Marketing Inhouse là một trong những thuật ngữ bên cạnh Agency, Client được nhiều người phân vân khi lựa chọn hình thức Marketing phù hợp. Vậy, Inhouse Marketing là gì? Khi làm Marketing Inhouse là làm gì? Hãy cùng viecmarketing.com tìm hiểu ngay với bài viết chi tiết về loại hình này ngay sau đây.
Marketing Inhouse là gì?
Marketing Inhouse hay Inhouse Marketing là hoạt động Marketing được doanh nghiệp thực hiện bởi đội ngũ Marketing của chính doanh nghiệp đó. Hiểu đơn giản hơn, khi thực hiện Inhouse Marketing tức là doanh nghiệp sẽ xây dựng bộ phận Marketing riêng của mình để phục vụ cho hoạt động quảng cáo, truyền thông sản phẩm.
Khi thực hiện Inhouse Marketing, đội ngũ này sẽ đảm nhiệm tất cả các công việc, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động Marketing, quảng cáo, truyền thông. Một phòng Inhouse Marketing thường sẽ có những bộ phận như:
- Digital Marketing: SEO, quảng cáo, Content,…
- Truyền thông: Quan hệ báo chí, quan hệ công chúng,…
- Bộ phận quản lý: Trưởng phòng Marketing, giám đốc Marketing, Leader team….
- Những bộ phận khác: Ví dụ như Trade Marketing, BA,…
>>>Xem thêm: Phòng Marketing Gồm Những Bộ Phận Nào? Bật Mí Những Sự Thật Có Thể Bạn Chưa Biết
Việc lựa chọn giữa hình thức Inhouse Marketing so với hình thức Agency, Client luôn là bài toán mà nhiều doanh nghiệp phân vân. So với hình thức Agency, Client thì thành lập đội ngũ Inhouse Marketing thường sẽ tốn kém hơn ở giai đoạn ban đầu. Nhưng đây sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Để lựa chọn được hình thức phù hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như:
- Số lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Quy mô nhân viên, nguồn ngân sách cho Marketing của doanh nghiệp là bao nhiêu.
- Giai đoạn phát triển hiện tại nên ưu tiên loại hình nào sẽ phù hợp hơn,…
Ưu – nhược điểm khi làm Marketing Inhouse là gì?
Bất kỳ hình thức Marketing nào cũng sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng phù hợp với từng doanh nghiệp hoặc giai đoạn nhất định. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
Việc xây dựng Inhouse Marketing sẽ có những lợi ích như sau:
- Đội ngũ Inhouse Marketing sẽ hiểu rõ về ngành nghề, lĩnh vực của doanh nghiệp hơn so với các hình thức Marketing khác.
- Đội ngũ nhân viên khi thực hiện Inhouse Marketing thường sẽ cố định và lâu dài hơn, nhiệt huyết hơn.
- Inhouse Marketing sẽ giúp bạn có thể xây dựng được tài nguyên, truy cập vào tài nguyên Marketing dễ dàng hơn. Từ đó hiệu quả của các hoạt động quảng cáo cũng sẽ cao hơn và giảm bớt chi phí tốt hơn.
- Giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp cùng với các đối tác truyền thông, khách hàng,…
Nhược điểm:
Bên cạnh các ưu điểm trên, Inhouse Marketing cũng sẽ có những nhược điểm như sau:
- Chi phí ban đầu để xây dựng được đội ngũ Marketing cho doanh nghiệp khá cao.
- Cần có thời gian để tìm kiếm được nguồn nhân lực phù hợp.
- Sự chênh lệch về kỹ năng của từng nhân sự thuộc bộ phận Marketing cũng sẽ là một trong những trở ngại mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
- Sự sáng tạo của đội ngũ nhân sự Marketing có thể bị hạn chế bởi chỉ làm việc ở một ngành nghề cụ thể.
Làm Marketing Inhouse là làm gì?
Marketing Inhouse sẽ thực hiện các công việc xoay quanh các nhiệm vụ, chức năng chính như sau:
Xây dựng, phát triển hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ đầu tiên của hoạt động Marketing. Đặc biệt là với đội ngũ Inhouse Marketing. Những nhân sự này cần đảm bảo cho hoạt động xây dựng hình ảnh thương hiệu phải nhất quán, xuyên suốt từ khi doanh nghiệp mới bắt đầu.
Hình ảnh, thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp khi được thống nhất, nhất quán sẽ giúp tạo dựng niềm tin tốt hơn với khách hàng. Từ đó giúp đạt được mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Để thực hiện được nhiệm vụ, chức năng này, phòng Marketing Inhouse sẽ thực hiện các công việc nhỏ hơn. Ví dụ như:
- Xây dựng hệ thống tổng hợp, thu thập thông tin về sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đánh giá, phân tích các thông tin, dữ liệu thu thập được, từ đó đưa ra các quyết định, kế hoạch liên quan đến cải tiến sản phẩm.
- Đề xuất các phương án, sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khách hàng.
Xây dựng, thực hiện chiến lược liên quan đến hoạt động Marketing
Dựa trên 2 chức năng, nhiệm vụ ở trên, đội ngũ Inhouse Marketing sẽ cần đưa ra các chiến lược để phát triển hoạt động Marketing, truyền thông. Hầu hết công việc này sẽ do trưởng phòng Marketing hoặc giám đốc Marketing thực hiện.
Thiết lập mối quan hệ trong mạng lưới Marketing, truyền thông
Đây cũng là một trong những công việc, nhiệm vụ của team Marketing Inhouse. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng, đội ngũ nhà báo,… sẽ giúp doanh nghiệp có được các nền tảng tốt hơn trong việc quảng bá sản phẩm.
Thực hiện tham mưu cho ban Giám đốc
Team Inhouse Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Họ sẽ là những nhân sự đưa ra các thông tin, chiến lược để tham mưu cho ban Giám Đốc. Những ý kiến, đề xuất đó cần đảm bảo gắn liền với mục tiêu chung của doanh nghiệp, giúp gia tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ mang tính chất tham khảo về Marketing Inhouse. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loại hình Marketing này và lựa chọn được mô hình phù hợp để triển khai.
>>>Xem thêm: Marketing Bao Gồm Những Gì? Marketing Học Những Chuyên Ngành Nào?
Hình ảnh: Sưu tầm