website của bạn tăng hạng, nằm trên vị trí top tìm kiếm. Từ đó có thể có được lượng traffic truy cập vào website nhiều hơn.
Email marketing
Sử dụng email marketing như một công cụ để trao đổi, tương tác và giữ liên lạc với khách hàng. Thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng định kỳ, gửi tin tức về sản phẩm, dịch vụ, các promotions hay các chương trình khuyến mãi, một newsletter quảng bá về sản phẩm mới sắp ra mắt, các tài liệu hay về sản phẩm, hay chỉ đơn giản là email chúc mừng những dịp lễ tết, thăm hỏi.
Content Marketing
Sáng tạo và sử dụng nội dung để update trên các kênh digital nhằm mục đích PR, quảng bá và tăng nhận diện thương hiệu.
SEM
Đưa website lên top tìm kiếm bằng cách trả tiền đấu thầu từ khóa.
SMM -Social media marketing
Sử dụng sức mạnh truyền thông và lan tỏa từ các mạng xã hội để thực hiện công việc marketing. Các mạng xã hội là nơi thu hút số lượng lớn lead và traffic, góp phần tìm kiếm khách hàng mới cũng như tăng nhận diện thương hiệu. Một số mạng xã hội thông dụng như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Tiktok,…
PPC – Pay per click
Một hình thức quảng cáo trả phí dựa vào số lượt click vào website của bạn.
Digital offline marketing
Là kênh tiếp thị kỹ thuật số không sử dụng internet như: Tivi, màn hình led, biển quảng cáo kỹ thuật số (trong nhà hoặc ngoài trời).
Công việc của chuyên viên Digital marketing là gì?
- Tối ưu hóa SEO, SEM để giúp website xuất hiện trong top đầu các kênh tìm kiếm.
- Quản lý, cập nhật bộ từ khóa và điều hướng quảng cáo digital.
- Xây dựng chiến lược PR trên các kênh digital.
- Giám sát chi phí quảng cáo cho các kênh digital.
- Chạy Facebook Ads và Google Ads.
- Tìm kiếm các kênh online, mạng xã hội tiềm năng để triển khai hoạt động Marketing.
- Triển khai Email marketing để thực hiện chăm sóc khách hàng.
- Phối hợp cùng Content Marketing tạo ra content chất lượng nhằm mục đích thu hút khách hàng.
- Nắm bắt insight của khách hàng để tìm ra những kênh digital hoạt động Marketing hiệu quả nhất.
- Sử dụng các tools để phân tích data như traffic về website, leads để đánh giá các kênh, tìm biện pháp tối ưu.
- Mang về lượng traffic, lead chất lượng cho doanh nghiệp.
- Đo lường hiệu quả tỷ lệ chuyển đổi số từ lead đến đơn hàng.
- Đề xuất các chiến lược, hoạt động truyền thông khác để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Yếu tố quyết định thu nhập của chuyên viên Digital marketing là gì? Lương của Digital marketing bao nhiêu?
Nhìn chung, mức thu nhập của chuyên viên Digital marketing khá tốt nếu bạn đã có kinh nghiệm hoặc nắm giữ vị trí Trưởng bộ phận.
Một nhân viên Digital marketing có kinh nghiệm sẽ được đề xuất mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng.
Với vị trí quản lý cấp cao hoặc Trưởng bộ phận, mức lương có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu. Mức lương đều tùy thuộc vào năng lực làm việc cũng như kinh nghiệm.
Với những bạn là newbies – người mới của nghề hoặc sinh viên mới ra trường, các bạn chắc sẽ bâng khuâng về mức lương chuyên viên Digital marketing là bao nhiêu? Thông thường, mức lương của bạn sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Bạn có tự hỏi mục tiêu của bạn giai đoạn này với công việc chuyên viên Digital marketing là gì? Ở giai đoạn này, bạn nên cố gắng học tập và trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc để dần đạt mức lương cao hơn.
Tóm lại, đây là một ngành nghề có thu nhập rất tốt, chỉ cần bạn trang bị đủ kinh nghiệm và kỹ năng. Nếu bạn có đam mê với ngành Digital marketing hãy thử sức với ngành này nhé. Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những lưu ý về công việc chuyên viên Digital marketing, hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn.