hoach-dinh-chien-lươc

Hoạch định chiến lược là gì? Các bước hoạch định chiến lược Marketing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Hoạch định chiến lược là một trong những hoạt động nghiên cứu đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện đối với bất kỳ công việc nào. Đặc biệt, đối với hoạt động Marketing, hoạch định các chiến lược ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về những bước để hoạch định chiến lược Marketing, hãy cùng viecmarketing.com tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định chiến lược (Strategic planning) là một quá trình, hoạt động để đề ra những công việc cần phải thực hiện của một đội nhóm, công ty, doanh nghiệp. Hoạt động hoạch định sẽ bao gồm xác định các công việc ưu tiên, tập trung nguồn lực, củng cố những hoạt động này.

Mục tiêu của hoạch định là giúp cho những thành viên trong đội nhóm, tổ chức có thể hướng đến mục tiêu chung. Từ đó đạt được sự thống nhất và đạt được mục tiêu theo kết quả dự kiến trước đó.

>>>Xem thêm: 6 bước xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo

Hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp
Hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp, đội nhóm hay hoạt động nào. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số vai trò sau đây:

  • Giúp doanh nghiệp, tổ chức có thể định hướng được sự phát triển, mục tiêu trong tương lai.
  • Xác định được phương thức, cách thức để doanh nghiệp, tổ chức, đội nhóm có thể hoạt động.
  • Công cụ thiết yếu trong phối hợp, thống nhất về sự phát triển, nỗ lực của các thành viên trong đội nhóm, doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu rủi ro về hoạt động kinh doanh, tính bất ổn trong những hoạt động khác của đội nhóm, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Đảm bảo cho quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được hiệu quả với môi trường thay đổi. Từ đó hạn chế được sự chồng chéo, hoạt động gây lãng phí công việc.
  • Thiết lập các tiêu chuẩn giúp hỗ trợ quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả, hiệu quả của quá trình quản trị.

Các bước hoạch định chiến lược Marketing

Để có thể thực hiện hoạch định chiến lược Marketing, bạn sẽ phải căn cứ vào thực tế của doanh nghiệp, tình hình nhân sự,… Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo quy trình hoạch định các chiến lược Marketing sau đây. Cụ thể:

Bước 1 – Xác định mục tiêu

Bất kỳ bản chiến lược nào cũng cần phải có mục tiêu rõ ràng. Với các chiến lược Marketing, bạn cần gắn mục tiêu của Marketing với mục tiêu kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp. Những mục tiêu thường gặp của Marketing có thể gồm:

  • Phát triển thương hiệu: Tăng độ nhận biết, định vị thương hiệu, cải thiện mối quan hệ về thương hiệu – khách hàng, cảm nhận về giá trị của doanh nghiệp,…
  • Tăng doanh thu, lợi nhuận qua sự tăng trước data khách hàng.
  • Cải thiện được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Mục tiêu tập trung vào sản phẩm, dịch vụ: Cải thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ,…

>>>Xem thêm: Top 5 chiến lược marketing nổi tiếng của các thương hiệu hàng đầu thế giới

Cần xác định mục tiêu trước khi thực hiện hoạch định các chiến lược Marketing
Cần xác định mục tiêu trước khi thực hiện hoạch định các chiến lược Marketing

Bước 2 – Phân tích thị trường

Đây sẽ là một trong những thông tin quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện. Bởi, khi nắm rõ về quy mô thị trường, bạn mới có thể đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Để phân tích thị trường, bạn cần lưu ý những nội dung sau đây:

  • Thu thập – phân tích thông tin của ngành nghề liên quan, bạn có thực hiện thu thập theo những cách như: Cảm nhận cá nhân, thông tin nội bộ, dữ liệu nội bộ, dữ liệu/ thông tin từ thị trường,…
  • Sử dụng các công cụ phân tích, nghiên cứu Marketing như SWOT, phân tích chuỗi giá trị, nghiên cứu về Marketing,…

Bước 3 – Xác định phân khúc, thị trường mục tiêu

Hoạt động Marketing cần xác định rõ về phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu của mình là ai. Từ đó có thể thực hiện được những chiến lược Marketing đúng insight với khách hàng. Trong bước này, bạn sẽ cần lưu ý những nội dung:

  • Thực hiện market segmentation, chia khách hàng thành từng nhóm với hành vi, đặc điểm giống nhau. Đây là phần quan trọng trong hoạch định chiến lược Marketing cần phải thực hiện.
  • Sử dụng ma trận Directional Policy Matrix (DPM) để có thể đánh giá và chọn thị trường, khách hàng mục tiêu chính xác hơn.
  • Sau khi đã có những yếu tố trên, cần thực hiện hoạt động positioning – định vị cạnh tranh cho sản phẩm, thương hiệu của bạn.

>>>Xem thêm: Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Bật mí những sự thật có thể bạn chưa biết

Bước 4 – Xây dựng bản hoạch định chiến lược Marketing

Sau khi đã có những dữ liệu cơ sở ở trên, bạn sẽ cần bắt đầu xây dựng các bản chiến lược theo từng phân khúc khách hàng, thị trường riêng. Bạn có thể thực hiện thêm các hoạt động Marketing Mix như 4Ps, 7Ps để triển khai nội dung trong bản hoạch định.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện bản chiến lược, bạn cần theo dõi, đánh giá định kỳ, thực hiện điều chỉnh khi cần thiết. Nội dung của một bản chiến lược Marketing sẽ bao gồm:

  • Kế hoạch truyền thông Marketing chi tiết.
  • Kế hoạch chi tiêu ngân sách cho hoạt động Marketing, truyền thông.
  • Kế hoạch tổ chức các kênh phân phối.
  • Kế hoạch liên quan đến quản trị quan hệ khách hàng.
  • Kế hoạch về nguồn tài nguyên Marketing.
  • Kế hoạch về tổ chức, hỗ trợ kỹ thuật.
Cần theo dõi và thay đổi chiến lược để phù hợp với xu hướng phát triển
Cần theo dõi và thay đổi chiến lược để phù hợp với xu hướng phát triển

Trên đây là những thông tin liên quan đến Strategic planning. Hy vọng với bài viết chia sẻ này, bạn sẽ hiểu hơn về Strategic planning là gì và có thể thực hiện những bước đầu tiên để hoạch định chiến lược Marketing cho mình. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục để có thể cập nhật các tin tức thú vị về lĩnh vực Marketing.

>>>Xem thêm: Thương hiệu là gì? Yếu tố cấu thành một thương hiệu thành công

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *