Lộ trình thăng tiến của Marketing Executive - đường đua đến CMO

Lộ trình thăng tiến của Marketing Executive – đường đua đến CMO

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Marketing Executive là một trong những vị trí đóng vai trò quan trọng trong bộ phận marketing của doanh nghiệp. Vậy, Marketing Executive là gì và lộ trình thăng tiến như thế nào? Hãy cùng Viecmarketing tìm hiểu nhé.

Marketing Executive là gì?

Để hiểu được vị trí Marketing Executive là gì, bạn nên tìm hiểu về nghĩa của Executive. Trong đó, nếu định nghĩa đơn thuần, Executive có nghĩa là sự chấm hành, thực thi hoặc nếu theo danh từ thì sẽ biểu đạt cho quyền hành pháp hoặc tổ chức hành pháp. Executive có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong nghề nghiệp, từ này có nghĩa là Quản lý, điều hành gì đó,…

Vậy, có thể hiểu rằng, Marketing Executive chính là một vị trí mang vai trò quản lý, điều hành trong bộ phận marketing. Họ sẽ cần quản lý, thực thi các chiến lược marketing hoặc những nhân viên marketing khác được phân quyền quản lý. Họ có vai trò rất quan trọng trong bộ phận marketing và trong doanh nghiệp.

Marketing Executive luôn có nhu cầu tuyển dụng cao trong doanh nghiệp
Marketing Executive luôn có nhu cầu tuyển dụng cao trong doanh nghiệp

Lộ trình thăng tiến của Marketing Executive?

Vậy, lộ trình thăng tiến của một Marketing Executive là gì? Dưới đây sẽ là những vị trí phổ biến mà bạn có thể tham khảo trong lộ trình thăng tiến của Marketing Executive. Cụ thể như sau:

Junior Marketing Executive

Đây thường là giai đoạn khởi đầu của Marketing Executive. Ở vị trí này, bạn sẽ bắt đầu rèn luyện và tích lũy các kinh nghiệm của mình bằng việc quản lý các dự án, chiến lược, chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện công việc với tư cách cá nhân hoặc sẽ có 1 – 3 nhân sự hỗ trợ cho bạn.

Bạn có thể hiểu rằng, ở mức độ Junior của vị trí này, bạn sẽ cần phải thành thạo việc quản lý, lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch marketing hoặc đội nhóm nhỏ. Mức thu nhập đối với mức độ này tham khảo thường dao động từ 6- 10 triệu đồng/tháng với từ 1 – 3 năm kinh nghiệm.

Senior Marketing Executive

Senior Marketing Executive thường được sử dụng để chỉ những nhân sự đã có kinh nghiệm từ 2 – 4 năm trong lĩnh vực của mình. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm hơn, có thể kiểm soát được những rủi ro, sự cố trong công việc.

Marketing-Executive-topcv-5
Bạn có thể đạp cấp Senior Marketing Executive sau 2 – 4 năm

Với cấp độ này, bạn sẽ thực hiện những nhiệm vụ như sau:

  • Lên các ý tưởng, kế hoạch cho hoạt động marketing, tiếp nhận kế hoạch từ quản lý của họ.
  • Thực hiện triển khai, theo dõi các kế hoạch, chiến dịch marketing thuộc nhiệm vụ, sự quản lý của mình.
  • Quản lý các nhân sự hoặc những cấp độ Marketer thấp hơn theo sự phân công của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong một số trường hợp, thông thường các Senior Marketing Executive sẽ chỉ làm việc với tư cách thành viên thay vì trở thành người quản lý của độ nhóm đó.
  • Tổng hợp các số liệu, phân tích và báo cáo cho quản lý và ban giám đốc.

Để thực hiện được những công việc trên, họ cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau như khả năng lập kế hoạch, đo lường, tổ chức các chiến dịch,… Mức lương tham khảo hàng tháng của vị trí này dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Marketing Specialist

Sau một thời gian làm việc và tích lũy với vai trò là Marketing Executive, bạn có thể lựa chọn phát triển thành quản lý, làm tự do độc lập hoặc trở thành vị trí chuyên gia – Marketing Specialist. Marketing Specialist là vị trí chuyên gia và có hiểu biết sâu sắc, vững chắc về ngành nghề mà họ đang theo đuổi, ở đây chính là Marketing. 

Marketing-Executive-topcv-2
Marketing Specialist là vị trí đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng chuyên môn

Ở vị trí Marketing Specialist, bạn sẽ tập trung phát triển vào một chuyên môn chính trong lĩnh vực marketing. Ví dụ như trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Digital Marketing, lĩnh vực sáng tạo nội dung – content marketing, chuyên gia trong hoạt động truyền thông,…

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực riêng mà nhiệm vụ của Marketing Specialist sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung bạn sẽ thực hiện gần như từ A – Z những công việc ở vị trí đó. Ví dụ như lên kế hoạch, thực thi, đánh giá kết quả, tối ưu chiến dịch,… Mức lương trung bình tại vị trí Marketing Specialist tham khảo khoảng 15 – 18 triệu đồng/tháng.

Làm việc độc lập – Freelancer

Trở thành Freelancer trong lĩnh vực Marketing cũng là sự lựa chọn của nhiều người sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực này. Tương tự với vị trí Marketing Specialist, các Freelancer phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn sâu trong lĩnh vực mà họ làm việc.

Bên cạnh đó, khi làm việc độc lập, các Freelancer sẽ cần phải biết cách quảng bá dịch vụ của bản thân, làm việc, đàm phán với khách hàng. Mức thu nhập của các Freelancer sẽ còn tùy thuộc vào từng chuyên môn mà họ đảm nhiệm, năng lực của bản thân. Bạn có thể đạt được vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng khi làm Freelancer.

Marketing-Executive-topcv-6
Trở thành Freelancer cũng là một sự thăng tiến khi làm Marketing Executive

Marketing Team Leader/Supervisor

Marketing Team Leader hay Supervisor (giám sát viên) là những vị trí thăng tiến tiếp theo của Marketing Executive khi lựa chọn phát triển theo định hướng quản lý. Ở vị trí quản lý cấp thấp/cấp trung này, bên cạnh thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, họ cần phải biết cách quản lý đội nhóm của mình. Ví dụ như những nhiệm vụ sau:

  • Thực hiện lên các kế hoạch, KPI cho đội nhóm do mình quản lý, giám sát.
  • Theo dõi, giám sát công việc của các thành viên trong đội nhóm.
  • Hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các thành viên trong đội nhóm khi cần thiết.
  • Thực hiện các biện pháp để tối ưu hóa hoạt động, công việc của nhân viên, giúp tăng cường hiệu quả của họ tốt hơn. Từ đó đạt được những mục tiêu chung trong công việc.
  • Phối hợp cùng bộ phận nhân sự thực hiện tuyển dụng, đào tạo chuyên môn cho nhân sự.
  • Lập các báo cáo theo quy định của doanh nghiệp.

Với vai trò là một Marketing Team Leader, công việc của bạn có thể sẽ mang tính chất bao quát và rộng hơn so với vị trí Supervisor. Vì vậy, mức thu nhập của 2 vị trí này cũng có sự khác biệt. Đối với Marketing Team Leader, mức thu nhập trung bình tham khảo khoảng 20.9 – 26.1 triệu đồng/tháng. Đối với vị trí Marketing Supervisor, mức thu nhập tham khảo khoảng 14 – 25 triệu đồng/tháng.

Marketing-Executive-topcv-8
Trở thành Freelancer cũng là một sự thăng tiến khi làm Marketing Executive

Marketing Manager/Director

Marketing Manager/Director là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Đây là những trưởng phòng Marketing hoặc giám đốc Marketing. Đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, giám đốc Marketing thường sẽ là vị trí trưởng phòng Marketing và không có vị trí quản lý cao hơn.

Đối với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, giám đốc Marketing có thể sẽ quản lý nhiều phòng ban khác nhau trong bộ phận Marketing. Ví dụ như phòng sáng tạo nội dung, phòng SEO, phòng quảng cáo,… Công việc của Marketing Manager hay Director thường sẽ liên quan đến cấp độ lập kế hoạch, chiến lược chung cho hoạt động marketing.

Họ cũng phải thực hiện các công việc với vai trò là người quản lý, lãnh đạo. Ví dụ như quản lý đội ngũ nhân sự, quản trị nguồn nhân lực,… Với vị trí này, bạn có thể nhận được mức thu nhập tham khảo từ 20 – 35 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập cao nhất tham khảo khoảng 160.1 triệu đồng/tháng.

Marketing-Executive-topcv-3
Marketing Manager/Director là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp

Chief Marketing Officer – CMO

Chief Marketing Officer – CMO được xem là đích đến trong đường đua sự nghiệp của hầu hết các vị trí trong lĩnh vực Marketing. Chief Marketing Officer là Giám đốc điều hành bộ phận Marketing và là vị trí cấp cao. Họ sẽ thường xuyên phải phối hợp làm việc với các vị trí C-Suite (điều hành) khác như CEO, CTO, COO,….

Theo đó, CMO gần như là người đưa ra các định hướng chiến lược trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về hoạt động marketing của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là người xác định những yếu tố liên quan đến thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu đó. Bên cạnh đó, Chief Marketing Officer cũng sẽ cùng làm việc với các C-Suite khác về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Để trở thành một CMO, bạn cần phải có thời gian tích lũy làm việc lâu dài trong lĩnh vực Marketing. Khoảng thời gian đó có thể kéo dài đến hơn 10 năm. Bên cạnh đó, bạn cũng phải có sự nhanh nhạy về thời điểm, xu hướng thị trường,… Đây là điều cần thiết trong lĩnh vực marketing. Mức thu nhập của vị trí này tham khảo khoảng từ 55 – 75 triệu đồng/tháng.

Marketing-Executive-topcv-9
Để trở thành một CMO, bạn cần phải có thời gian tích lũy làm việc lâu dài

Làm thế nào để thăng tiến nhanh chóng hơn?

Để từ một Marketing Executive trở thành CMO nhanh chóng, bạn sẽ cần phải có nhiều yếu tố, sự rèn luyện và kỹ năng khác nhau. Dưới đây sẽ là một số yếu tố mà bạn có thể tham khảo:

Kỹ năng chuyên môn của Marketing Executive

Chuyên môn vững chắc là một điều không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một Marketing Executive thành công và thăng tiến cao hơn. Tùy thuộc vào con đường mà bạn muốn theo đuổi để lựa chọn được kỹ năng chuyên môn phù hợp. Dưới đây là một số kỹ năng chuyên môn mà bạn có thể tham khảo:

  • Digital Marketing.
  • Kỹ năng liên quan đến các chiến dịch Marketing.
  • Kỹ năng về phát triển sản phẩm – chiến lược bán hàng.
  • SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
  • Kỹ năng Content Marketing – tiếp thị nội dung.
  • Kỹ năng quảng cáo liên quan đến các kênh marketing hiện nay.
  • Các kỹ năng về truyền thông, quan hệ báo chí,…
Marketing-Executive-topcv-7
Marketing Executive cần có chuyên môn vững để phát triển

Phẩm chất mà Marketing Executive cần có

Nếu bạn thực sự khao khát trở thành một người thành công trong lĩnh vực Marketing, có một số phẩm chất quan trọng mà bạn cần phải sở hữu. Theo các chuyên gia trong ngành, những phẩm chất này có thể giúp bạn thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp của mình. Bao gồm như:

  • Hiểu về cách điều hành kinh doanh.
  • Luôn hướng đến khách hàng trong mọi hoạt động.
  • Biết xây dựng – phát triển các mối quan hệ.
  • Có tư tưởng về khả năng chiến lược, nhìn xa trông rộng tối.
  • Biết cách xây dựng đội ngũ và làm việc nhóm.
  • Có khả năng giao tiếp, khả năng quan sát tốt.
  • Không ngại đổi mới và có khả năng sáng tạo ra những sự đổi mới.
  • Có khả năng thích ứng cao với bất kỳ vấn đề nào.
  • Tò mò, khiêm tốn, ham học hỏi, chịu được áp lực trong công việc.
Marketing-Executive-topcv-4
Để thăng tiến khi là Marketing Executive bạn cần biết về điều hành kinh doanh

Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về vị trí Marketing Executive là gì và lộ trình thăng tiến của vị trí này với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Bên cạnh đó, nếu bạn đang quan tâm đến với các vị trí trong bài viết nói trên, hãy truy cập ngay TopCV để tiếp cận với những cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *