Với những người làm trong lĩnh vực Marketing, SEM chắc hẳn là một thuật ngữ quen thuộc. Đây là công cụ đắc lực để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và bán hàng tốt hơn, đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng. Vậy SEM là gì? Vì sao nói SEM có vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing? Tham khảo ngay bài viết chia sẻ Kiến thức Marketing của Viecmarketing.com để có được những thông tin hữu ích nhé.
SEM là gì?
SEM được viết tắt từ Search Engine Marketing nghĩa là “tiếp thị trên công cụ tìm kiếm”. Quá trình này có thể hiểu là việc các marketer thu hút người dùng truy cập đồng thời giúp kết quả của doanh nghiệp có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm qua việc chi tiền cho hoạt động quảng cáo.
Nói chính xác hơn, mô hình SEM là tổ hợp của SEO và PPC, tức là SEO chỉ là một nhánh của SEM, SEM là tổng hợp của các giải pháp marketing giúp website của doanh nghiệp đứng ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.
Mục tiêu của SEM là gì?
Như đã nói, SEM là quá trình thu hút những lượt truy cập từ người dùng giúp cho trang của doanh nghiệp xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm thông qua việc trả phí. Do đó có thể nói mục tiêu của SEM là tăng số lần xuất hiện của website trên trang kết quả trả về của công cụ tìm kiếm. Từ đó thu hút người dùng truy cập nhiều hơn vào trang web của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Search engine marketing là gì? Ưu và nhược điểm của SEM
Vì sao nói SEM có vai trò quan trọng?
Đặt trong bối cảnh công nghệ số phát triển như hiện nay, Internet là cả kho tàng kiến thức với nhiều người. Internet cũng được ví như một cuốn bách khoa toàn thư điện tử rất tiện lợi.
Khi gặp phải bất kỳ một vấn đề khó nào, hoặc muốn tìm hiểu kiến thức mới rất nhiều người lập tức lên mạng tìm kiếm thông tin và có câu trả lời ngay sau đó. Quá trình thu thập thông tin và kiến thức từ các website rất nhiều người dùng đều chọn các trang web hiện ra ngay đầu tiên. Vị trí càng cao, lượt truy cập và khả năng người dùng click vào càng lớn.
Một số công cụ tìm kiếm ví dụ Google có thuật toán phức tạp nhằm tối ưu hóa, lựa chọn các trang web có thông tin chất lượng để xếp lên đầu. Bằng cách này Google có thể làm hài lòng và khiến người dùng quay trở lại, tiếp tục dùng công cụ tìm kiếm khi cần. Do đó SEM có vai trò rất quan trọng khiến trang web của doanh nghiệp xuất hiện ở những thứ hạng đầu tiên trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Ưu và nhược điểm của SEM?
Được rất nhiều marketer và doanh nghiệp lựa chọn trong việc quảng bá thương hiệu và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng nhưng SEM cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Cụ thể:
Ưu điểm
Khi sử dụng SEM trong tiếp thị, doanh nghiệp sẽ thấy được các ưu điểm như:
- Giúp trang web tăng lượng truy cập rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn
- Có thể đoán được có bao nhiêu lượt click chuột vào trang web khi chi tiền quảng cáo. Nguyên do là bởi cả Google và các công cụ tìm kiếm khác đều có hiển thị giá tiền cụ thể để tăng lượt truy cập nhờ đó doanh nghiệp có thể dự trù được ngân sách dành cho quảng cáo.
- Tại các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp được hiển thị nhiều hơn.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng khi sử dụng SEM trong Marketing cần nắm rõ các điểm hạn chế sau đây để có phương án điều chỉnh:
- Các trang web chạy quảng cáo có sự cạnh tranh rất lớn bởi đơn vị nào cũng muốn được khách hàng truy cập nhiều
- Khi muốn có nhiều người truy cập vào website doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra số tiền rất cao tương ứng
- Sự xuất hiện của nhiều quảng cáo không thiết thực khiến nhiều người dùng phản cảm và có những phản ứng không tốt
Các công cụ cần thiết với SEM
Để thực hiện Search Engine Marketing doanh nghiệp và các marketer có thể tham khảo các công cụ sau đây:
HubSpot’s Ad Tracking Software
HubSot được biết đến là công cụ nổi bật trong lĩnh vực Marketing. Công cụ này giúp doanh nghiệp thu được lượng traffic lớn từ những lượt click, nhờ vậy mang đến những hiệu quả nhất định cho chiến dịch doanh nghiệp đầu tư.
Qua việc thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết HubSot sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ quảng cáo như thế nào mới mang đến hiệu quả cao.
>>> Xem thêm: SEO Và SEM Là Gì? SEO Và SEM Khác Nhau Như Thế Nào?
SEMrush
SEMRush cho phép người dùng nghiên cứu từ khóa, theo dõi xếp hạng từ khóa hoặc kiểm tra trang web, phân tích lượng truy cập,… SEMRush cũng là công cụ giúp các từ khóa dài có xếp hạng cao đồng thời có thể sử dụng cho SEM marketing.
Có thể dùng SEMRush để theo dõi xem đối thủ của bạn đang tiếp thị vị trí nào, phân tích sự có mặt trong vị trí của họ và biết được số tiền bạn cần bỏ ra với một số từ khóa cụ thể.
Google Trends
Với Google Trends bạn có thể theo dõi lượng tìm kiếm cho từ khóa ở một ngôn ngữ, một khu vực trong một khoảng thời gian cụ thể. Nhờ vậy bạn có thể biết được từ khóa nào đang thịnh hành, từ nào không và có hướng đầu tư đúng đắn.
Ngoài ra, nếu đang làm trong doanh nghiệp thương mại điện tử, khả năng đánh giá mức độ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ ở một khu vực cụ thể sẽ giúp marketer chi tiêu ngân sách chính xác hơn, tiết kiệm ngân sách.
Keywordtool.io
Một tính năng nổi bật của Keywordtool.io là phân tích các công cụ như: Google, Bing, Youtube, Instagram, Amazon, Twitter và cả App Store. Với công cụ này, doanh nghiệp có thể phân đoạn từ khóa hiệu quả hơn từ nhiều kênh.
Hơn nữa Keywordtool.io cũng cho phép bạn thấy được nhiều biến thể của từ khóa cần nghiên cứu. Bạn có thể dựa vào đó để lấy danh sách các từ khóa tiềm năng mà bạn muốn đưa vào quảng cáo. Ngoài việc dùng Google Autocomplete, bản miễn phí của Keywordtool.io cũng cho phép bạn tham khảo khoảng 750 từ khóa dài và tìm từ khóa tiềm năng. Công cụ này cũng giúp marketer hiểu rõ về các xu hướng trên Google nhờ vậy đảm bảo giá trị của các từ khóa đang được nghiên cứu trong thời gian lâu dài.
>>> Xem thêm: Cách sử dụng SEMrush cho người mới từ A đến Z
Google Ads Keyword Planner
Google là công cụ tìm kiếm doanh nghiệp muốn quảng cáo xuất hiện nên không thể bỏ qua Google Ads Keyword Planner trong mô hình SEM. Keyword Planner giúp bạn đánh giá xem từ khóa nào hiệu quả để mang về thu nhập, danh tiếng cho thương hiệu. Đặc biệt Keyword Planner cũng đưa ra khoảng giá thầu cho mỗi từ khóa để doanh nghiệp xác định xem từ khóa nào phù hợp với ngân sách.
Similarweb
Similarweb giúp phân tích các nguồn truy cập đến website của doanh nghiệp. Đồng thời bạn cũng có thể nắm được lượng truy cập của đối thủ như: nguồn truy cập, số lượng truy cập là bao nhiêu, phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác của người dùng,… một cách tương đối.
Phân biệt SEM và SEO
Như đã nói, SEM là thuật ngữ lớn bao hàm nhiều hoạt động trong đó có SEO. Khi thực hiện kỹ thuật SEM cũng đồng nghĩa bạn đang làm SEO, SEO là hoạt động tối ưu trang web của doanh nghiệp. Như vậy với SEM bạn vừa tối ưu trang web vừa trả tiền để đưa quảng cáo lên các thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
SEM trong chiến lược Marketing Online của doanh nghiệp
Mặc dù mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm nhưng ở mỗi thời điểm khác nhau cần đưa ra các chiến lược cụ thể sao cho phù hợp đồng thời mang về hiệu quả cao:
Trong chiến lược ngắn hạn
Khi sử dụng chiến lược Marketing ngắn hạn, doanh nghiệp chi ngân sách quảng cáo để có lượt truy cập vào website sẽ khả thi hơn dùng SEO. Bạn chỉ cần trả phí thì trang web sẽ được gợi ý hiển thị nhiều hơn và lượt truy cập cũng tăng nhanh.
Tuy nhiên hình thức này chỉ nên áp dụng cho các trang web vừa mới lập hoặc khi doanh nghiệp có các chương trình cần chạy để đạt đủ KPI.
>>> Xem thêm: Screaming Frog là gì? Cách dùng Screaming Frog tối ưu website
Trong chiến lược dài hạn
Không giống như chiến lược ngắn hạn, với các chiến lược dài hạn doanh nghiệp cần chú trọng vào SEO, nếu có sử dụng quảng cáo trả phí thì chỉ nên dùng hỗ trợ thêm.
Bởi khi doanh nghiệp đã làm tốt SEO thì không cần phải bỏ quá nhiều ngân sách vẫn có lưu lượng truy cập tốt, website vẫn có thể nằm trong các thứ hạng đầu tiên. Như vậy SEO giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí nhưng vẫn giúp website đứng top.
Các bước lập chiến lược SEM
Để lập chiến lược SEM mang về hiệu quả cao cho doanh nghiệp cần thực hiện theo 6 bước dưới đây:
- Trước tiên tìm ra các từ khóa cần đẩy
- Nên chọn những từ khóa liên quan đến doanh nghiệp và dịch vụ, sản phẩm
- Mở Google Ads rồi thiết lập chiến dịch cụ thể
- Chọn từ khóa phù hợp nhất để lên chiến dịch
- Quảng cáo sẽ được tạo sẽ xuất hiện tại trang kết quả của công cụ tìm kiếm
- Chọn quảng cáo đúng với mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp, trả tiền khi có người truy cập vào.
Ngoài ra SEM cũng cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo ở vị trí dưới thanh tìm kiếm. Điều này có nghĩa là mức độ CR – hay chính là tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn và doanh nghiệp cũng có thêm những khách hàng mới.
Thế nhưng doanh nghiệp và các marketer phải làm sao đảm bảo chiến dịch tiếp thị tìm kiếm có chỉ số ROI cao nhất và cũng cần nhắm mục tiêu thích hợp cho từ khóa.
Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ SEM là gì cũng như lợi ích của SEM với doanh nghiệp, cách lập chiến lược SEM hiệu quả. Làm tốt SEM sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu và đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Để cập nhật những thông tin hữu ích và việc làm ngành Marketing đừng quên theo dõi Blog Marketing thường xuyên nhé.