Marketing thương mại là một hoạt động thuộc nhóm ngành Marketing – truyền thông nói chung. Tuy vậy, hiện tại do được ứng dụng chưa thực sự phổ biến, do đó khá nhiều bạn khi mới tìm hiểu về ngành nghề này sẽ thắc mắc Marketing thương mại là gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về hoạt động này, bài viết sau đây của viecmarketing.com sẽ rất hữu ích cho bạn.
Tìm hiểu về ngành Marketing thương mại là gì?
Bản chất của các hoạt động Marketing là giúp thỏa mãn được mong muốn, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó giúp thúc đẩy hành vi mua sắm, trao đổi hàng hóa xảy ra. Dựa vào vấn đề đó, bạn sẽ có thể hiểu hơn về Marketing thương mại là gì, cụ thể như sau:
Marketing thương mại là gì?
Marketing thương mại (Trade Marketing) là các hoạt động được thực hiện để hỗ trợ trực tiếp cho công việc bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản hơn, Marketing thương mại sẽ bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành để giúp cho việc tiêu thụ được hàng hóa của doanh nghiệp theo mục tiêu chung.
Bản chất của Marketing thương mại vẫn dựa trên và không tách khỏi bản chất của hoạt động Marketing. Nghĩa là, mục tiêu chung của Marketing thương mại vẫn là giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được yếu tố lợi nhuận. Để thực hiện được điều đó, Marketing thương mại sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, bán hàng trên thị trường.
>>>Xem thêm: Nên học marketing hay thương mại điện tử? Ngành nào HOT hơn?
Các hình thức Marketing thương mại là gì?
Để thực hiện Marketing thương mại, bạn có thể áp dụng linh hoạt nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, nếu bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về hoạt động này và thắc mắc về hình thức triển khai Marketing thương mại là gì, một số hình thức phổ biến sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Tổ chức triển lãm thương mại
Đây là một trong những hình thức Marketing thương mại khá phổ biến. Bằng các buổi triển lãm liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp có thể kết nối được với các khách hàng tiềm năng của mình.
Ngoài ra, những buổi triển lãm sẽ góp phần giúp thay đổi được nhận thức của người tiêu dùng về giá trị, thương hiệu của doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là hình thức giúp doanh nghiệp có thể thu hút được các nhà bán lẻ, đại lý phân phối,… để mở rộng thị trường.
Xúc tiến thương mại
Đây là một hình thức được thực hiện để thúc đẩy, tìm kiếm thêm các cơ hội bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Khi thực hiện xúc tiến thương mại, doanh nghiệp có thể đưa ra những khuyến mãi, ưu đãi, quà tặng, chiết khấu,… cho đối tác của mình.
Phát triển thương hiệu
Một hoạt động Marketing thương mại được đánh giá hiệu quả khi nó mang sự phát triển, gia tăng được nhận thức thương hiệu tốt hơn. Do đó, hoạt động Marketing thương mại thường sẽ gắn kết với những hoạt động khác để thực hiện hình thức này.
Truyền thông, quảng bá
Bên cạnh những yếu tố trên, việc thực hiện quảng cáo sản phẩm, thương hiệu ở những phương tiện truyền thông cũng có thể xem là một hình thức Marketing thương mại. Những hoạt động truyền thông này thường tốn khá nhiều chi phí, tuy vậy lợi ích mang lại thường sẽ khá hiệu quả, xứng đáng với số chi phí đã được sử dụng.
>>>Xem thêm: Trade Marketing là gì? Bảng mô tả công việc của Trade Marketing
Xây dựng mối liên kết với khách hàng
Đây là một hình thức thường bị bỏ quên khi các doanh nghiệp thực hiện hoạt động Marketing thương mại. Tuy vậy, việc xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với đại lý, nhà phân phối, nhà bán lẻ,… và khách hàng đóng vai trò rất quan trọng.
Bởi, bản chất của Marketing thương mại sẽ đem đến mối quan hệ có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà phân phối. Do đó, bạn nên lưu ý về yếu tố này khi thực hiện Marketing thương mại.
So sánh Marketing thương mại với khái niệm khác
Hiện tại, khái niệm về Marketing thương mại đang bị nhầm lẫn khá nhiều với 2 khái niệm khác là Brand Marketing và Social Marketing. Vậy, sự khác nhau của các khái niệm này với Marketing thương mại là gì?
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo ự khác nhau của Marketing thương mại và Brand Marketing, Marketing mạng xã hội nằm ở những điểm sau:
Trade Marketing (Marketing thương mại):
- Bản chất: Hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho mục đích bán hàng, kinh doanh.
- Công cụ: Tiếp xúc trực tiếp, hỗ trợ dựa vào nhu cầu của khách hàng với sản phẩm.
- Mục tiêu: Giúp hàng hóa tiếp cận và đến được với khách hàng.
- Hiệu quả: Thường có thể nhìn nhận và đánh giá tức thời.
Brand Marketing (Marketing thương hiệu):
- Bản chất: Tập trung vào củng cố niềm tin, thế mạnh của thương hiệu.
- Công cụ: Tiếp xúc qua việc sử dụng truyền thông, PR, Event, Digital Marketing,…
- Mục tiêu: Kéo khách hàng tiếp cận và đến với doanh nghiệp.
- Hiệu quả: Thường chỉ có thể nhìn nhận, đánh giá sau thời gian lâu dài.
Social Marketing (Marketing mạng xã hội):
- Bản chất: Thực hiện bán cảm xúc khao khát, thèm muốn với sản phẩm đến khách hàng.
- Công cụ: Thực hiện các Social để thay đổi hành vi.
- Mục tiêu: Đem lại lợi ích chính cho xã hội, cộng đồng và tạo ra chuyển đổi.
- Hiệu quả: Tùy vào hình thức sử dụng, hiệu quả có thể nhìn thấy tức thời hoặc lâu dài.
>>>Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Vai trò với doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin cơ bản về hình thức Marketing thương mại. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Marketing thương mại là gì. Tuy đây là một hoạt động khác biệt với những nhóm hoạt động Marketing khác, nhưng bạn nên phối hợp chúng với nhau để đem lại được hiệu quả tối ưu cho chiến dịch của mình.
>>>Xem thêm: Tiếp Thị Liên Kết Là Gì? Có Thể Kiếm Tiền Từ Affiliate Marketing Không?
Hình ảnh: Sưu tầm