Khái niệm kinh doanh B2B đã không còn quá xa lạ hiện nay. Tuy vậy, để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh B2B là gì, hãy tham khảo ngay bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Viecmarketing.com ngay nhé.
Tìm hiểu về mô hình kinh doanh B2B là gì?
Bên cạnh tìm hiểu về mô hình kinh doanh B2B là gì, bạn cũng nên nắm rõ về vai trò của mô hình kinh doanh B2B là gì, các mô hình phổ biến hiện nay. Cụ thể như sau:
Mô hình kinh doanh B2B là gì?
B2B – Business to Business, là một hình thức, mô hình kinh doanh được thực hiện giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Những mô hình kinh doanh này chủ yếu sẽ xuất hiện ở lĩnh vực thương mại điện tử, sản xuất. Khá nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn hình thức kinh doanh B2B bởi những ưu điểm như sau:
- Mang lại được nhiều lợi ích trong kinh doanh.
- Kinh doanh B2B có thể đạt được hiệu quả cao, độ tin cậy cao và hiệu suất làm việc tốt hơn.
Vai trò của mô hình kinh doanh B2B là gì?
Mô hình kinh doanh B2B có đặc trưng là sẽ có quy trình mua hàng riêng của mình. Do đó, sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như tăng được hiệu quả, cơ hội hợp tác cao hơn.
Dựa vào đặc trưng đó, có thể thấy vai trò của mô hình kinh doanh B2B như sau:
- Mỗi doanh nghiệp là một mắt xích trong hệ thống kinh tế chung, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Mô hình B2B đưa đến nhiều cơ hội hợp tác cho các đơn vị doanh nghiệp cùng/khác lĩnh vực để bổ trợ cho nhau.
- Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp trong mô hình kinh doanh B2B sẽ giúp loại bỏ được những cảm xúc chủ quan. Bởi mô hình B2B sẽ mang lại lợi ích cho tập thể, có tính logic cao hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu sự khác nhau giữa marketing b2b và b2c?
Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến
Vậy, những mô hình kinh doanh B2B là gì? Hiện tại, có 4 mô hình kinh doanh B2B phổ biến như sau:
Mô hình B2B trung gian
Là hình thức giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp A với doanh nghiệp B thông qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Đây có thể xem là mô hình B2B phổ biến hiện nay. Bạn có thể thấy những mô hình B2B trung gian phổ biến như sàn TMĐT Lazada, Muachung,…
Mô hình B2B thiên bên mua
Đây là mô hình B2B mà ở đó, doanh nghiệp đều sẽ bán sản phẩm, hàng hóa của mình ra thị trường. Ở Việt Nam, mô hình này chưa thực sự được phát triển, tuy nhiên, mô hình B2B thiên về bên mua lại khá phát triển ở nước ngoài.
Với mô hình B2B này, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo là bên nhập hàng. Họ sẽ mua, nhập hàng hóa từ đơn vị thứ 3. Sau đó sẽ phân phối hàng hóa đó đến với khách hàng của mình. Khách hàng của họ có thể là doanh nghiệp khác hoặc người dùng cuối cùng.
Mô hình B2B thiên bên bán
Trái ngược với mô hình B2B thiên về bên mua, những mô hình B2B thiên về bên bán sẽ phổ biến hơn ở Việt Nam. Họ là những đơn vị, tổ chức sở hữu trang thương mại điện tử nào đó, cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ 3. Tương tự, bên thứ 3 này có thể là cá nhân, nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ.
Mô hình B2B thương mại hợp tác
Đây cũng là một mô hình B2B phổ biến hiện nay. Tương tự với mô hình B2B trung gian, nhưng B2B thương mại hợp tác sẽ có tính tập trung và sẽ thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị.
>>> Xem thêm: B2B marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược B2B marketing hiệu quả
Bật mí 4 xu hướng B2B Marketing trong thời gian tới
Hiện tại, mô hình kinh doanh B2B đang ngày càng phát triển hơn. Vậy, xu hướng sắp tới trong Marketing cho mô hình B2B là gì? Hiện tại sẽ có 4 xu hướng chính như sau:
Marketing Automation – Tiếp thị tự động hóa
Là hình thức tự động hóa Marketing. Xu hướng này đề cập đến việc doanh nghiệp sẽ áp dụng những phần mềm vào quá trình Marketing. Những phần mềm này sẽ giúp họ có thể tối ưu được những nỗ lực Marketing tốt hơn.
Marketing Automation được thể hiện ở những khía cạnh như xây dựng website, hệ thống CRM,… Những nền tảng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể phân tích, thống kê tốt hơn.
Content Marketing
Content Marketing trong những năm gần đây và xu hướng tương lai đang trở thành một trong những phương pháp giúp nuôi dưỡng, thu thập khách hàng tiềm năng tốt hơn. Content Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo dựng được hành trình khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Cá nhân hóa
Cá nhân hóa sẽ quen thuộc hơn với những doanh nghiệp kinh doanh B2C. Tuy vậy, khi mô hình kinh doanh B2B dậm chân tại chỗ, hình thức Marketing cá nhân hóa lại phát huy được hiệu quả của mình.
Tiếp thị qua LinkedIn
Các hoạt động tiếp thị qua mạng xã hội đã không còn quá xa lạ với những marketer. Tuy vậy, bạn cũng có thể áp dụng hình thức Marketing này vào tiếp thị cho mô hình kinh doanh B2B. Đặt biệt, khi xu hướng LinkedIn đang được tích hợp thêm nhiều tính năng để giúp tiếp cận khách hàng B2B hiệu quả hơn.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về mô hình kinh doanh B2B là gì. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm các cơ hội liên quan đến lĩnh vực Marketing, đừng quên truy cập vào TopCV.vn để tiếp cận những việc làm hấp dẫn ngay nhé.