trade-marketing-la-gi

Trade Marketing là gì? Bảng mô tả công việc của Trade Marketing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Trade Marketing là một vị trí khá quan trọng trong nhóm ngành Marketing – truyền thông, đặc biệt là với các công ty FMCG, dược,… Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vị trí Trade Marketing là gì, bài viết chi tiết dưới đây của viecmarketing.com sẽ giải đáp giúp bạn.

Tìm hiểu về Trade Marketing là gì?

Trước khi tìm hiểu về bản mô tả của Trade Marketing, bạn cần hiểu về khái niệm của Trade Marketing là gì cũng như vai trò của vị trí này. Cụ thể như sau:

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là hoạt động Marketing tại điểm bán, đại lý phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Thông thường, Trade Marketing sẽ là bộ phận có tính liên kết giữa kinh doanh và Marketing. Bộ phận này sẽ đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến hoạt động, chiến lược bán hàng tại kênh phân phối.

Những hoạt động Trade Marketing sẽ hướng đến mục đích để các nhà bán lẻ, đại lý, nhà phân phối muốn nhập hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho khách hàng của doanh nghiệp có thể tìm thấy được sản phẩm mỗi khi họ đi mua sắm.

>>>Xem thêm: Tiếp Thị Liên Kết Là Gì? Có Thể Kiếm Tiền Từ Affiliate Marketing Không?

Tìm hiểu về Trade Marketing là gì?

Vai trò của Trade Marketing là gì?

Như đã nói ở phần đầu của bài viết, Trade Marketing là một hoạt động đóng vai trò quan trọng với việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Cụ thể, vị trí này sẽ có những vai trò như sau:

  • Đóng vai trò tương tự với hoạt động Marketing, bao gồm quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Góp phần xây dựng cũng như phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng, đại lý, các nhà phân phối, bán lẻ sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Kịp thời xử lý những vấn đề liên quan đến tiêu thụ của sản phẩm.

Bảng mô tả công việc vị trí Trade Marketing

Bảng mô tả công việc của vị trí của Trade Marketing sẽ bao gồm nhiệm vụ hàng ngày, yêu cầu công việc cũng như mức thu nhập của vị trí này. Bạn có thể tham khảo ngay nội dung sau đây để hiểu rõ hơn.

Nhiệm vụ của Trade Marketing là gì?

Một Trade Marketing thường sẽ có những nhiệm vụ như sau:

Thu thập thông tin cần thiết tại điểm bán, thị trường

  • Nghiên cứu về thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, thói quen mua hàng,…
  • Thu thập các thông tin liên quan đến các điểm đại lý, bán lẻ,… Từ đó giúp cho các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp có được số liệu để phân tích biến động về sản phẩm, thị trường.

Xây dựng hoạt động Trade tại điểm bán

  • Đưa ra các chương trình khuyến mãi dành cho các điểm bán, đại lý, quản lý nguồn ngân sách của chiến dịch,… để thu thập được thông tin cần thiết.
  • Thực hiện các chương trình chiết khấu thương mại, chương trình khách hàng trung thành,… tại điểm bán sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Thực hiện tổ chức các triển lãm thương mại liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để kích hoạt hoạt động tiếp thị, quảng cáo từ bên trong các cửa hàng, đại lý, nhà phân phối,…

Giám sát các hoạt động trưng bày POSM

  • Giám sát cho các hoạt động quảng cáo được diễn ra đúng, đủ và theo tiến độ, kế hoạch đã đề ra.
  • Kiểm tra về những vật dụng như hanger, poster, hashtag có được đặt đúng quy định hay không.

Tương tác với đơn vị nội bộ

  • Phát triển kênh phân phối của doanh nghiệp thông qua các hoạt động mở rộng đại lý, nhà bán lẻ, kênh phân phối.
  • Hoạch định các chiến lược để hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh, bán hàng tại điểm bán.
  • Trao đổi, phản ánh các vấn đề cần thiết từ khách hàng đến bộ phận kinh doanh.
  • Làm việc với bộ phận Marketing về những chiến lược, chiến dịch quảng cáo sắp tới để phối hợp hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: Marketing Bao Gồm Những Gì? Marketing Học Những Chuyên Ngành Nào?

Nhiệm vụ chính của Trade Marketing sẽ thực hiện quảng bá thương hiệu tại điểm bán
Nhiệm vụ chính của Trade Marketing sẽ thực hiện quảng bá thương hiệu tại điểm bán

Ngoài những nhiệm vụ chính ở trên, nhân viên Trade Marketing cũng sẽ cần phải làm các báo cáo liên quan đến công việc. Ngoài báo cáo chuyên môn sẽ có các báo cáo thống kê định kỳ cần thực hiện.

Yêu cầu để làm Trade Marketing

Những yêu cầu cần có để trở thành nhân viên Trade Marketing là gì? Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, quy mô, nhóm ngành mà bạn làm việc, yêu cầu để trở thành Trade Marketing cũng sẽ khác nhau. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo một số yêu cầu, tiêu chí thường gặp như sau:

  • Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến Marketing, kinh tế, có kinh nghiệm làm việc tại vị trí Trade Marketing trước đó là một lợi thế.
  • Thành thạo về tin học văn phòng, các phần mềm hỗ trợ cho công việc Trade Marketing.
  • Có sự hiểu biết về thị trường, tiếp thị sản phẩm.
  • Có khả năng nghiên cứu, phân tích được hành vi của khách hàng, xử lý được khối lượng thông tin, dữ liệu khách hàng lớn.
  • Tư duy sáng tạo, nhạy bén, logic trong quá trình làm việc.
  • Có thể làm việc nhóm và làm việc độc lập linh hoạt.
  • Có các kỹ năng mềm tốt như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán thuyết phục, kỹ năng lắng nghe,…

>>>Xem thêm: Client là gì? Agency là gì? Nên làm ở Client hay Agency?

Mức lương của Trade Marketing

Mức thu nhập của Trade Marketing thường khá cao do đặc thù công việc khá vất vả và áp lực. Dưới đây sẽ là mức lương trung bình để bạn tham khảo và hình dung được thu nhập của vị trí này. Trên thực tế, mức thu nhập sẽ có đôi chút sự khác biệt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mức thu nhập trung bình: 24.100.000 đồng/tháng.
  • Dải thu nhập phổ biến: 13.900.000 – 27.800.000 đồng/tháng.
  • Mức thu nhập thấp nhất: 13.900.000 đồng/tháng.
  • Mức thu nhập cao nhất: 139.200.000 đồng/tháng.
Mức thu nhập của Trade Marketing khá hấp dẫn

Trên đây là những chia sẻ về vị trí Trade Marketing. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Trade Marketing là gì. Hãy nắm rõ những thông tin liên quan đến bản mô tả công việc, yêu cầu của vị trí này để có thể thành công hơn khi làm việc tại vị trí này.

>>>Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Vai trò với doanh nghiệp

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *