kenh-phan-phoi-la-gi

Kênh phân phối là gì? Cách phát triển kênh phân phối hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Một trong những cầu nối giữa sản phẩm với nhà sản xuất, người tiêu dùng chính là các kênh phân phối. Để thực hiện được các chiến dịch Marketing thành công, doanh nghiệp sẽ cần bám sát vào kênh phân phối của mình. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về kênh phân phối là gì, bài viết dưới đây của Viecmarketing.com sẽ giải đáp giúp bạn.

Những điều cần biết về kênh phân phối là gì?

Bạn cần hiểu về khái niệm của kênh phân phối là gì, chức năng của kênh phân phối là gì. Từ đó sẽ có được những nền tảng ban đầu để vận dụng kênh phân phối trong Marketing, kinh doanh hiệu quả hơn.

Khái niệm kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối – Marketing channel distribution – là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tập hợp các cá nhân, tổ chức có sự phụ thuộc với nhau, họ sẽ là những người tham gia vào quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối được xem là một phần thiết yếu của hoạt động kinh doanh, tạo ra dòng chảy của sản phẩm.

>>>Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Các phân khúc thị trường phổ biến

Tìm hiểu về kênh phân phối là gì?
Tìm hiểu về kênh phân phối là gì?

Các tổ chức, cá nhân khi tham gia và kênh phân phối sẽ được xem là thành viên của kênh. Những thành viên này sẽ nằm giữa khách hàng và nhà sản xuất. Họ cũng có thể được coi là trung gian phân phối. Hiện tại, có những loại trung gian phân phối gồm:

  • Địa lý – môi giới: Phân phối thay mặt nhà sản xuất để bán sản phẩm, không có quyền sở hữu sản phẩm.
  • Nhà phân phối: Phân phối trung gian, chịu trách nhiệm đưa sản phẩm đến các cấp phân phối khác trong hệ thống của họ.
  • Nhà bán buôn: Là trung gian phân phối mua/sở hữu sản phẩm, bán cho các trung gian phân phối khác.
  • Nhà bán lẻ: Là trung gian phân phối, bán trực tiếp cho khách tiêu dùng cuối cùng.

Chức năng của kênh phân phối là gì?

Các kênh phân phối có nhiều chức năng quan trọng với các doanh nghiệp, nhà sản xuất và khách hàng. Cụ thể sẽ gồm những chức năng chính như sau:

Chức năng với nhà sản xuất

  • Giúp cho nhà sản xuất bao phủ sản phẩm ở trên thị trường.
  • Phân phối sản phẩm, hàng hóa ở trên diện rộng với hệ thống, cơ sở hạ tầng, quy trình và con người chuyên nghiệp hơn.
  • Giúp nhà sản xuất gián tiếp có được một hệ thống, quy trình đặt hàng, trưng bày, lưu kho, giới thiệu sản phẩm, giao hàng,… đến tay người tiêu dùng cuối chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
  • Giúp nhà sản xuất nắm bắt được thị trường, hiểu được nhu cầu, mục đích của khách hàng, người tiêu dùng.
  • Hỗ trợ cho nhà sản xuất trong khâu chăm sóc khách hàng, hậu mãi sau khi mua.

Chức năng với khách hàng

  • Đảm bảo cho khách hàng luôn có thể tiếp cận được sản phẩm mọi lúc, mọi nơi trong thời gian sớm nhất.
  • Người tiêu dùng có thể tìm hiểu được thông tin của sản phẩm một cách cụ thể, trực tiếp,… để thuận lợi hơn cho quá trình tìm hiểu và mua/sử dụng sản phẩm.
  • Được hưởng các dịch vụ như hỗ trợ, kỹ thuật, bảo hành, hướng dẫn sử dụng nhanh chóng hơn.

>>> Xem thêm: Cách tạo Landing Page miễn phí, hiệu quả

Kênh phân phối sẽ giúp khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm nhanh hơn
Kênh phân phối sẽ giúp khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm nhanh hơn

Các loại kênh phân phối hiện nay

Dựa vào hình thức, sẽ có những loại kênh phân phối như sau:

Phân phối trực tiếp: Là hình thức phân phối chỉ gồm nhà sản xuất và khách hàng. Điều này có thể hiểu là nhà sản xuất sẽ đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm.

Phân phối gián tiếp: Là hình thức bao gồm nhà sản xuất, đơn vị phân phối trung gian và người tiêu dùng. Đơn vị phân phối trung gian có thể gồm 1 hoặc nhiều cấp phân phối.

Phân phối đa cấp: Là hình thức mà người tiêu dùng có thể là phân phối trung gian hoặc ngược lại. Phân phối đa cấp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhưng sẽ cần phải có chính sách hoa hồng cho các nhà phân phối trung gian.

>>> Xem thêm: Marketing thương mại là gì? So sánh với Brand – Social Marketing

Cách phát triển kênh phân phối hiệu quả

Vậy, cách hiệu quả để phát triển được hệ thống kênh phân phối là gì. Trên thực tế, sẽ không có cách nào phù hợp hoàn toàn với toàn bộ các doanh nghiệp, nhà phân phối. Tuy vậy, bạn có thể dựa vào 2 đặc điểm dưới đây để phát triển được kênh phân phối của mình.

Phân tích khách hàng mục tiêu

Bạn cần nắm rõ nguyên tắc lựa chọn kênh phân phối phải phù hợp với khách hàng mục tiêu. Do đó, bạn nên thực hiện phân tích khách hàng mục tiêu trước khi lựa chọn kênh phân phối. Với nhóm khách hàng mục tiêu, bạn nên lưu ý những vấn đề như:

  • Chân dung của khách hàng mục tiêu như thế nào (tuổi, địa điểm sinh sống, sở thích,…)
  • Họ thường xuyên xuất hiện, mua sắm ở đâu?
  • Họ sẽ tìm kiếm sản phẩm mà họ muốn sở hữu như thế nào?
  • Họ sẽ làm gì để có thể sở hữu được sản phẩm mình muốn?

Lựa chọn kênh phân phối phù hợp

Sau khi đã có những phân tích về khách hàng mục tiêu, bạn sẽ tiến hành lựa chọn được kênh phân phối phù hợp với họ. Trong quá trình lựa chọn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Liệt kê những kênh phân phối mà bạn cho rằng sẽ phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Phân loại, nhóm các kênh phân phối cùng loại với nhau.
  • Trong mỗi nhóm kênh phân phối, phân chia tỷ trọng kênh nào quan trọng hơn, kênh nào không.
  • Dựa trên nguồn nhân lực, chi phí để lựa chọn kênh phù hợp.

Sau khi đã lựa chọn được kênh phân phối phù hợp, bạn cần thực hiện chạy thử các kênh phân phối này để đánh giá. Sau khi có được bảng thống kê về kết quả chạy thử, bạn sẽ có được sự lựa chọn tối ưu nhất để phân phối sản phẩm.

Bạn cần thường xuyên đánh giá và lựa chọn các kênh phân phối khi sử dụng
Bạn cần thường xuyên đánh giá và lựa chọn các kênh phân phối khi sử dụng

Hy vọng những thông tin trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kênh phân phối là gì. Hãy lựa chọn kênh phân phối phù hợp với khách hàng và tối ưu số kênh phân phối trong khả năng của bạn. Từ đó sẽ giúp đem lại hiệu quả cho các hoạt động Marketing và kinh doanh tốt hơn.

>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Vai trò với doanh nghiệp

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *