Marketing và truyền thông là các hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần triển khai khi thời đại công nghệ số đang bùng nổ hiện nay. Đây cũng là 2 ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Vậy, sự khác nhau của Marketing và truyền thông là gì? Nên lựa chọn ngành học nào? Hãy tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây cùng viecmarketing.com
Khái niệm Marketing và truyền thông
Để hiểu được sự khác nhau của 2 ngành này, bạn cần hiểu về khái niệm của chúng là gì. Cụ thể như sau:
Tổng quan về ngành truyền thông
Truyền thông (Communications) là một phần thuộc Promotion. Ngành này có liên quan đến các hoạt động giao tiếp, chia sẻ thông tin, mang tính chất tương tác xã hội giữa ít nhất 2 tác nhân với nhau.
Cụ thể, truyền thông sẽ là kiểu tương tác mà có ít nhất 2 tác nhân với nhau. Tại đó, các tác nhân này sẽ tương tác theo các quy tắc hoặc tín hiệu chung. Thông thường, người làm truyền thông sẽ không cần phải thực hiện các hoạt động Marketing. Bởi, truyền thông sẽ không ảnh hưởng đến giá cả, sản phẩm trực tiếp.
>>>Xem thêm: Sự Khác Nhau Của Digital Marketing Và Marketing Truyền Thống
Tổng quan về Marketing
Hiện có khá nhiều định nghĩa về Marketing mà bạn có thể tham khảo. Trong đó, nhiều định nghĩa cho rằng, Marketing là hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, khái niệm tiếp thị chưa thể biểu đạt được đúng và đầy đủ tính chất của Marketing.
Theo định nghĩa của cha đẻ ngành Marketing – Philips Koler về Marketing, thì có thể hiểu rằng “Marketing là bộ môn nghệ thuật, khoa học để tạo ra những giá trị, phân phối các giá trị đó để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp”. Marketing theo 4Ps sẽ bao gồm các yếu tố Price (giá cả), Product (sản phẩm), Place (địa điểm) và Promotion (xúc tiến).
Với định nghĩa này, có thể thấy rằng truyền thông chính là một trong các công cụ để thực hiện mục tiêu Marketing của doanh nghiệp. Do đó, khi bạn làm Marketing cũng có nghĩa là bạn đang thực hiện truyền thông.
>>>Xem thêm: So Sánh E Marketing Vs Digital Marketing Có Gì Khác Nhau?
Sự khác nhau giữa Marketing và truyền thông
Vậy, sự khác nhau giữa Marketing và truyền thông như thế nào? Để hiểu được sự khác nhau của 2 ngành này, bạn có thể so sánh về mục đích cũng như đối tượng tiếp cận. Cụ thể:
Mục đích cốt lõi
Marketing: Mục đích cốt lõi của hoạt động này là bán được hàng, tăng được lượng chuyển đổi cho doanh nghiệp. Mọi hoạt động của Marketing đều sẽ lấy sản phẩm, doanh thu làm trung tâm. Do đó, các công việc của Marketing có thể kể đến như định vị khách hàng mục tiêu, phát triển sản phẩm, lựa chọn kênh phân phối,…
Truyền thông: Khác với Marketing, mục đích cốt lõi của truyền thông không nhất định phải tập trung vào mục đích bán hàng. Thay vào đó, truyền thông cần tập trung vào việc truyền tải thông điệp đến với người tiêu dùng, tăng được sự giao tiếp của doanh nghiệp với người tiêu dùng cao hơn.
Đối tượng tiếp cận
Marketing: Với mục tiêu như trên, đối tượng tiếp cận chính của Marketing là khách hàng tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ.
Truyền thông: Đối tượng của truyền thông thường đa dạng hơn. Họ có thể tiếp cận mọi đối tượng ở một ngành nghề, khu vực khác nhau, không bắt buộc phải là đối tượng khách hàng tiềm năng như Marketing.
Mối quan hệ của Marketing và truyền thông là gì?
Như đã nói ở trên, trong hầu hết các doanh nghiệp, công ty thì truyền thông sẽ nằm trong các hoạt động Marketing. Marketing sẽ lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động của mình.
Trong đó, các công cụ truyền thông sẽ giúp liên kết khách hàng với doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ cộng đồng thân thiết hơn. Từ những mối quan hệ đó sẽ thu được sự ủng hộ của khách hàng, công chúng với các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, Marketing không phải là hoạt động bán hàng, Marketing chỉ là nhóm những tác vụ, công cụ được thực hiện để hướng vào lợi nhuận. Ngoài ra, ở một số ngành nghề, các hoạt động truyền thông có thể không bắt buộc phải nằm trong Marketing nếu không thực sự cần thiết.
Nên lựa chọn Marketing hay truyền thông?
Để có thể lựa chọn được ngành học phù hợp, bạn có thể căn cứ vào những yếu tố như sau:
Tính cách và sở thích
Marketing sẽ phù hợp với người có khả năng, tư duy tính toán, nhanh nhạy, thích kinh doanh. Ngược lại, nếu bạn yêu thích viết lách, sáng tạo, có khả năng giao tiếp tốt nhưng không yêu thích các con số, bạn có thể lựa chọn truyền thông.
Xu hướng phát triển sự nghiệp
Đối với ngành Marketing, bạn sẽ có thể làm việc trong các doanh nghiệp với nhiều vị trí khác nhau. Ví dụ như chuyên viên quản trị mạng xã hội, chuyên viên nội dung, tổ chức sự kiện, quản lý thương hiệu,..
Đối với ngành truyền thông, bạn vẫn có thể làm việc trong các doanh nghiệp với các vị trí tương tự Marketing. Tuy nhiên, ngành truyền thông sẽ có cơ hội việc làm mở rộng hơn khi bạn muốn làm việc tại các lĩnh vực báo chí, truyền hình,…
Tạm kết
Marketing và truyền thông đều có vai trò quan trọng với sự phát triển, tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn nên học ngành nào nên dựa vào sở thích, định hướng của bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác nhau của Marketing và truyền thông để lựa chọn được ngành học phù hợp.
>>>Xem thêm: Marketing Bao Gồm Những Gì? Marketing Học Những Chuyên Ngành Nào?
Hình ảnh: Sưu tầm