SWOT là mô hình phân tích được nhắc đến khá nhiều trong kinh doanh và Marketing. Nếu bạn đang tìm hiểu về mô hình SWOT là gì? Bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Viecmarketing.com giải đáp cho bạn mô hình SWOT là gì? Cách ứng dụng vào Marketing như thế nào?
Tìm hiểu về mô hình SWOT là gì?
Để hiểu hơn về việc ứng dụng ma trận SWOT vào Marketing, bạn nên tìm hiểu về khái niệm của mô hình SWOT là gì. Bên cạnh đó, cần hiểu về các thành phần của mô hình này như thế nào. Cụ thể như sau:
Mô hình SWOT là gì?
Mô hình SWOT hay ma trận SWOT là một mô hình phân tích, giúp cho doanh nghiệp hoặc người làm kế hoạch có được cái nhìn tổng quan khi lên bất kỳ kế hoạch nào. Mô hình SWOT là khái niệm viết tắt của 4 cụm từ gồm Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.
Đây được xem là mô hình phân tích đơn giản nhất để có thể hình thành những đặc điểm đầu tiên của bản kế hoạch. Từ mô hình SWOT, người lập kế hoạch sẽ có thể phân tích tổng quan được đối thủ cạnh tranh, các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để lên được bản kế hoạch chi tiết hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: AIDA là gì? Cách ứng dụng AIDA trong Marketing siêu hiệu quả
Các thành phần của mô hình SWOT là gì?
Như đã nhắc đến ở phần khái niệm của mô hình SWOT là gì ở trên, trong ma trận này sẽ gồm 4 thành phần chính như sau:
- Điểm mạnh (Strengths): Các đặc điểm doanh nghiệp, dự án sẽ có lợi thế hơn so với những đối thủ trên thị trường.
- Điểm yếu (Weaknesses): Nêu ra những hạn chế mà doanh nghiệp, dự án sẽ có bất lợi hơn so với đối thủ trên thị trường.
- Cơ hội (Opportunities): Là những đặc điểm mà sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhận được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
- Thách thức (Threats): Là những đặc điểm mà doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường.
Cách ứng dụng trong Marketing của Mô hình SWOT là gì?
Việc áp dụng mô hình SWOT trong Marketing sẽ vẫn bám sát vào 4 yếu tố chính của mô hình này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm vững các ưu – nhược điểm để có thể ứng dụng mô hình này hiệu quả hơn.
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh là những yếu tố mà bạn cho rằng doanh nghiệp, dự án của bạn nổi bật và hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nó có thể là những yếu tố như bộ máy nhân sự, nguồn lực về tài nguyên, bộ máy lãnh đạo.
Phân tích điểm mạnh sẽ giúp bạn tìm ra được USP của doanh nghiệp. Đối với yếu tố điểm mạnh, bạn cần phân tích, trả lời những câu hỏi sau:
- Những điểm mà khách hàng yêu thích ở sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn là gì?
- Doanh nghiệp, dự án của bạn có lợi thế như thế nào với những ngành nghề khác trên thị trường.
- Đặc tính thương hiệu mà bạn cho rằng tạo ra sự thu hút nhất với khách hàng là gì?
- Những ý tưởng bán hàng độc đáo, lộ trình bán hàng của bạn như thế nào?
- Những tài nguyên mà bạn có lợi thế hơn đối thủ là gì?
>>> Xem thêm: Mô hình 5W1H là gì? 6 bước lập kế hoạch Marketing với 5W1H
Điểm yếu (Weaknesses)
Trái ngược với điểm mạnh, điểm yếu sẽ là những yếu tố, hạn chế của dự án, doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ mà bạn cần thẳng thắn nhìn nhận. Từ những điểm yếu đó, bạn sẽ đưa ra được phương hướng hạn chế hoặc khắc phục phù hợp.
Tương tự với điểm mạnh, khi phân tích điểm yếu để thực hiện chiến lược Marketing, bạn nên lưu ý trả lời những câu hỏi như sau:
- Khách hàng sẽ không thích, không hài lòng với những vấn đề gì ở sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn?
- Khách hàng thường khiếu nại, đề cập những vấn đề nào khi review, đánh giá sản phẩm, dịch vụ đối với thương hiệu của bạn?
- Tỉ lệ khách hàng hủy đơn hàng, không hoàn thành hoặc không thực hiện các giao dịch là bao nhiêu?
- Những khó khăn mà bạn có thể gặp phải khi triển khai các kênh bánh hàng của doanh nghiệp, dự án?
>>> Xem thêm: Mô hình Smart là gì? Cách ứng dụng mô hình Smart trong Marketing
Cơ hội (Opportunities)
Cơ hội là những yếu tố có thể giúp doanh nghiệp thành công ở chiến dịch Marketing của mình, ví dụ như:
- Xu hướng công nghệ, thị trường của doanh nghiệp, dự án như thế nào?
- Những thay đổi tạo ra cơ hội trong chính sách bán hàng của bạn như thế nào?
- Kiểu truyền thông nào mà bạn dự định sẽ thực hiện để thúc đẩy sự chuyển đổi khách hàng?
- Ngân sách, công cụ, tài nguyên nổi bật, chưa tận dụng hết của bạn là gì,…
Thách thức (Threats)
Đây chính là yếu tố cuối cùng trong phân tích SWOT. Với nội dung này, bạn cần lưu ý đến những yếu tố như rủi ro, thách thức từ đối thủ cạnh tranh là gì, những rủi ro trong pháp luật, rủi ro trong tài chính,…
Bên cạnh đó, việc phân tích những rủi ro, thách thức tiềm tàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Từ đó sẽ giúp tối ưu được hiệu quả hoạt động.
>>> Tìm hiểu thêm: Sơ đồ Gantt là gì? Ứng dụng của Gantt trong lập kế hoạch Marketing
Trên đây là một số thông tin về mô hình SWOT. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình SWOT, Cách ứng dụng mô hình SWOT trong Marketing như thế nào. Đừng quên truy cập ngay TopCV.vn để có thể tìm hiểu nhiều hơn về cơ hội việc làm Marketing.