Digital Marketing và Marketing truyền thống là 2 hình thức đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy, sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống là gì? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, bài viết sau đây của viecmarketing.com sẽ giải đáp giúp bạn.
Khái niệm của Digital Marketing và Marketing truyền thống
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau của Digital Marketing và Marketing truyền thống, bạn cần hiểu về 2 khái niệm này. Cụ thể như sau:
Digital Marketing
Digital Marketing là hình thức Marketing sử dụng các công cụ kỹ thuật số, phương tiện truyền thông để thực hiện hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Các kênh Digital Marketing phổ biến có thể gồm:
- Website.
- Social Media, ví dụ như Facebook, Tiktok, Instagram,..
- Content Marketing.
- Inbound Marketing.
- Email Marketing.
- PPC – SEO – SEM.
Digital Marketing phát triển đem đến nhiều lựa chọn hơn cho doanh nghiệp trong cách tiếp cận với khách hàng của mình. Bạn cũng có thể dễ dàng đo lường, phân vùng được kết quả, tệp khách hàng của mình tốt hơn.
Tuy vậy, việc sử dụng Digital Marketing nếu không cẩn thận có thể khiến người dùng cảm thấy bị phiền nhiễu. Một số chiến dịch Digital Marketing cũng có thể không đảm bảo được tính lâu dài.
>>>Xem thêm: So Sánh E Marketing Vs Digital Marketing Có Gì Khác Nhau?
Marketing truyền thống
Marketing truyền thống sẽ là các hoạt động quảng cáo liên quan đến biển, bảng hoặc các phương tiện in ấn khác. Một số hình thức Marketing truyền thống bạn có thể gặp như:
- Quảng cáo ngoài trời, ví dụ như biển quảng cáo, banner,…
- Quảng cáo trên radio, TV,…
- Quảng cáo tạp chí, telesale, mail trực tiếp,…
- Trưng bày tại các cửa hàng, showroom, tài trợ cho các sự kiện hoặc chương trình nổi tiếng,…
Marketing truyền thống nhìn chung có chi phí khá đắt đỏ và khó có thể đo lường được kết quả của các chiến dịch như thế nào. Tuy nhiên, Marketing truyền thống đem lại tính tác động, dễ hiểu hơn, dễ ghi nhớ cho người dùng hơn.
So sánh Digital Marketing và Marketing truyền thống
Để hiểu được Digital Marketing và Marketing truyền thống khác nhau như thế nào, bạn có thể so sánh các khía cạnh sau đây:
Khả năng tương tác
Marketing truyền thống: Thường sẽ là tương tác, giao tiếp một chiều, người dùng không thể phản hồi lại thông tin trên quảng cáo mà sẽ cần phải liên hệ đến kênh liên lạc khác.
Digital Marketing: Là sự tương tác hai chiều, người dùng có thể phản hồi ngay trên quảng cáo đã nhận được. Điều này sẽ giúp rút ngắn được quá trình mua hàng, chốt đơn cho doanh nghiệp.
Phương thức thực hiện
Digital Marketing: Thường là các kênh Online Marketing, kỹ thuật số như website, Social Media,…
Marketing truyền thống: Các kênh quảng cáo thông thường như truyền hình, báo chí, đài phát thanh,…
Cách thức người dùng tiếp cận thông tin
Digital Marketing: Người dùng tiếp cận chủ động.
Marketing truyền thống: Người dùng tiếp cận thụ động.
Khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng
Digital Marketing: Có thể tiếp cận tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh hơn. Để thực hiện điều đó, các phương thức quảng cáo trong Digital đều sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hướng đúng đối tượng như sở thích, độ tuổi, địa điểm.
Marketing truyền thống: Khó tiếp cận được vào đối tượng khách hàng tiềm năng tập trung bởi không thể lựa chọn được người xem quảng cáo.
Thời gian thực hiện
Digital Marketing: Có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.
Marketing truyền thống: Thường sẽ bị giới hạn ở một vùng lãnh thổ hoặc trong một khung giờ cố định.
Chi phí thực hiện
Digital Marketing: Chi phí thực hiện thấp nhưng vẫn có thể đem lại được hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Đặc biệt nếu các doanh nghiệp có thể kiểm soát, tối ưu được các hoạt động PPC và triển khai bền vững các hoạt động khác.
Marketing truyền thống: Chi phí để thực hiện Marketing truyền thống thường rất cao. Doanh nghiệp cũng rất khó có thể kiểm soát được hiệu quả so với chi phí bỏ ra có thật sự phù hợp hay không.
Một số điểm khác nhau khác
Ngoài những vấn đề trên, Digital Marketing và Marketing truyền thống còn có những điểm khác nhau khác như:
Marketing truyền thống:
- Không thể điều chỉnh được quảng cáo khi đã được xuất bản.
- Thường sẽ gắn liền với hình thức tiếp thị đại chúng và có mức độ tiếp cận đến từng khách hàng cá nhân khá thấp.
- Cần có thời gian để thu hồi và xác định được hoạt động Marketing có thật sự hiệu quả hay không.
- Người dùng không thể bỏ qua các quảng cáo theo hình thức truyền thống, đa số người dùng sẽ bắt buộc phải xem chúng.
Digital Marketing:
- Có thể điều chỉnh được quảng cáo bất kỳ lúc nào, ngay cả khi quảng cáo đã được khởi chạy.
- Có thể cá nhân hóa quảng cáo cao hơn, hiểu đơn giản là bạn có thể cho phép quảng cáo hiển thị với nhóm đối tượng mà bạn muốn.
- Có thể xác định được hiệu quả của hoạt động Digital Marketing ngay sau khi quảng cáo được khởi chạy.
- Người dùng có thể bỏ qua quảng cáo nếu họ cảm thấy không phù hợp và hữu ích với họ.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về Digital Marketing và Marketing truyền thống. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nhận biết được sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống. Bất kỳ hình thức Marketing nào cũng sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Do đó, bạn cần xem xét nhiều yếu tố để lựa chọn được hình thức phù hợp.
>>>Xem thêm: Thực Tập Sinh Marketing Là Gì? Công Việc Và Mức Lương Như Thế Nào?
Hình ảnh: Sưu tầm