usp-la-gi

USP là gì? Bí quyết tạo USP thành công cho thương hiệu

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nếu bạn là một người thường xuyên quan tâm hoặc làm việc trong lĩnh vực Marketing, chắc hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ USP. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về USP là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về USP là gì, bài viết sau đây của viecmarketing.com sẽ giúp ích cho bạn.

Tìm hiểu về USP là gì?

Để tạo được USP thành công cho thương hiệu, bạn cần hiểu được khái niệm của USP là gì, lý do thương hiệu cần có USP là gì. Cụ thể như sau:

USP là gì?

USP – Unique Selling Point – được hiểu đơn giản là điểm bán hàng độc nhất của thương hiệu. Hay, USP là yếu tố để giúp khách hàng nhớ đến, phân biệt thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bạn cần thực hiện USP đồng nhất trên các kênh Marketing của mình.

Trước khi bạn thực hiện bán sản phẩm, dịch vụ nào, bạn sẽ cần phải thực hiện bán chính mình trên đó. Đây là một điều đặc biệt quan trọng khi sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn tương tự so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Lúc này, USP chính là một trong những “chìa khóa” để doanh nghiệp có thể bứt phá.

>>>Xem thêm: Mô hình Smart là gì? Cách ứng dụng mô hình Smart trong Marketing

Tìm hiểu về USP là gì?
Tìm hiểu về USP là gì?

Lý do thương hiệu cần có USP là gì?

Để xác định được lý do thương hiệu cần có USP là gì, bạn cần biết được lợi ích của USP là gì. USP đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, các hoạt động Marketing, truyền thông. Tuy vậy, 3 lợi ích sau đây được xem là nổi bật nhất:

Tạo lòng tin: USP sẽ giúp cho bạn có thể lấy được niềm tin từ khách hàng. Để làm được điều đó, bạn cần phải thông báo cho khách hàng của bạn về USP của thương hiệu với đối thủ của mình.

Thông báo cho khách hàng về doanh nghiệp: Qua USP, khách hàng có thể biết được bạn là ai. Bạn sẽ cần công bố cho khách hàng về những thông tin, vị thế của bạn trên thị trường.

Giúp doanh nghiệp đứng đầu thị trường: Nếu bạn có thể xác định và vận dụng được USP hiệu quả, bạn có thể thúc đẩy  doanh nghiệp phát triển, đánh bại được những đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài những lợi ích trên, việc áp dụng USP cũng rất quan trọng để giúp cho chiến dịch Marketing, truyền thông của bạn được hiệu quả hơn. Tuy vậy, hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của USP và xác định được USP ở giai đoạn ban đầu.

Các bước để xác định USP cho thương hiệu

Trên thực tế, việc xác định được USP như thế nào sẽ không có quy trình cụ thể. Bởi, nó sẽ còn tùy thuộc dựa vào nhiều yếu tố khách quan từ doanh nghiệp. Tuy vậy, bạn có thể thực hiện theo những bước cơ bản sau đây để xác định được USP cho thương hiệu của mình. Bao gồm:

Bước 1 – Thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng

Bạn cần phải xác định xem khách hàng sẽ đánh giá cao về một sản phẩm, dịch vụ ở đặc điểm gì. Sau khi xác định được những vấn đề đó, tìm được điểm chung cơ bản của ngành, bạn sẽ ban đầu xác định được USP của thương hiệu là gì.

>>>Xem thêm: Sơ đồ Gantt là gì? Ứng dụng của Gantt trong lập kế hoạch Marketing

Thấu hiểu về nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn tìm được USP của thương hiệu

Bạn cũng nên mời những chuyên gia trong ngành để có thể thực hiện phân tích, biện pháp luận tốt hơn. Ngoài ra, nên lưu ý thêm một số vấn đề, câu hỏi như sau:

  • Khách hàng muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn trong trường hợp nào?
  • Họ sẽ thường sử dụng như thế nào?
  • Tại sao họ cần sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  • Mức chi tiêu của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của bạn tối đa là bao nhiêu?
  • Thời gian để họ sử dụng lại sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Bước 2 – Hiểu rõ thị trường, đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh việc thấu hiểu khách hàng, bạn sẽ cần phải hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình, thị trường mà sản phẩm, dịch vụ của bạn đang hoạt động. Hãy nghiên cứu những thông tin này qua các kênh Marketing hiện tại của họ. Phân tích thêm về USP của đối thủ thật chi tiết. Từ đó, đánh giá về yếu tố cạnh tranh của bạn với đối thủ như thế nào.

Bước 3 – Tìm hiểu về động cơ, hành vi mua hàng

Bạn cần xác định về động lực, mong muốn, động cơ nào thúc đẩy khách hàng muốn sở hữu, sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ngoài ra, cần thấu hiểu về hành vi mua hàng của họ như thế nào. Việc xác định hành vi mua hàng cần giải quyết được những vấn đề sau:

  • Khách hàng sẽ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của bạn ở đâu?
  • Họ sẽ hứng thú với những nội dung Marketing nào?
  • Họ sẽ cần những thông tin gì trước khi đến quyết định mua hàng?
  • Họ mua hàng ở những kênh, phương tiện nào?

>>>Xem thêm: CRM là gì? Những doanh nghiệp nào cần xây dựng hệ thống CRM

Bước 4 – Xác định và duy trì USP

Sau khi đã thực hiện những bước trên, bạn sẽ xác định được USP của mình. Tuy vậy, trong quá trình vận hành, hoạt động, bạn cần phải bảo vệ và duy trì USP của mình để không bị đối thủ sao chép và sử dụng.

Sau khi xác định được USP, bạn cần duy trì được nó

Có thể thấy rằng, USP chính là một trong những đặc điểm để giúp thương hiệu của bạn có thể nổi bật hơn đối thủ trên thị trường. Do đó, các doanh nghiệp, người làm Marketing cần phải nắm bắt được USP của thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ là gì. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về USP là gì và cách để xác định USP.

>>>Xem thêm: IMC là gì? Vai trò của chiến lược IMC trong truyền thông Marketing

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *