Vai trò của màu sắc trong quảng cáo là gì? Liệu màu sắc có ảnh hưởng đến sự thành bại của một chiến dịch marketing? Cùng Viecmarketing tìm câu trả lời qua bài viết sau!
3 Vai trò của màu sắc trong quảng cáo mà bất cứ Marketer nào cũng nên biết
Như bạn đã biết, sự thành công của một chiến dịch quảng cáo là tổng hòa của rất nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn: Nội dung, ý tưởng, kết quả phân tích thị trường, tư duy sáng tạo,… Trong đó, lựa chọn màu sắc trong các sản phẩm truyền thông cũng góp phần quan trọng không kém. Vậy những vai trò của màu sắc trong quảng cáo là gì?
Thu hút sự chú ý của khách hàng
Đa số các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định rằng màu sắc ảnh hưởng đến mức độ chú ý của khách hàng vào sản phẩm marketing. Độ thu hút của màu sắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Độ tuổi: Những độ tuổi khác nhau sẽ có xu hướng ưa chuộng những màu sắc khác nhau. Sử dụng màu sắc đúng độ tuổi của tệp khách hàng tiềm năng sẽ khiến họ chú ý hơn đến hình ảnh quảng cáo.
- Màu sắc xu hướng: Trước đây, quảng cáo cực kỳ ưa chuộng những tone màu rực rỡ như đỏ, vàng, cam. Nhưng hiện tại, các màu đơn sắc, màu pastel, v.vv lại trở nên phổ biến và chiếm được nhiều thiện cảm hơn. Hoặc có những thời điểm thị trường nổi lên “cơn sốt” một màu sắc nhất định. Khi đó bất cứ post hay banner quảng cáo nào sử dụng tone màu đó đều thu hút được sự chú ý từ khách hàng. Đặc biệt là trong ngành thời trang, khi màu sắc xu hướng được cập nhật theo từng tháng, mùa, năm thì việc điều chỉnh màu sắc lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Khí hậu, thời tiết: Vào những mùa nắng nóng, các thiết kế mang màu sắc dịu mát bao giờ cũng thu hút người nhìn hơn là màu chói. Còn vào mùa lạnh, những thiết kế sử dụng tone màu trầm ấm lại có phần nổi bật hơn.
Tạo nên tính đặc trưng và đồng nhất cho thương hiệu
Khi sử dụng màu sắc một cách đồng nhất và hài hòa, khách hàng sẽ cảm thấy rất ấn tượng với thương hiệu của bạn. Một nghiên cứu đã chỉ ra màu sắc giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu lên đến 85%. Khi khách hàng đã quen thuộc với thương hiệu, họ sẽ bắt đầu có lòng tin vào các sản phẩm của thương hiệu đó.
Ngoài ra, màu sắc bạn sử dụng trong bộ nhận diện thương hiệu còn là cách để gửi gắm các thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng. Chẳng hạn khi tuyên bố thương hiệu ống hút của mình được làm từ cỏ, thân thiện và bảo vệ môi trường, bạn nên sử dụng tone màu chủ đạo là xanh lá. Màu xanh lá như một lời khẳng định sứ mệnh bảo vệ môi trường mà công ty của bạn đang muốn hướng tới.
Để đạt được hiệu quả tốt, màu sắc nhận diện thương hiệu cần được phủ kín ở mọi nơi trong doanh nghiệp, bao gồm:
- Thiết kế, trang trí nội thất văn phòng
- Logo
- Ảnh, video trên các kênh truyền thông
- Đồng phục
- Giao diện website
>> Tìm hiểu thêm: Thương Hiệu Là Gì? Yếu Tố Cấu Thành Một Thương Hiệu Thành Công
Tác động đến tâm lý, kích thích nhu cầu mua hàng
Một vai trò của màu sắc trong quảng cáo không thể không nhắc đến là sự chi phối tâm lý, kích thích nhu cầu mua hàng. Hãy cùng xem cách màu sắc thúc đẩy khả năng chốt đơn của khách hàng như thế nào!
Thứ nhất, như đã nói ở trên, màu sắc làm tăng độ nhận diện thương hiệu. Màu sắc góp phần khiến sản phẩm đi vào tâm thức của khách hàng, khiến họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng hơn ở sản phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, 80% khách hàng luôn chọn mua những sản phẩm quen thuộc với họ thay vì các sản phẩm quá lạ lẫm trên thị trường. Như vậy, màu sắc gián tiếp kích thích nhu cầu mua hàng thông qua độ nhận diện thương hiệu.
Thứ hai, màu sắc làm tăng tương tác của khách hàng đối với các sản phẩm truyền thông online. Theo một nghiên cứu, những màu sắc như cam, cam sáng và xanh da trời sẽ thu hút tương tác của khách hàng một cách rất mạnh mẽ. Nhờ việc khách hàng chủ động tương tác, quan tâm đến sản phẩm mà bộ phận sale có thêm data để tư vấn và thuyết phục khách hàng chốt đơn. Như vậy, màu sắc gián tiếp kích thích nhu cầu mua hàng qua việc tăng tương tác.
Cách dùng và thông điệp của một số loại màu sắc
Hiểu được vai trò của màu sắc trong quảng cáo, có lẽ bạn cũng muốn biết cách lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với chiến lược marketing của mình. Sau đây là tính chất và cách sử dụng một vài màu sắc cơ bản:
>> Tìm hiểu thêm: Hoạch Định Chiến Lược Là Gì? Các Bước Hoạch Định Chiến Lược Marketing
Nhóm màu sắc ấm – nóng
Nhóm này gồm những màu chủ đạo là đỏ, cam, vàng. Vai trò chung của nhóm màu sắc này trong quảng cáo là tạo sự nhiệt huyết, vui vẻ, đam mê và tươi sáng.
Màu đỏ
Màu đỏ mang đến hai hiệu ứng khác nhau khi sử dụng trong marketing:
- Một là cảm giác tích cực. Đó là khi sử dụng màu đỏ để biểu thị cho tình yêu, đam mê, khát vọng mãnh liệt và không khí ấm áp.
- Hai là cảm giác tiêu cực. Khi này màu đỏ có thể sử dụng để biểu thị cảm xúc giận dữ, cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm, bạo lực hay chiến tranh. Bạn có thể dùng hiệu ứng màu sắc này trong những chiến dịch marketing đòn bẩy. Tức là khơi dậy sự tức giận, phẫn nộ ở khách hàng đối với một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Từ đó bày tỏ sự đồng cảm với cảm xúc của khách hàng, khiến họ thấy gần gũi, đồng điệu hơn với nhãn hàng.
Màu đỏ thường được phối với màu đen hoặc trắng. Ngoài ra còn được kết hợp với màu vàng, xanh lục, xám để tạo ra cảm giác mới lạ, đặc biệt.
Màu cam
Màu cam là màu sắc mang lại năng lượng khá tích cực trong marketing. Các hiệu ứng mà màu cam mang lại rất đa dạng, bao gồm:
- Vui tươi, nhiệt tình, tràn đầy sức sống.
- Thân thiện với sức khỏe con người.
- Ấm áp, gần gũi.
- Mang cảm giác tươi mát, gần gũi với thiên nhiên.
- Kích thích sự thèm ăn.
- Nhấn mạnh hiệu ứng giảm giá.
Màu cam có thể kết hợp với gam màu trung tính (xám, đen, be, nâu) để tạo cảm giác bớt chói mắt, khiến tổng thể sản phẩm trông “đằm thắm” hơn. Hoặc kết hợp với màu xanh dương để tạo cảm giác dịu dàng mà vẫn cá tính.
Màu vàng
Vai trò của màu vàng trong quảng cáo cũng có hai thái cực riêng biệt:
- Tích cực: Mang lại cảm giác vui tươi, ấm áp, tràn đầy năng lượng.
- Tiêu cực: Khiến người xem cảm nhận được sự tức giận, nóng bức, ngột ngạt, hèn nhát, lừa dối và thất vọng.
Dù được dùng theo thái cực nào, màu vàng cũng có khả năng thu hút sự chú ý rất tốt. Các sắc thái của màu vàng cũng rất đa dạng. Chẳng hạn màu vàng tươi thường được dùng cho các thiết kế quảng cáo liên quan đến trẻ em. Trong khi đó màu vàng đậm hay ánh vàng lại tạo cảm giác cổ kính, hoài niệm. Cách phối nàu này phù hợp với các sản phẩm cho người lớn tuổi.
Màu vàng có thể kết hợp với màu xám, xanh lục để tạo cảm giác thanh lịch, cân bằng độ chói. Muốn an toàn hơn thì nên kết hợp với màu đen hoặc trắng. Đây là hai tone màu cổ điển thường xuyên được kết hợp với màu vàng.
Nhóm màu mát – lạnh
Nhóm này gồm 3 màu chủ yếu là xanh lục, xanh dương và tím. Vai trò chung của nhóm màu này trong quảng cáo là tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, yên tĩnh.
Xanh lục
Xanh lục có hai thái cực thể hiện gồm:
- Tích cực: Gợi liên tưởng đến màu của lá cây, rừng rậm và thiên nhiên. Khiến người nhìn vào có cảm giác may mắn, hòa hợp, thư giãn, nhẹ nhàng.
- Tiêu cực: Ở chiều hướng ngược lại, xanh lục mang đến cảm giác ghen tị, tham lam.
Để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, người ta thường dùng màu xanh bơ và xanh ô liu. Còn tạo cảm giác trù phú, ổn định, màu xanh lục tối màu (đậm màu) sẽ được ưu tiên. Ngoài ra, xanh lục còn được phối với màu đen để tạo cảm giác nhã nhặn và chín chắn. Phối với màu vàng để tạo cảm giác tinh tế và nổi bật.
Xanh dương
Hai vai trò của màu xanh dương trong quảng cáo gồm:
- Tích cực: Khơi gợi cảm giác yên bình, nhẹ nhàng, tĩnh lặng, mát mẻ, bình tĩnh, nam tính.
- Tiêu cực: Khơi gợi cảm giác buồn, xa cách.
Vai trò của màu sắc trong quảng cáo còn phụ thuộc vào cách dùng màu sắc của mỗi người. Đối với màu xanh dương:
- Khi sử dụng tone sáng sẽ rất phù hợp cho các thiết kế về massage vì nó mang đến cảm giác thư giãn, giảm stress. Trái lại tone màu trầm, đậm mang lại cảm giác buồn, thương.
- Xanh ngọc lam và xanh thiên thanh: Thể hiện sự sáng tạo, tràn đầy ý tưởng, hướng đến điều tích cực.
- Xanh dương đậm: Tạo cảm giác sang trọng, uy tín, hoàng gia, giàu có, ổn định, thịnh vượng. Rất phù hợp dùng trong các thiết kế ngành tài chính.
- Phối với màu trắng: Tạo sự trẻ trung, tươi mới.
- Kết hợp với màu đen: Mang lại cảm giác cổ điển, huyền bí, trưởng thành.
Màu tím
Giống với màu cam, màu tím ít mang lại thông điệp, cảm xúc tiêu cực trong marketing. Màu tím chủ yếu mang đến cảm giác:
- Sáng tạo
- Sang trọng
- Ma mị, huyền bí, tâm linh
- Lãng mạn
- Thư giãn
Trong mọi sắc độ, màu tím luôn có một sự nữ tính nhất định. Ngoài ra, màu tím còn gắn với hình ảnh hoa oải hương nên khá phù hợp dùng trong các thiết kế dành cho phụ nữ. Tím khi phối với các màu trung tính (trắng, be, đen, xám, nâu) sẽ mang đến cảm giác chững chạc, cổ điển. Phối với các màu tone ấm (vàng, hồng) tạo cảm giác tươi sáng, lạc quan, yêu đời.
Như vậy, màu sắc thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong marketing. Bên cạnh ý tưởng, thông điệp, biểu tượng, v.vv, màu sắc là một phần trong marketing concept. Nó giúp mọi sản phẩm quảng cáo trở nên nổi bật, thống nhất và mang đặc trưng riêng của nhãn hàng. Từ đó gián tiếp kích thích hành vi tương tác và mua hàng.
>> Tìm hiểu thêm: Marketing Concept Là Gì? Mục Đích Của Marketing Concept
Trên đây là toàn bộ thông tin về vai trò của màu sắc trong quảng cáo. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được cách kết hợp màu sắc trong các chiến dịch marketing để tạo ra hiệu quả truyền thông cao nhất. Marketing đòi hỏi sự sáng tạo và độc đáo. Có như vậy mới tạo được điểm nhấn và thu hút khách hàng. Vì vậy, thể hiện nét riêng cho doanh nghiệp qua màu sắc là một lựa chọn rất nên trải nghiệm. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích và ứng tuyển vào các vị trí marketing hàng đầu thị trường, đừng quên truy cập ngay TopCV.