supply chain là gì

Supply Chain là gì? Sự khác biệt giữa Supply Chain và Logistics

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Supply Chain là một khái niệm bạn nên nếu đang tìm hiểu về ngành Marketing. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khái niệm Supply Chain là gì đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Supply Chain là gì, hãy cùng Viecmarketing.com tham khảo ngay bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Tìm hiểu về Supply Chain là gì?

Với khái niệm Supply Chain là gì cũng như hiểu về vai trò của nó, bạn sẽ có thêm được các kiến thức hữu ích để vận dụng trong quá trình làm Marketing của mình. Ngoài ra, một số công ty cũng sẽ tuyển dụng thêm vị trí liên quan tới Supply Chain với mức lương rất hấp dẫn.

Supply Chain là gì?

Supply Chain – chuỗi cung ứng – là một hệ thống bao gồm nhiều công cụ, phương tiện khác nhau để chuyển đổi giữa nguyên liệu thô thành bán thành phẩm, thành phẩm. Những thành phần này thông qua hệ thống phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Một số chuyên gia khác cũng đã đưa ra định nghĩa về Supply Chain. Họ cho rằng Supply Chain chính là mạng lưới các lựa chọn liên quan đến phân phối, phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến thành sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng.

Khi nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian trước đây khá trầm lặng, hình thức kinh doanh cung ứng vẫn còn theo sự truyền thống. Khi đó, khái niệm Supply Chain chưa được biết đến và sử dụng nhiều. Tuy nhiên, khi sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, nền công nghiệp 4.0 như hiện nay, Supply Chain đã được sử dụng rộng rãi hơn.

>>>Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Cách phát triển kênh phân phối hiệu quả

Tìm hiểu về Supply Chain là gì?
Tìm hiểu về Supply Chain là gì?

Vai trò – lợi ích của Supply Chain là gì?

Chuỗi cung ứng đem lại cho doanh nghiệp nhiều vai trò, lợi ích khi áp dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Bao gồm như sau:

Vai trò của Supply Chain là gì?

  • Đóng vai trò ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, hoạch định, quản lý liên quan đến nguyên liệu, nguồn hàng, sản xuất và thu mua thành phẩm.
  • Giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh ở trên thị trường, có được vị trí vững chắc, mở rộng được thị trường làm việc.
  • Đảm bảo được đầu vào cho hàng hóa: Dự đoán được nhu cầu của khách hàng, thị trường, từ đó có thể có số lượng đầu vào cho nguyên vật liệu phù hợp hơn.
  • Đảm bảo được đầu ra cho hàng hóa, sản phẩm có thể đến tay của khách hàng.
  • Đem lại được hiệu quả cho hoạt động của Logistics kèm theo cùng với hoạt động hậu cần.
  • Giúp mở rộng được chiến lược, khả năng cạnh tranh, vươn xa của doanh nghiệp.

Lợi ích của Supply Chain là gì?

Khi áp dụng Supply Chain, bạn có thể nhận lại được những lợi ích như sau:

  • Giảm được chi phí của chuỗi cung ứng.
  • Giảm được hàng hóa tồn kho.
  • Dự báo được về nhu cầu, số lượng sản xuất.
  • Tăng lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế.
  • Cải thiện được vòng cung ứng đơn hàng.

>>> Xem thêm: Định vị sản phẩm là gì? Làm sao để định vị sản phẩm hiệu quả

Phân biệt Supply Chain và Logistics

Supply Chain thường hay bị nhầm lẫn với Logistics. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác nhau. Bởi Logistics là một phần thuộc chuỗi cung ứng. Ngoài ra, 2 khái niệm này còn có sự khác nhau như sau:

  • Supply Chain là mạng lưới liên kết các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với nhau, Logistics là chỉ hoạt động trong một phạm vi cố định.
  • Supply Chain sẽ có các hoạt động rộng lớn, bao trùm thị trường, Logistics chỉ bao gồm các hoạt động thu mua và phân phối, quản lý hàng hóa tồn kho.
  • Logistics sẽ nằm trong phạm vi làm việc của doanh nghiệp, còn Supply Chain có thể bao gồm cả trong – ngoài doanh nghiệp.
Logistics và Supply Chain là 2 khái niệm khác nhau
Logistics và Supply Chain là 2 khái niệm khác nhau

Tìm hiểu về vị trí làm việc của Supply Chain

Vậy, những vị trí làm việc có liên quan đến Supply Chain là gì. Nếu bạn quan tâm đến chuỗi cung ứng, bạn có thể làm việc tại những vị trí như:

Lập kế hoạch chuỗi cung ứng: Bao gồm các công việc như lập kế hoạch cho toàn chuỗi cung ứng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch năng lực, kế hoạch liên quan đến nguồn lực hậu cần,…

Vị trí chế tạo, sản xuất: Bao gồm những công việc như điều hành, giám đốc, quản lý sản xuất, người vận hàng bảo trị, giám đốc chất lượng, kỹ sư chế tạo – sản xuất, quản lý thu mua, giám đốc kho sản xuất,…

Vị trí tìm nguồn cung ứng – mua hàng: Bao gồm những công việc như giám đốc chiến lược nguồn cung ứng, người mua, thư ký mua hàng – kiểm kê, giám đốc/chuyên gia mua hàng, người quản lý danh mục.

Hậu cần, vận tải: Bao gồm những công việc như quản trị viên hậu cần, quản trị viên giao thông vận tải, quản lý vận chuyển, quản lý vận tải, quản trị viên kho, thủ kho,…

Những vị trí khác trong chuỗi cung ứng:

  • Nhà phân tích – thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng: Đưa ra các phân tích giúp thiết kế được giải pháp chuỗi cung ứng đạt được hiệu suất tốt nhất.
  • Quản lý tài chính liên quan đến chuỗi cung ứng: Thực hiện các công việc liên quan đến kiểm soát tài chính trong chuỗi cung ứng.
  • Supply Chain IT: Thiết lập, vận hành hoặc cung cấp các giải pháp công nghệ để áp dụng vào quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng.
  • Quản lý dự án chuỗi cung ứng: Thực hiện quản lý các dự án nhỏ lẻ trong chuỗi cung ứng.
  • Supply Chain Marketing: Thực hiện các công việc liên quan đến đầu ra của chuỗi cung ứng, đưa hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng.

>>> Xem thêm: Marketing thương mại là gì? So sánh với Brand – Social Marketing

Có rất nhiều cơ hội việc làm liên quan đến Supply Chain - chuỗi cung ứng
Có rất nhiều cơ hội việc làm liên quan đến Supply Chain – chuỗi cung ứng

Trên đây là những thông tin ngắn gọn giới thiệu về Supply Chain là gì cũng như những vấn đề liên quan. Hy vọng với bạn viết này, bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm Supply Chain và cách để áp dụng chuỗi cung ứng được hiệu quả hơn.

>>> Để ứng tuyển việc làm marketing HOT nhất hiện nay, truy cập ngay TopCV.vn

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *