Nền kinh tế phát triển, thị trường cạnh tranh sản phẩm dịch vụ ngày càng khốc liệt, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu của họ. Các doanh nghiệp luôn đặt ra câu hỏi làm sao tiếp thị và bán được nhiều sản phẩm, duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng, đồng thời tìm nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, phòng marketing ra đời. Vậy phòng marketing làm gì? Và Chức năng như thế nào? Cùng viecmarketing.com tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Marketing và phòng marketing là gì?
Trước khi tìm hiểu phòng marketing làm gì, hãy tìm hiểu qua về khái niệm marketing và khái niệm phòng marketing.
Marketing là gì?
Marketing là hệ thống tổng thể các hoạt động của một tổ chức về hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Marketing còn được gọi là tiếp thị, được ví như nghệ thuật bán hàng, nhưng mục đích của hoạt động marketing không phải là bán sản phẩm, mà mục đích của marketing là làm sao biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt, sao cho sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng đó, từ đó bán được sản phẩm.
>>>Xem thêm: Phòng Marketing Gồm Những Bộ Phận Nào? Bật Mí Những Sự Thật Có Thể Bạn Chưa Biết
Phòng Marketing là gì?
Phòng Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu của khách hàng. Phòng marketing sẽ hoạch định chiến lược, tiếp thị và thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận thu được.
Do đó, Phòng Marketing hay hoạt động Marketing là một yếu tố quan trọng xác định sự thành công của doanh nghiệp.
Phòng Marketing làm gì?
Những công việc sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi phòng marketing làm gì:
- Phòng Marketing là bộ phận đưa khách hàng tiếp cận với sản phẩm qua phương tiện online và offline để giới thiệu tính năng, đặc điểm của sản phẩm của doanh nghiệp.
- Sau khi thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp, khi khách hàng đã có nhu cầu với sản phẩm, phòng Marketing có nhiệm vụ tạo lực đẩy cho bộ phận kinh doanh để thúc đẩy việc bán sản phẩm được thuận lợi hơn.
- Phòng Marketing sẽ thực hiện việc quảng bá sản phẩm thiên về tính logic và sáng tạo.
Chức năng và nhiệm vụ quan trọng của Phòng Marketing
Xây dựng, phát triển thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp luôn chú ý đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt, tất cả hình ảnh và thông điệp sẽ được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác và hấp dẫn mục đích thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và xây dựng niềm tin với khách hàng.
Để hoàn thành nhiệm vụ này Phòng Marketing sẽ xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng, thiết kế chương trình bảo hành sản phẩm, tham gia tích cực các hoạt động bảo trợ xã hội để quảng bá hình ảnh của thương hiệu và đăng ký chương trình liên quan đến kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường và dự báo các xu hướng
Đây là chức năng nhiệm vụ quan trọng, hiểu rõ về xu hướng và nhu cầu của khách hàng sẽ là chìa khóa để xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả. Phòng Marketing sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: tìm hiểu, thu thập thông tin về giá cả, nhu cầu thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh; phân tích thông tin thu thập được để từ đó lập kế hoạch cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới; đề xuất thiết kế về nhãn hiệu, bao bì mới cho sản phẩm; xây dựng chiến lược để tiếp cận thị trường mới phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing
Đối với sự phát triển của doanh nghiệp, để đạt được những mục tiêu đặt ra cần có chiến lược Marketing đúng và phù hợp. Chiến lược hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng các hoạt động kinh doanh của mình. Nhiệm vụ của Phòng Marketing chính là xây dựng chiến lược Marketing; điều hành, quản lý giám sát quá trình thực hiện; kịp thời thay đổi và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược với cấp trên.
>>>Xem thêm: Account Marketing Là Gì? Những Vị Trí, Kỹ Năng Cần Có Trong Nghề Account
Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
Phòng Marketing sẽ thực hiện nhiệm vụ phân khúc thị trường chia khách hàng thành nhiều nhóm với nhu cầu và đặc tính tương đồng nhất định, từ đó mở rộng thị thị trường và tăng sự đa dạng cho thương hiệu sản phẩm. Sau khi phân khúc khách hàng, phòng Marketing sẽ xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm đúng nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Chiến lược thông minh sẽ nâng cao định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.
Phát triển sản phẩm mới
Xu hướng nhu cầu thị trường ngày càng thay đổi, doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển sẽ cho ra đời sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Phòng Marketing có chức năng nhiệm vụ đưa sản phẩm mới ra thị trường, tối ưu hóa chi phí quảng cáo và tránh được tối thiểu tổn thất cho doanh nghiệp.
Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm
Nhiệm vụ của phòng Marketing là tham mưu chiến lược liên quan đến việc phát triển thương hiệu, kênh phân phối, phát triển thương hiệu, xác định nhóm khách hàng tiềm năng và đưa ra chiens lược sản phẩm mới.
Thiết lập mối quan hệ với truyền thông, báo chí
Truyền thông và báo chí là một đối tác quan trọng trong việc quảng bá và phát triển của sản phẩm. Nhiệm vụ của phòng Marketing là xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên truyền thông và báo chí, đây chính là bước đi thông minh để phát triển và bảo vệ doanh nghiệp của mình.
Tạm kết
Với doanh nghiệp quy mô nhỏ, phòng Marketing thường gộp chung với phòng kinh doanh, bởi vì nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là đẩy mạnh việc đưa sản phẩm đến gần với khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng phòng Marketing có chức năng và nhiệm vụ quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu, vì vậy doanh nghiệp nên đầu tư cho phòng Marketing mới có thể phát triển mạnh mẽ và nắm bắt thành công trong tương lai.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phòng Marketing làm gì và lựa chọn được việc làm phù hợp.
>>>Xem thêm: Trợ Lý Marketing Là Gì? Yêu Cầu Chung Về Kinh Nghiệm Và Kỹ Năng?