Cùng với sự hội nhập kinh tế, chiến lược Marketing quốc tế đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Hãy cùng Viecmarketing tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về chiến lược Marketing quốc tế
Trước khi tìm hiểu về vai trò của chiến lược Marketing quốc tế, bạn cần hiểu về định nghĩa của khái niệm Marketing quốc tế là gì? Cụ thể, chiến lược Marketing quốc tế hay International Marketing Strategy (IMS) là toàn bộ những hoạt động Marketing diễn ra xuyên biên giới và đa quốc gia.
Quá trình này giúp tiếp thị hàng hóa của doanh nghiệp tới khách hàng nước ngoài bằng nguồn lực tối ưu nhất nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Phương pháp Marketing này thường được các doanh nghiệp triển khai ở thời điểm thị trường trong nước đã bị bão hòa và thu hẹp.
Nhìn chung, các nguyên tắc và cách triển khai chiến lược Marketing quốc tế khá giống với Marketing thị trường nội địa. Tuy nhiên phạm vi của các hoạt động Marketing quốc tế sẽ rộng hơn nhiều và có thể diễn ra ở phạm vi toàn thế giới.
>>>Tìm hiểu thêm: Chuyên Viên Marketing Làm Công Việc Gì? Cần Kỹ Năng Gì?
Vai trò của chiến lược Marketing quốc tế với doanh nghiệp
Xu hướng kinh tế thế giới hiện nay là hội nhập và hợp tác đa quốc gia. Vì vậy hoạt động Marketing quốc tế có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp bởi nó mang lại những lợi ích sau:
Cơ hội mở rộng thị trường
Marketing quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường kinh doanh nước ngoài mới mẻ và rộng lớn hơn. Do đó, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường và tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng mới ở mọi tầng lớp. Điều này giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp cũng như cơ hội cạnh tranh trên trường quốc tế.
Cụ thể, chiến lược Marketing quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp:
- Phát hiện những khu vực tiềm năng và phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
- Phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới hợp thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài và có tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao nhất.
- Xác định mức giá và quy trình tiếp thị phù hợp với từng khu vực dựa trên dữ liệu đã được thu thập.
Tìm hiểu thêm: Marketing Campaign là gì? Cách tạo Marketing Campaign chất lượng?
Tận dụng tối đa nguồn lực doanh nghiệp
Khi thị trường trong nước trở nên bão hòa và thu hẹp, nhiều bộ phận trong doanh nghiệp có thể không hoạt động với hiệu suất tối ưu nhất. Việc thực hiện chiến lược Marketing quốc tế sẽ giúp phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tận dụng tối đa mọi nguồn lực của doanh nghiệp để đạt tới mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Cụ thể như sau:
- Đảm bảo sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận đạt hiệu suất cao nhất.
- Xác định rõ những yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh, tiếp thị của từng loại sản phẩm, dịch vụ.
- Xác định doanh thu tối đa có thể đạt được dựa trên những nguồn lực được sử dụng.
Tạo ra cơ hội việc làm quốc tế
Doanh nghiệp phát triển Marketing quốc tế sẽ là cơ hội để Ban lãnh đạo cũng như phòng nhân sự tiếp cận với nhân tài khắp toàn cầu. Đây cũng là cơ hội giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để gia tăng áp lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Một số vị trí tuyển dụng nhân sự nước ngoài có thể kể tới như Marketing Manager, phiên dịch viên,…
Phòng chống rủi ro do suy thoái kinh tế
Những doanh nghiệp chỉ phát triển trong nước có thể phá sản nếu gặp suy thoái kinh tế hoặc thảm họa thiên tai bất ngờ. Tuy nhiên khi mở rộng Marketing quốc tế, lợi nhuận từ thị trường này có thể bù đắp cho rủi ro suy thoái có thể xảy ra. Doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian để giảm thiểu tổn thất và vượt qua thời kỳ khó khăn.
Xóa bỏ rào cản ranh giới quốc gia
Bằng cách thực hiện chiến lược Marketing quốc tế, doanh nghiệp sẽ xóa nhà rào cản ranh giới giữa các quốc gia. Điều này góp phần toàn cầu hóa nền kinh tế cũng như thúc đẩy kinh tế thế giới ngày càng phát triển. Khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng hơn.
Yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược Marketing quốc tế
Tất nhiên, việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên chiến lược tiếp thị quốc tế của bạn có thể thất bại bởi những yếu tố sau:
Công nghệ: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ là chìa khóa giúp doanh nghiệp toàn cầu hóa nhanh chóng và hiệu quả nhất. Doanh nghiệp nên chú trọng vào công nghệ trước khi mở rộng sang thị trường quốc tế.
Phân khúc thị trường: Lựa chọn phân khúc thị trường là giai đoạn quan trọng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Trong quá trình Marketing quốc tế, thị trường hoạt động sẽ được mở rộng theo phân khúc khách hàng, địa lý khu vực, thói quen tiêu dùng,… Vì vậy doanh nghiệp cần xác định rõ những yếu tố trên để lựa chọn phân khúc thị trường cho phù hợp.
Chính phủ: Chính phủ là tổ chức chi phối và có quyết định trực tiếp tới nền kinh tế của một quốc gia. Điều này thể hiện ở những điều luật, chủ trương được ban hành ở mỗi đất nước. Vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ càng chính sách này ở từng khu vực trước khi tiến hành các hoạt động Marketing.
Tìm hiểu thêm: Hoạch định chiến lược là gì? Các bước hoạch định chiến lược Marketing
Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan nhất về chiến lược Marketing quốc tế. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của chiến lược này đối với doanh nghiệp. Đừng quên truy cập vào TopCV để tiếp cận với những việc làm Marketing quốc tế hấp dẫn nhất hiện nay.