Thương hiệu là gì

Thương hiệu là gì? Yếu tố cấu thành một thương hiệu thành công

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Xây dựng thương hiệu (brand) là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nếu muốn gia tăng được doanh thu, phát triển hơn. Đây cũng là một mục tiêu cốt yếu của các hoạt động Marketing – truyền thông hiện nay. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về thương hiệu là gì, bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Viecmarketing.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này cũng như các yếu tố của một thương hiệu là gì?

Tìm hiểu về thương hiệu là gì?

Có khá nhiều câu trả lời khi bạn tìm hiểu về khái niệm thương hiệu. Tuy vậy, nếu hiểu đơn giản, thương hiệu chính là khái niệm để chỉ về một cái tên, một thiết kế, một thuật ngữ, một ký hiệu hoặc bất kỳ thứ gì có liên quan đến hàng hóa. Thương hiệu được sử dụng để giúp người dùng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác.

Hay bạn cũng có thể hiểu rằng, thương hiệu chính là sự nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thương hiệu sẽ đóng vai trò như một tài sản vô hình nhưng có giá trị vô cùng lớn. Đây cũng là một trong những công cụ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu với doanh nghiệp

Tìm hiểu về thương hiệu là gì?
Tìm hiểu về thương hiệu là gì?

Các yếu tố cấu thành thương hiệu thành công

Vậy, những yếu tố cấu thành thương hiệu là gì? Để một thương hiệu thành công, bạn nên đảm bảo những yếu tố sau đây:

Brand Compass – La bàn thương hiệu

La bàn thương hiệu là những bản tóm tắt về cơ bản, định hướng, giới thiệu ban đầu của doanh nghiệp về thương hiệu. La bàn thương hiệu sẽ bao gồm bạn nghiên cứu về thị trường, thương hiệu và định vị thương hiệu. Nó sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Mục tiêu mà thương hiệu hướng tới.
  • Tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu là gì?
  • Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?
  • Mục tiêu của các chiến dịch.
  • Giải pháp và kế hoạch được đưa ra để đạt mục tiêu thương hiệu.

Company Culture – Văn hóa công ty

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp thương hiệu có thể phát triển và tạo ra tính bền vững trong tương lai. Văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Thông thường, yếu tố này sẽ được thể hiện qua các loại quy định, tầm nhìn, cảm hứng, tinh thần tập thể của doanh nghiệp như thế nào. Cụ thể, văn hóa doanh nghiệp được hình thành dựa vào:

  • Tầm nhìn, giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?
  • Nguyên tắc, quy chuẩn được áp dụng trong doanh nghiệp.
  • Cách ứng xử, tương tác trong nội bộ và với bên ngoài.
  • Cảm xúc, liên kết của nhân sự nhân viên như thế nào.

Brand Personality – Tính cách thương hiệu

Để một thương hiệu thành công, bạn cần “nhân hóa” thương hiệu đó, nghĩa là cần xem thương hiệu như một cá thể, con người riêng biệt. Theo đó, thương hiệu cũng cần có những tính cách, cảm xúc riêng biệt. Những điều này được thể hiện qua:

  • Đặc điểm của cá nhân, sự nổi bật mà người sở hữu thương hiệu đó biểu hiện.
  • Cảm xúc mà thương hiệu muốn lưu lại với khách hàng là gì?

>>> Xem thêm: Guideline là gì? Tầm quan trọng của Guideline với thương hiệu

“Tính cách” là một trong các yếu tố cấu thành thương hiệu
“Tính cách” là một trong các yếu tố cấu thành thương hiệu

Brand Architecture – Kiến trúc thương hiệu

Đây là yếu tố mô tả về các bản nghiên cứu, hướng dẫn, quy hoạch chiến lược, tầm nhìn của chủ sở hữu về hệ thống tổ chức cho thương hiệu như thế nào. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, kiến trúc thương hiệu sẽ tương tự như việc thực hiện một bản quy hoạch của khu vực nào đó.

Slogan, tên thương hiệu

Slogan và tên thương hiệu chính là những yếu tố sẽ xuất hiện với tần suất nhiều nhất và trực tiếp với khách hàng. Do đó, slogan và tên thương hiệu phải thật khác biệt và có chứa hàm ý đầy đủ ý nghĩa cho thương hiệu đó.

Slogan, tên thương hiệu sẽ được lựa chọn sau quá trình nghiên cứu về thị trường, đối thủ và chọn lọc kỹ lưỡng. Bạn không nên lựa chọn quá hời hợt mà cần kỹ lưỡng trong vấn đề này, bởi nó sẽ là yếu tố mà khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất.

Brand Voice and Messaging

Đây là yếu tố liên quan đến giọng nói, thông điệp của thương hiệu là gì. Hai yếu tố này sẽ đóng vai trò với sự tương tác của thương hiệu với khách hàng, đối tác hoặc những yếu tố bên ngoài khác. Yếu tố Brand Voice và messaging có thể gắn liền với sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu.

Bạn cần lưu ý rằng, giọng nói, thông điệp của thương hiệu phải có sự thống nhất ở tất cả các kênh truyền thông. Nó có thể bao gồm các yếu tố như màu sắc, âm điệu,… Điều này sẽ giúp khách hàng ghi nhớ được về thương hiệu bạn tốt hơn.

Kênh truyền thông thương hiệu

Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cũng cần phải lưu ý về kênh truyền thông cho thương hiệu là gì. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, sẽ có khá nhiều kênh truyền thông mà bạn có thể lựa chọn cho thương hiệu là gì. Bạn có thể tham khảo một số kênh truyền thông như sau:

  • Hệ thống website – SEM: Đây là một trong những kênh truyền đạt thông tin, bán hàng hữu ích và đem lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp hiện nay sẽ đều cần xây dựng website của riêng mình. Kênh truyền thông này được ví như “trụ sở online” của doanh nghiệp trên môi trường Marketing số.
  • Hệ thống mạng xã hội: Nếu website là “trụ sở” thì các mạng xã hội sẽ tương tự như những chi nhánh, nơi đặt biển quảng cáo online cho doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng các hệ thống mạng xã hội với thương hiệu là rất cần thiết.
  • Truyền thông báo chí, PR, quan hệ công chúng,…

>>> Xem thêm: Bảo trợ truyền thông là gì? Cách tăng hiệu quả bảo trợ

Các kênh truyền thông sẽ giúp thương hiệu của bạn đến gần người tiêu dùng
Các kênh truyền thông sẽ giúp thương hiệu của bạn đến gần người tiêu dùng

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về thương hiệu là gì. Thương hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Mọi hoạt động Marketing sẽ gắn liền với mục tiêu tăng nhận thức thương hiệu. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến những yếu tố cấu thành để giúp quá trình xây dựng thương hiệu thành công hơn.

>>> Xem thêm:

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *