Đối với những ai làm ngành marketing thì chắc hẳn không còn xa lạ với khái niệm Marketing Mix. Tuy nhiên đối với những người mới tìm hiểu về ngành nghề này thì sẽ băn khoăn marketing mix là gì và ý nghĩa của từng yếu tố P trong trong marketing. Do đó bài viết dưới đây, viecmarketing.com sẽ giúp bạn có được câu trả lời chuẩn xác nhất.
Khái niệm về marketing mix
Marketing mix là gì hay chiến lược marketing mix là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Marketing mix được hiểu cơ bản là Marketing hỗn hợp mà doanh nghiệp sử dụng công cụ marketing để quảng bá sản phẩm.
Xác định và sắp xếp các yếu tố mô hình marketing mix một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tiếp thị có lợi ở mọi cấp độ. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế như sau:
- Biết phát triển điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu.
- Thích ứng hơn trên thị trường và trở nên cạnh tranh hơn so với đối thủ.
- Cải thiện hợp tác có lợi giữa các đối tác và phòng ban.
Mô hình 4P của marketing mix
Tổng quan về marketing mix 4P được kết hợp từ bốn chữ Ps: Price (giá cả), Product (sản phẩm), Promotion (quảng bá) và Place (địa điểm/phân phối).
- Yếu tố Price: Giá cả trong Marketing mix là gì
Giá cả của 1 sản phẩm phụ thuộc vào giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm đó. Vấn đề giá cả sẽ thay đổi đáng kể chiến lược marketing của 1 doanh nghiệp.
Đối với những sản phẩm có giá thấp hơn thì sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Còn đối với những sản phẩm giá cao thì tìm kiếm sự độc quyền. Giá cả phải lớn hơn chi phí sản xuất thì doanh nghiệp mới có thể tạo ra lợi nhuận.
Về chiến lược định giá thì bạn cần xác định rõ ràng những yếu tố sau:
- Số tiền để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.
- Khách hàng nhận được giá trị gì khi sử dụng sản phẩm.
- Giá bán có cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Yếu tố Product: Sản phẩm
Khi tìm hiểu marketing mix là gì thì bạn sẽ biết đến những thông tin về yếu tố Product này. Để đưa đến 1 sản phẩm phù hợp với nhu cầu người dùng thì bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Khách hàng sẽ mong muốn nhận được sản phẩm, dịch vụ gì từ nhà cung cấp.
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình như thế nào và sử dụng ở đâu.
- Sản phẩm có tính năng gì để đáp ứng nhu cầu của người mua.
- Tên sản phẩm là gì, có bắt tai hay không.
- Sản phẩm có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh không.
- Yếu tố Promotion: Quảng bá/xúc tiến thương mại
Quảng cáo cần bao gồm nội dung muốn truyền đạt, thông tin truyền đạt mong muốn đến tệp khách hàng nào và tần suất quảng cáo như thế nào.
- Place: Địa điểm/phân phối
Những chiến lược phân phối mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Chiến lược địa điểm/phân phối rộng khắp (intensive).
- Chiến lược địa điểm/phân phối độc quyền (exclusive).
- Chiến lược địa điểm/phân phối chọn lọc (selective).
- Chiến lược nhượng quyền (franchising).
Mô hình 7P của marketing mix là gì?
Mô hình 7P của marketing mix sẽ bổ sung thêm 3 chữ Ps gồm: bằng chứng vật chất, con người và quá trình. Cụ thể như sau:
- Bằng chứng vật chất (Physical evidence): Bằng chứng vật chất bao gồm bao bì, biên lai giao hàng, bảng chỉ dẫn…
- Con người (People): Yếu tố này bao gồm những người tương tác trực tiếp với khách hàng như nhân viên bán hàng, người giao hàng, dịch vụ giao hàng…
- Quy trình (Process): Tất cả quy trình ảnh hưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ được nhân viên xử lý và chuyển đến tay người tiêu dùng.
Mô hình 4C của marketing mix
Các mô hình 4P, 7P, marketing mix 9P tập trung vào công việc kinh doanh còn mô hình 4C tập trung nhiều hơn vào khách hàng. 4C bao gồm: người tiêu dùng, chi phí, tiện lợi và giao tiếp. Cụ thể như sau:
- Khách hàng (Customer): Doanh nghiệp cần tập trung giải quyết những vấn đề mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể cần nghiên cứu hành vi, tương tác với khách hàng tiềm năng để tìm ra những gì mà họ mong muốn.
- Giá cả (Cost): Chi phí sẽ bao gồm thời gian nghiên cứu sản phẩm và mua hàng. Hoặc có thể bao gồm chi phí đánh đổi mà người tiêu dùng phải thực hiện.
- Tiện lợi (Convenience): Khách hàng dễ dàng hay khó khăn trong việc tìm mua sản phẩm. Gia tăng tiếp thị và mua hàng trên Internet sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc mua hàng và đưa ra các quyết định.
- Giao tiếp (Communication): Giao tiếp gồm các email mà khách hàng chọn tham gia hoặc bắt đầu, trang web, vị trí sản phẩm được tài trợ, bài đăng trên blog…
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về marketing mix là gì và các mô hình thường dùng. Khi đã hiểu rõ mkt mix là gì thì doanh nghiệp sẽ có mục tiêu cụ thể để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả. Hãy nghiên cứu kỹ càng về sản phẩm, dịch vụ của mình và thị trường để lựa chọn mô hình chuẩn nhất nhé. Chúc các bạn đạt được thành công trong lĩnh vực này.