Được ra đời từ 2013, SEO Entity là một trong những yếu tố giúp cho hoạt động SEO được hiệu quả hơn. Tuy vậy, vẫn có khá nhiều người khi thực hiện SEO vẫn chưa thực sự hiểu về SEO Entity là gì. Hãy cùng viecmarketing.com tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về Entity ngay sau đâu.
SEO Entity và khái niệm liên quan
SEO Entity là thực thể nào đó được hội tụ 4 yếu tố gồm duy nhất, đơn lẻ, có thể phân biệt, xác định được. Cụ thể hơn, trong SEO onpage, Entity được sử dụng để mô tả dữ liệu chi tiết, đơn giản hóa thông tin giúp Google có thể tìm hiểu website dễ dàng hơn. Từ đó, việc xây dựng thương hiệu của website trên Google được uy tín, độc nhất hơn.
>>>Xem thêm: Nhân Viên Facebook Ads Là Gì? Mô Tả Chi Tiết Công Việc
Để hiểu hơn về SEO Entity, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về một số khái niệm sau đây:
Semantic Web: Là website ngữ nghĩa, tận dụng tối đa AI để có thể mô phỏng lại cách hiểu, ngôn ngữ, cách xử lý thông tin, của bộ máy tìm kiếm,…
Metaweb: là cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên Semantic Web để chia sẻ các kiến thức với phạm vi toàn cầu. Google đã mua lại Metaweb vào bộ máy tìm kiếm của nó, làm nền tảng cho thuật toán Hummingbird và Google Knowledge Graph.
Google Knowledge Graph: Hay còn được gọi là sơ đồ tri thức. Đây là cơ sở dữ liệu được sử dụng để thu thập các dữ liệu liên quan đến từ khóa được người dùng tìm kiếm mỗi ngày, ý nghĩa sau của mỗi từ khóa là gì.
>>>Xem thêm: SEO hình ảnh là gì? Cách đưa hình ảnh lên TOP công cụ tìm kiếm
Cách triển khai SEO Entity như thế nào?
Một chiến dịch Entity SEO hoàn chỉnh và đạt được hiệu quả sẽ đòi hỏi người triển khai có các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của SEOer. Dưới đây sẽ là 5 yếu tố bạn cần biết để có thể triển khai được Entity hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:
Đồng nhất thông tin doanh nghiệp, cá nhân
Khi thực hiện Entity, bạn cần phải đồng nhất được thông tin về cá nhân, doanh nghiệp cũng như các thực thể có thật trong website, các kênh Social media,… Đây sẽ là yếu tố quan trọng của một thực thể. Nếu bạn không có sự đồng nhất về thông tin, Google sẽ khó nhận biết, tạo lập được mối quan hệ của Entity đó.
Tạo content hữu ích, chuyên sâu
Với yếu tố này, bạn sẽ cần sử dụng các yếu tố liên quan như sau:
LSI Keyword và Semantic Keyword
Đây là 2 vấn đề đầu tiên bạn cần lưu ý để giúp cho content của bạn được hữu ích, chuyên sâu hơn. Là những từ, cụm từ được Google đánh giá có ngữ nghĩa liên quan đến thực thể, một chủ đề. Trong SEO Entity, LSI, Semantic keyword được đánh giá đóng vai trò quan trọng. Bởi dựa vào LSI và Semantic, Google sẽ hiểu được bài viết của bạn đang nói về chủ đề gì bởi sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Mối quan hệ của ngữ cảnh và từ khóa
Google có một kỹ thuật được gọi là sự liên kết của ngữ cảnh với những từ khóa trong website. Do đó, bạn cần phải thực hiện xây dựng liên kết giữa ngữ cảnh với từ khóa. Điều này sẽ báo cho Google biết – nhận dạng được trang web của bạn.
>>>Xem thêm: Nhân viên SEO Marketing là gì? Công việc của một nhân viên SEO
Tham khảo nội dung từ đối thủ
Bạn nên thực hiện research 10 đối thủ – 10 trang được xếp hạng đầu tiên trên Google trong lĩnh vực của bạn. Từ những trang này, bạn có thể hình dung được nội dung phù hợp, các tín hiệu mà Google đang ưu tiên để website của bạn lên top.
Thỏa mãn nội dung tìm kiếm
Đây sẽ là một trong những vấn đề quan trọng để bạn có thể tạo nên sự hữu ích, chuyên sâu của content. Hãy cung cấp thông tin giúp thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Sử dụng Schema Markup
Schema Markup – dữ liệu có cấu trúc, là cách bạn thực hiện đánh dấu lược đồ, dữ liệu một cách có cấu trúc để Google có thể đẩy mạnh, xử lý được dữ liệu trong website của bạn được tốt hơn. Đánh dấu cấu trúc cũng sẽ giúp bộ máy tìm kiếm này xây dựng được thư viện Entity của website.
Bạn có thể thực hiện Schema Markup bằng cánh dán nhãn (gắn thẻ tag) lên các bài viết, nội dung trên website của mình. Điều này sẽ giúp thể hiện rõ ràng về ý nghĩa của từng chủ đề, từng từ cho công cụ tìm kiếm.
Yếu tố liên kết
Trên thực tế, để Entity có những mối quan hệ, được liên kết với nhau thì cần thực hiện các liên kết – links. Bạn sẽ cần lưu ý đến 2 yếu tố chính về liên kết khi làm Entity, bao gồm:
- Internal Link: Là những liên kết trong chính nội bộ của website đó. Nó có thể xuất hiện dưới dạng Anchor Text, Textlink,…
- Backlink: Tương tự với internal link, backlink là những liên kết bên ngoài website đang nói về thực thể đó.
Xây dựng thương hiệu song song
Bên cạnh những yếu tố tập trung phát triển website, bạn sẽ cần thực hiện thêm hoạt động xây dựng thương hiệu song song với hoạt động này. Hiện nay, các kênh Digital Marketing, Social Network,… được đánh giá là khá hiệu quả để thực hiện xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến Entity SEO. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về SEO Entity là gì, cách triển khai Entity SEO như thế nào. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục để cập nhật các tin tức liên quan đến SEO và Marketing.
>>>Xem thêm: Account Executive Là Gì? Mô Tả Công Việc, Các Kỹ Năng Cần Có
Hình ảnh: Sưu tầm