Chiến lược marketing là thuật ngữ khá quen thuộc, được nhắc đến nhiều trên khắp các diễn đàn. Tuy nhiên, chiến lược marketing là gì, làm sao để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, tất cả sẽ được viecmarketing.com giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là một bản kế hoạch tổng thể nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Một chiến lược marketing được cho là hiệu quả phải hội tụ một số yếu tố sau đây:
- Thể hiện rõ những đặc điểm riêng biệt của thương hiệu so với các đối thủ cùng phân khúc trên thị trường
- Thông điệp cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với những tệ khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới
- Có các phương pháp thực hiện cụ thể
Việc có một chiến lược marketing bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tiến đến mục tiêu nhanh hơn. Đồng thời lường trước được những rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp không có chiến lược marketing, bạn sẽ khó tiếp cận được đúng khách hàng, gây lãng phí các tài nguyên của công ty. Có thể thấy sự xuất hiện của những chiến lược marketing là điều cần thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Các bước xây dựng một chiến lược marketing chuẩn
Dưới đây là một số bước xây dựng những chiến lược marketing cho doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Nghiên cứu
Đây là công việc đầu tiên cần làm để xây dựng một chiến lược marketing. Nghiên cứu sẽ bao gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, khách hàng. Để quá trình nghiên cứu được thuận lợi, bạn có thể áp dụng mô hình 5W1H (Who, What, Why, When, Where và How).
Các câu hỏi mà người làm công tác nghiên cứu cần trả lời được sẽ là:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Họ muốn mua gì và cần điều gì ở sản phẩm?
- Tại sao họ lại có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ?
- Họ có thói quen tiếp nhận các thông tin ở đâu trước khi đưa ra quyết định?
- Quá trình đưa ra quyết định mua hàng của họ diễn ra như thế nào.
Sau khi vẽ ra được chân dung khách hàng, bạn cũng cần nghiên cứu thêm về đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp bạn đánh giá được những hoạt động truyền thông của đối thủ đồng thời chọn lọc những ý tưởng hay cho kế hoạch của mình. Không chỉ vậy, việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn dự đoán được những bước đi của đối thủ, hiểu khách hàng đang nói gì về đối thủ…
Ngoài ra, bạn cũng cần rà soát lại những chiến dịch marketing đã thực hiện nhằm đánh giá những ưu, nhược điểm, rút ra các bài học kinh nghiệm cho các chương trình tiếp theo.
Bước 2: Xác định mục tiêu, thông điệp, khách hàng mục tiêu
Mục tiêu của chiến lược truyền thông phải cụ thể, dễ hiểu, có thể đo lường được, có khả năng thực thi cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định được thời gian để hoàn thành mục tiêu với từng nhiệm vụ cho mỗi giai đoạn.
Song song với đó, bạn cần xác định được những tệp khách hàng tiềm năng, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ. Dựa trên mục tiêu, bạn nên cân nhắc thật kỹ và đi đến quyết định chọn một đến một vài đối tượng trong số đó hoặc tất cả.
Công chúng mục tiêu bao gồm những người dùng sản phẩm/dịch vụ hoặc là người mua sản phẩm/dịch vụ trực tiếp hoặc người có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo đó chính là lên thông điệp cho những chiến lược marketing.
Thông điệp cần tập trung vào điểm khác biệt của thương hiệu, đồng thời cung cấp những giá trị, giải pháp hữu ích cho khách hàng. Bởi chỉ có như vậy, thương hiệu của bạn mới nhận được thiện cảm từ người dùng.
Bước 3: Sáng tạo ý tưởng
Những ý tưởng công nghiệp, cố gắng nhồi nhét sẽ càng khiến cho thương hiệu của bạn ngày càng rời xa khách hàng. Do đó, ý tưởng cần phải được xuất hiện một cách tự nhiên nhất, để lại dấu ấn độc đáo trong tâm trí người dùng. Để có một ý tưởng đầy đủ sẽ cần đến sự kết hợp giữa giá trị thương hiệu với giá trị ngoài thương hiệu.
Trước hết bạn cần vạch ra những cách mà bạn cho rằng có thể gây sự chú ý từ công chúng mục tiêu. Tiếp theo hãy kết hợp những cách đó với thông điệp đã xác định ở bước 2. Cuối cùng, hãy đặt vị trí của mình vào khách hàng để phản tư trước ý tưởng của bạn.
Những ý tưởng từ đối thủ, từ các chiến lược marketing trước đôi khi cũng có thể gợi mở cho bạn đến với những ý tưởng độc đáo. Vì theo định nghĩa của bậc thầy marketing James Webb Young: “Một ý tưởng chẳng là gì khác ngoài sự kết hợp mới của các nhân tố cũ”.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch cụ thể
Đây là một trong những bước khá quan trọng để xây dựng những chiến lược marketing thành công. Các công việc chính mà bạn cần làm sẽ là:
- Phát triển các ý tưởng chi tiết từ ý tưởng lớn
- Lên kế hoạch sản xuất nội dung và chọn phương tiện truyền thông tương ứng
- Đưa ra timeline cụ thể cho mỗi giai đoạn
Kế hoạch phương tiện truyền thông cần có 4 nội dung: phương tiện & hình thức truyền thông, thời gian truyền thông, ngân sách truyền thông và chỉ số đo lường.
Bước 5: Thực thi
Sau khi đã hoàn thiện bản kế hoạch chi tiết, bạn cần chia các đầu mục cụ thể cho mỗi nhân sự.
Kế hoạch thực thi sẽ bao gồm các đầu việc cụ thể, và người hoặc nhóm người thực hiện, deadline.
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm. Bước này giúp kiểm soát chất lượng công việc của mỗi nhân sự trong từng mảng công việc đang triển khai.
Bước 6: Đo lường và điều chỉnh tối ưu hiệu quả
Việc đo lường hiệu quả sau khi hoàn thành chiến lược rất cần thiết để đánh giá hiệu quả truyền thông. Đồng thời, việc này cũng nhằm hạn chế sự đổ lỗi giữa bộ phận kinh doanh và marketing.
Từ kết quả, bạn có thể tối ưu lại ngân sách cho các chiến lược marketing tiếp theo.
Trên đây là các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, hy vọng đã mang đến những kiến thức thật sự hữu ích với thương hiệu của bạn.