phong-marketing-gom-nhung-bo-phan-nao

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Bật mí những sự thật có thể bạn chưa biết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Đây chắc chắn là câu hỏi nhiều bạn quan tâm khi muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing. Một doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô, tính chất công việc và lĩnh vực kinh doanh sẽ có tổ chức cơ cấu phòng ban, nhân sự Marketing khác nhau.

Hãy cùng viecmarketing.com tìm hiểu phòng Marketing gồm những bộ phận nào? trong bài viết “Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Bật mí những sự thật có thể bạn chưa biết” hôm nay.

Phòng Marketing là gì?

Phòng Marketing là bộ phận thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động truyền thông, marketing trong doanh nghiệp. Có thể hiểu rằng, phòng Marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa đặc tính sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, Marketing hay phòng Marketing là một bộ phận không thể thiếu đối với doanh nghiệp muốn thành công trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày nay.

>>>Xem thêm: Tìm Hiểu Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Marketing

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?
Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

Vậy, Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Marketing được chia làm hai loại chính đó là Marketing Client và Marketing Agency. Trong đó:

  • Client là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản  phẩm và dịch vụ cụ thể.
  • Agency là doanh nghiệp chuyên cung cấp, tư vấn các dịch vụ quảng cáo và tiếp thị Marketing. Agency thực chất là doanh nghiệp chuyên đáp ứng yêu cầu về hoạt động Marketing của khách hàng là Client.

Như vậy, Client và Agency có mối quan hệ tương tác mua – bán với nhau.

Phòng Marketing trong doanh nghiệp Client

Phòng Marketing trong doanh nghiệp Client gồm những người nắm rõ kế hoạch Marketing, đưa ra yêu cầu cho Agency, giám sát việc thực thi, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về thương hiệu, việc kinh doanh mà mình phụ trách.

Phòng Marketing trong doanh nghiệp Client gồm 2 bộ phận là Brand Team và Marketing Service. Trong đó:

  • Brand Team là bộ phận phụ trách thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Marketing Service là bộ phận hỗ trợ cho bộ phận Brand Team.

Trong mỗi bộ phận trên đều có Manager, Assistant Manager và Executive/Intern.

>>>Xem thêm: Account Marketing Là Gì? Những Vị Trí, Kỹ Năng Cần Có Trong Nghề Account

 Phòng Marketing trong doanh nghiệp Client đóng vai trò quan trọng
Phòng Marketing trong doanh nghiệp Client đóng vai trò quan trọng

Phòng Marketing trong doanh nghiệp Agency

Có thể hiểu, Agency là doanh nghiệp chuyên cung cấp, tư vấn dịch vụ tiếp thị và quảng cáo. Vì vậy, Agency là doanh nghiệp có hiểu biết rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, chịu trách nhiệm cao và thay đổi mỗi ngày để phù hợp với sự đa dạng thị trường.

Phòng Marketing trong doanh nghiệp Agency gồm 3 bộ phận là Account Planning, Account Management và Creative. Trong đó:

  • Account Planning: là bộ phận có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu và Insight của khách hàng để lập ra kế hoạch định hướng tiếp cận truyền thông hiệu quả nhất và định hướng cho các hoạt động của Creative.
  • Account Management: đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, sẽ lắng nghe thấu hiểu và đánh giá để giúp giải quyết các vấn đề của Client gặp khó khăn. Bộ phận này chính là cầu nối thông tin giữa 2 doanh nghiệp Agency và Client.
  • Creative: là bộ phận chịu trách nhiệm chính sản xuất các sản phẩm được truyền tải ý tưởng trên giấy thành hình ảnh, phim quảng cáo để chạy trên thực thế. Bộ phận này gồm 2 mảng chính là Copywriting(thực hiện nội dung), Design (thực hiện hình ảnh).

Phòng Marketing trong doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp SME được hiểu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đối với doanh nghiệp này, phòng Marketing sẽ phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau, nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí nhân sự.

Phòng Marketing trong doanh nghiệp SME sẽ không được phân chia thành các bộ phận đảm nhận chức năng riêng biệt như 2 loại hình doanh nghiệp trên, thành viên phòng Marketing sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chính sau:

Planning: nghiên cứu thị trường, đưa ra ý tưởng, lập kế hoạch và hoạch định chiến lược truyền thông…

Content: thiết kế hình ảnh, viết lời bình, quay phim và hậu kỳ của video.

Kỹ thuật: chạy quảng cáo, quản lý SMS, Email, tối ưu SEO, thiết kế website…

Booking: diễn đàn, quảng cáo, truyền thông báo chí, KOLs…

Nhiệm vụ chức năng của phòng Marketing

Phòng Marketing sẽ thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

  • Nghiên cứu, phát triển sản phẩm/dịch vụ theo định hướng đã đề ra.
  • Thực hiện nhiệm vụ phát triển và xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng qua dịch vụ chăm sóc khách hàng và tìm hiểu khách hàng tiềm năng.
  • Đưa ra kế hoạch để tham mưu với ban giám đốc Marketing về các sản phẩm và dịch vụ, cũng như đưa ra định hướng cho sản phẩm dịch vụ luôn thay đổi mới mẻ với khách hàng.
  • Tạo mối quan hệ với các phòng ban khác để có sự kết hợp chặt chẽ trong công việc, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Điều hành và quản lý các hoạt động Marketing trong và ngoài doanh nghiệp như Agency là một chiến lược đối tác của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Trợ Lý Marketing Là Gì? Yêu Cầu Chung Về Kinh Nghiệm Và Kỹ Năng?

 Tùy vào doanh nghiệp, phòng Marketing sẽ có những công việc khác nhau
Tùy vào doanh nghiệp, phòng Marketing sẽ có những công việc khác nhau

Tạm kết

Trên thực tế, không có quy định cụ thể nào về việc phân chia bộ phận hay cơ cấu nhân sự trong phòng Marketing. Tùy vào quy mô của doanh nghiệp và hình thức hoạt động của doanh nghiệp mà được phân chia thành các bộ phận khác nhau. 

Thông qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu được thông tin về các bộ phận trong phòng Marketing được vận hành hiện nay tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về Phòng Marketing gồm những bộ phận nào và công việc ra sao.

>>>Xem thêm: B2B Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược B2B Marketing Hiệu Quả

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *