imc-la-gi

IMC là gì? Vai trò của chiến lược IMC trong truyền thông Marketing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Các chiến lược IMC góp phần không hề nhỏ trong việc thực hiện hoạt động Marketing, truyền thông của doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu chính xác về khái niệm của IMC là gì. Nếu bạn cũng đang đang tìm hiểu về IMC là gì, bài viết chi tiết dưới đây của viecmarketing.com sẽ hữu ích cho bạn.

Tìm hiểu về IMC là gì?

Khái niệm IMC là gì?

IMC (Integrated Marketing Communication) là truyền thông Marketing tích hợp. Hay, hiểu đơn giản hơn, IMC chính là khái niệm để chỉ các hoạt động truyền thông có sự liên kết chặt chẽ, hướng đến mục tiêu chung là truyền tải thông điệp nào đó về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu đến người tiêu dùng.

Thông điệp này cần được truyền tải một cách rõ ràng nhất có thể. IMC sẽ gồm nhiều công cụ để thực hiện được mục tiêu nói trên. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều công cụ IMC với nhau.

>>>Xem thêm: Mô Hình Launching – Bí Quyết Giúp Doanh Nghiệp Bứt Phá Thành Công

Tìm hiểu về IMC là gì?
Tìm hiểu về IMC là gì?

Vai trò trong Marketing của IMC là gì?

Trên thực tế, để một chiến dịch Marketing truyền thông có thể thành công, bạn cần mix nhiều công cụ với nhau. Hoạt động này được gọi là phối thức chiêu thị. Khi phối hợp chúng, IMC sẽ đóng vai trò với hoạt động Marketing như sau:

  • Là công cụ truyền thông hỗn hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Đạt được mục đích Marketing của doanh nghiệp đã đề ra trước đó.
  • Khi thực hiện IMC thành công, doanh nghiệp có thể tăng nhận thức của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu,… uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao hơn.
  • Duy trì lòng trung thành, niềm tin của khách hàng với thương hiệu.
  • Là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với đối thủ của mình. Nâng tầm giá trị của thương hiệu tốt hơn.

Ưu – nhược điểm của IMC là gì?

Bất kỳ chiến lượng nào trong Marketing đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Và IMC cũng không ngoại lệ, bạn có thể tham khảo về ưu – nhược điểm của IMC như sau:

Ưu điểm của IMC là gì?

  • Hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu nhiều hơn.
  • Đưa quảng cáo, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn xuất hiện ở nhiều nơi, tăng điểm chạm với khách hàng.
  • Hỗ trợ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng do các hoạt động IMC đều dựa trên góc nhìn của khách hàng.
  • Tạo dựng niềm tin, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Giúp cải thiện được nhận thức của khách hàng, người tiêu dùng về thương hiệu.

Nhược điểm của IMC là gì?

  • Có thể tạo ra sự bất đồng quan điểm giữa nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, bởi để thực hiện được IMC cần có sự đóng góp của những bộ phận đó.
  • Do khối lượng thông tin lớn, IMC thường có thể gây ra tình trạng “bội thực” thông tin với khách hàng.
  • IMC thường sẽ được thực hiện dựa trên góc nhìn của khách hàng, do đó, thương hiệu thường sẽ dễ bỏ qua những ý tưởng sáng tạo của team nội bộ, khiến cho họ giảm hứng thú khi tham gia vào chiến dịch.
  • IMC tạo sự khó khăn hơn khi thực hiện đo lường ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng so với tổng chi phí đầu tư ban đầu).
  • Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện IMC khi chưa đủ nguồn lực cần thiết.

>>>Xem thêm: Hoạch Định Chiến Lược Là Gì? Các Bước Hoạch Định Chiến Lược Marketing

Doanh nghiệp cần có nguồn lực lớn để thực hiện IMC
Doanh nghiệp cần có nguồn lực lớn để thực hiện IMC

6 công cụ IMC mà bạn cần biết khi áp dụng vào Marketing

Trong IMC, bạn có thể áp dụng phối hợp 6 công cụ sau đây để thực hiện chiến dịch Marketing, truyền thông cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể bao gồm:

Advertising – quảng cáo: Là hình thức truyền thông bạn phải trả tiền để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ của bạn đến người tiêu dùng. Advertising sẽ giúp hình ảnh, tính cách thương hiệu tiếp cận đến người tiêu dùng nhanh chóng, thuyết phục hơn.

Direct Marketing – tiếp thị trực tiếp: Là hình thức đưa sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn đến trực tiếp với khách hàng. Hình thức này có mục tiêu chính là tăng doanh số bán hàng, tạo ra phản hồi ngay tại điểm giao dịch.

Sale Promotion – khuyến mại: Đây cũng là một công cụ khác trong IMC mà bạn có thể sử dụng. Mục tiêu của Sale Promotion là giúp xúc tác bán hàng, tăng lượng tiêu thụ cho hàng hóa tốt hơn.

PR – quan hệ công chúng: Là phương pháp, hoạt động giao tiếp mà cá nhân, tổ chức sử dụng để nâng cao hiểu biết, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tượng khách hàng của mình.

Sponsorship – tài trợ: Khi có nguồn lực tài chính đủ mạnh, doanh nghiệp có thể thực hiện Sponsorship. Đây là hoạt động mà doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho một hoạt động nào đó để đổi lại lợi ích về quảng bá thương hiệu.

Personal Selling – bán hàng cá nhân: Là hình thức bán hàng trực tiếp giữa người – người. Trong đó, người bán hàng sẽ cố gắng tư vấn, hỗ trợ cho người mua về tính năng, tiện ích của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.

>>>Xem thêm: Guideline là gì? Tầm quan trọng của Guideline với thương hiệu

Bạn cần phối hợp nhiều công cụ IMC để đem lại được hiệu quả
Bạn cần phối hợp nhiều công cụ IMC để đem lại được hiệu quả

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chiến lược IMC. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về chiến lược IMC là gì và cách vận dụng vào Marketing truyền thông. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục này để có thể cập nhật được những thông tin thú vị hơn về lĩnh vực Marketing nhé.

>>>Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Cách phát triển kênh phân phối hiệu quả

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *