Unique selling point là gì? Các thương hiệu lớn đã sử dụng unique selling point ra sao để thành công trong hoạt động marketing và kinh doanh? Cùng Viecmarketing tìm câu trả lời qua bài viết sau!
Unique selling point là gì?
Unique selling Point (hay đôi khi được gọi là Unique Selling Proposition) dịch sang tiếng Việt là: Đặc điểm kinh doanh độc nhất. Tức là mỗi doanh nghiệp đều cần có những điểm đặc biệt trong sản phẩm hay dịch vụ khiến khách hàng lựa chọn bạn thay vì sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
Những tính chất mà Unique Selling Point cần có là gì?
Một unique selling point đặc trưng, hiệu quả phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Tính độc đáo: Sự độc đáo là yêu cầu cơ bản của một Unique selling point. Để sản phẩm nổi bật, không lẫn trong hàng loạt những sản phẩm trên thị trường, bạn phải tạo ra giá trị, công dụng đặc biệt cho sản phẩm đó.
- Tính khả thi: Tức là khả năng thực hiện hoá và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo USP phù hợp với nguồn lực công ty cũng như có thể được duy trì lâu dài.
- Ngắn gọn, xúc tích: USP nên được đưa ra một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Tính nhất quán: USP cần được duy trì xuyên suốt. Điều này giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp và hình ảnh của sản phẩm được khắc họa rõ nét, dễ ghi sâu vào tâm khí của khách hàng.
Vai trò của unique selling point là gì?
Unique selling point tác động rất nhiều đến hiệu quả của các chiến dịch Marketing, hiệu quả kinh doanh và độ phủ của thương hiệu trên thị trường. Cụ thể, những vai trò của USP phải kể đến như sau:
- Định hướng doanh nghiệp tập trung vào giá trị cốt lõi: Để phát triển tốt, doanh nghiệp bao giờ cũng cần những yếu tố chủ chốt để bám vào và phát triển, hoàn thiện thêm. USP là lời tuyên bố, cũng là định hướng giúp doanh nghiệp luôn tập trung vào giá trị chính của mình.
- Tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm: USP giúp sản phẩm, dịch vụ trở nên nổi bật hơn. Khi cân nhắc để ra quyết định mua hàng, khách hàng thường sẽ lựa chọn sản phẩm họ biết đến nhiều hơn.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: USP khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm và doanh nghiệp với những yếu tố rất đặc trưng. Thông qua USP, doanh nghiệp cũng có thể gây dựng hình ảnh và uy tín cho thương hiệu của mình.
- Làm cơ sở cho các chiến dịch truyền thông – marketing: Xây dựng một USP tốt giúp bộ phận truyền thông, marketing có được thông điệp cốt lõi. Từ đó có thể phát triển thành những ý tưởng quảng cáo đặc sắc khác nhau.
>> Tìm hiểu thêm: Chiến Lược Marketing Là Gì – Cách Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả
Các bước để xây dựng unique selling point là gì?
Thông thường, quy trình xây dựng USP của doanh nghiệp sẽ gồm các bước:
- Phân tích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
- Cân đối giá trị mà sản phẩm dịch vụ do mình mang lại với nhu cầu thực tế trên thị trường.
>> Tham khảo thêm: USP Là Gì? Bí Quyết Tạo USP Thành Công Cho Thương Hiệu
Top unique selling point nổi bật từ các thương hiệu lớn
Bạn có thắc mắc các thương hiệu lớn trên thị trường dùng unique selling point trong kinh doanh và quảng cáo như thế nào? Unique selling point của họ là gì? Thực tế, hầu hết các thương hiệu lớn đều có USP rất rõ ràng. Sau đây là ba ví dụ với các thương hiệu điển hình:
Apple – Đột phá và đẳng cấp
Unique selling point của Apple là gì mà khiến hãng này ra mắt các dòng điện thoại và phụ kiện liên tục mà vẫn luôn rất được săn đón? Đó chính là tính đột phá và đẳng cấp.
Tính đột phá của Apple thể hiện ở việc luôn tiên phong và tạo nên những bước tiến lớn về công nghệ. Điều đó thể hiện ở:
- Ipod: Hình ảnh Steve Jobs lấy chiếc Ipod ra khỏi túi nhỏ của quần jeans thực sự đã gây chấn động giới công nghệ. Ipod chính là sản phẩm mở đầu cho dòng máy nghe nhạc có kích thước nhỏ gọn.
- Iphone: Iphone là sản phẩm tiên phong của dòng điện thoại cảm ứng. Vào năm 2007, việc có thể tương tác cảm ứng trên màn hình điện thoại đã khiến sản phẩm của Apple trở nên nổi bật và tạo nên xu hướng mới cho những chiếc điện thoại thông minh.
Bên cạnh đó, Apple còn khẳng định sự đẳng cấp của mình thông qua:
- Thiết kế sản phẩm ngày càng sang trọng, tinh tế
- Mức giá ổn định
- Sản phẩm ít khấu hao so với các đối thủ
- Các tiêu chuẩn cao về chất lượng phụ kiện
Coca Cola – Độc bản và gắn kết
Coca Cola là một trong những sản phẩm nước ngọt phổ biến và tồn tại trên thị trường lâu nhất. Vậy, để có thể chiếm được thị phần lớn, Coca Cola đã sử dụng unique selling point là gì?
Đó là sự độc bản và gắn kết, thể hiện qua:
- Original taste (hương vị nguyên bản) của Cocacola là một trong những hương vị khác biệt và làm nên biểu tượng.
- Bộ nhận diện thương hiệu với hai màu nóng (đỏ, vàng) mang lại cảm giác ấm cúng
- Hình ảnh cánh én được sử dụng trong quảng cáo khiến khách hàng liên tưởng đến sự ấm cúng, sum vầy.
Biti’s – Giày Việt cho người Việt
Biti’s đã khéo léo sử dụng xuất thân là thương hiệu nội địa để đưa vào các chiến dịch quảng bá sản phẩm. Không khó để nhận ra Biti’s sử dụng unique selling point là gì, bởi trong mỗi hoạt động truyền thông của nhãn hàng ta đều nhận thấy:
- Câu chuyện truyền thông: Đi để trở về gắn liền với tình thân và các địa danh Việt Nam
- Mức giá hợp lý với mức thu nhập của người Việt
- Hợp tác với các nghệ sĩ người Việt Nam nổi tiếng
- Câu slogan ngắn gọn, xúc tích.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc unique selling point là gì? Bên cạnh đó, bài viết còn mang đến thông tin về vai trò, các bước xây dựng cũng như ví dụ về USP của các thương hiệu lớn. USP là tiền đề gúp thương hiệu trở nên nổi bật và phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Chính vì vậy, hãy đầu tư xứng đáng cho việc tạo dựng USP cho thương hiệu của mình. Để tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác, cũng như khám phá hàng ngàn cơ hội việc làm hấp dẫn, đừng quên truy cập TopCV ngay!