Nên xây dựng Inbound hay sử dụng Outbound Marketing? Đây chắc chắn là một trong những vấn đề khó lựa chọn của các doanh nghiệp mới bắt đầu. Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết “Sự khác biệt giữa inbound và Outbound Marketing là gì?“ hôm nay từ viecmarketing.com nhé.
Phân biệt qua khái niệm Inbound và Outbound Marketing là gì?
Sự khác biệt đầu tiên đến từ khái niệm của Inbound và Outbound Marketing là gì.
Inbound Marketing là gì – Chiến lược kéo
Inbound Marketing là phương pháp được sử dụng để thu hút khách hàng qua các hình thức tự nhiên và là quá trình điều hướng. Nhiệm vụ của Inbound Marketing sẽ là thực hiện các biện pháp, nghiệp vụ, chuyên môn marketing để thu hút được khách hàng.
Hay nói đơn giản hơn, Inbound Marketing chính là phương pháp marketing được sử dụng để thiết lập quan hệ dài hạn với khách hàng. Mối quan hệ đó được dựa trên các lời khuyên hữu ích và sự tin tưởng.
Inbound Marketing sẽ thực hiện kéo khách hàng với ngân sách lớn ban đầu về phía doanh nghiệp, thương hiệu. Tập trung vào vấn đề giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm và tương tác đa chiều.
Outbound Marketing là gì – Chiến lược đẩy
Outbound Marketing sẽ là hình thức thu hút khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng thông qua các thông điệp được gửi tới đám đông. Bạn có thể thấy ví dụ dễ hiểu và gần gũi nhất của Outbound Marketing là các loại hình quảng cáo TV OOH, báo,…
Hiện tại, các hình thức Outbound Marketing đang dần bị đào thải, lỗi thời nhiều hơn so với Inbound Marketing. Tuy nhiên, Outbound Marketing vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng mới tính tiếp cận nhanh của nó.
Vậy, ngược lại với Inbound Marketing, Outbound Marketing sẽ thực hiện chiến lược tập trung đẩy sản phẩm đến với người tiêu dùng với nguồn ngân sách theo chiến dịch.
Sự khác nhau qua đặc điểm của inbound và Outbound Marketing là gì?
Ngoài khác nhau về khái niệm của Inbound và Outbound Marketing là gì, các đặc điểm của 2 loại hình này cũng khác nhau.
Tính giao tiếp với khách hàng
Inbound Marketing: Chú trọng vào sự tương tác 2 chiều với khách hàng. Sự tương tác này có thể là nhân viên hoặc chat bot để giải đáp được nhu cầu của khách hàng.
Outbound Marketing: Chỉ tiếp cận một chiều theo hình thức truyền thống. Tuy nhiên, với sự phát triển của Digital, bạn vẫn có thể tối ưu được Outbound Marketing bắt mắt và hiệu quả hơn.
Đối tượng tập trung chính
Inbound Marketing: Tập trung vào xây dựng chiến lược nội dung với đối tượng chính là nhu cầu của khách hàng. Những nội dung của Inbound Marketing sẽ là nội dung mà khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm, click vào khi tìm thấy.
Outbound Marketing: Tập trung chính vào tính năng, đặc điểm nổi bật, ưu đãi của sản phẩm thay vì khách hàng.
Mục tiêu mong muốn
Inbound Marketing: Mục tiêu mong muốn của Inbound là xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng bằng các giá trị cho đi. Chiến lược của Inbound sẽ gắn liền với nội dung hữu ích hơn là đề cập quá nhiều đến sản phẩm.
Outbound Marketing: Mục tiêu của Outbound là mong muốn tối ưu hóa được khả năng mua hàng của người dùng qua các quảng cáo.
Phương tiện truyền tải
Inbound Marketing: Inbound sẽ gắn liền với các phương tiện trên nền tảng số như blog, social, email hoặc những hình thức remarketing.
Outbound Marketing: Kết hợp giữa các phương tiện truyền tải truyền thống và phương tiện truyền tải hiện đại. Một trong những nền tảng có thể thấy của các chiến dịch Outbound Marketing là các chiến dịch truyền thông tích hợp.
Đo lường hiệu quả
Inbound Marketing: Có thể dễ dàng đo lường được hiệu quả nhờ khả năng tương tác 2 chiều kết hợp cùng hệ thống CRM của doanh nghiệp.
Outbound Marketing: Dù đã có thể triển khai được trên nền tảng số, tuy nhiên hiện tại việc đo lường được Outbound Marketing cũng chỉ mang tính tương đối và không thể chính xác hoàn toàn về kết quả.
Quy trình thực hiện
Inbound Marketing: Chiến dịch Inbound Marketing thường sẽ được thực hiện thông qua 4 bước tối thiểu bao gồm:
- Attract: Thu hút khách hàng vào công cụ marketing Inbound như website, blog.
- Convert: Thực hiện các nghiệp vụ marketing, xây dựng nội dung để thuyết phục khách hàng mục tiêu thực hiện chuyển đổi. Ví dụ như để lại thông tin, gọi điện, đặt hàng.
- Close: Thực hiện chăm sóc các khách hàng tiềm năng đã thực hiện chuyển đổi từ các phương thức khác như remarketing, email.
- Delight: Sử dụng các lý do để khiến khách hàng quay lại như cung cấp các kiến thức, thông tin hữu ích.
Outbound Marketing: Khác với Inbound, Outbound Marketing có quy trình thực hiện không quá phức tạp. Thông thường, khi thực hiện Outbound, doanh nghiệp chỉ cần liên kết với đơn vị thứ 3 là nơi đặt quảng cáo và thực hiện theo quy trình của đơn vị đó.
Với điểm chạm của Outbound Marketing ở giai đoạn trước bao gồm sự kiện PR, báo, TV,… còn khá nhiều hạn chế. Tuy nhiên, giai đoạn của Digital, những kênh quảng cáo như Facebook, Google, Tik Tok,… đã khắc phục được những hạn chế này bởi chức năng target khá hiệu quả.
Tạm kết
Hy vọng với chia sẻ hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về inbound và Outbound Marketing là gì cũng như sự khác biệt của 2 loại hình này. Dù lựa chọn phương pháp marketing nào, đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn kết hợp 2 hình thức marketing này cho giai đoạn đầu của doanh nghiệp.
Nguồn ảnh: Sưu tầm