7P-trong-marketing

Chi tiết về các yếu tố của mô hình 7P trong Marketing

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Bên cạnh Marketing Mix 4P, mô hình 7P trong Marketing cũng đang được áp dụng khá nhiều và giúp hoàn thiện, phù hợp hơn với nhiều doanh nghiệp khác nhau. Để hiển rõ hơn mô hình Marketing Mix 7P này, hãy cùng viecmarketing.com tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé.

7P trong Marketing là một mô hình chiến lược gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đây là công cụ hữu ích để giúp sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn. Với mục tiêu đó, 7P trong Marketing sẽ gồm những yếu tố sau:

P1 – Product – Sản phẩm

Sản phẩm được xem là hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm khách hàng cố định. Product là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm ở mô hình 7P trong Marketing.

Với yếu tố này, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Product sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định, lựa chọn sử dụng của khách hàng.
  • Cần thường xuyên tìm hiểu, nhận phản hồi về các yếu tố liên quan đến việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ, từ đó áp dụng cải tiến, cải thiện sản phẩm để phù hợp với xu hướng.

>>>Xem thêm: Marketing mix là gì? Giải mã mô hình 4P, 7P, 4C

Product là yếu tố 7P trong Marketing cần quan tâm đầu tiên
Product là yếu tố 7P trong Marketing cần quan tâm đầu tiên

Ngoài ra, với yếu tố Product, bạn nên lưu ý đến yếu tố vòng đời của sản phẩm. Nắm rõ được vòng đời của sản phẩm, bạn có thể đưa ra được chính lược để kích thích nhu cầu về sản phẩm khi vào giai đoạn thoái trào của nó. Mỗi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có 4 vòng đời như sau:

  • Introduction – giai đoạn giới thiệu.
  • Growth – giai đoạn tăng trưởng.
  • Maturity – giai đoạn trưởng thành.
  • Decline – giai đoạn thoái trào.

P2 – Price – Giá cả

Price là yếu tố về vấn đề khách hàng sẽ chi trả bao nhiêu để sở hữu, sử dụng sản phẩm. Yếu tố này của 7P trong Marketing nhấn mạnh vào quá trình định giá sản phẩm.

Đây là một yếu tố rất quan trọng, giá cả được xem là yếu tố duy nhất để giúp doanh nghiệp tạo ra được doanh thu, lợi nhuận kinh doanh. Bạn sẽ cần thực hiện các nghiên cứu, phân tích để đảm bảo được yếu tố cân bằng về giá cả.

Các chính sách về giá cũng sẽ giúp định hình được nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Bạn cần lưu ý rằng, giá cả luôn được khách hàng nhận định đi kèm với chất lượng sản phẩm.

P3 – Place – Địa điểm

Địa điểm trong Marketing Mix 7P chính là yếu tố bạn sẽ trưng bày, giới thiệu, trao đổi sản phẩm, dịch vụ của bạn ở đâu. Bạn cần định vị, phân phối sản phẩm ở những kênh có thể giúp tiếp cận khách hàng được dễ dàng hơn. Do đó, để xác định được Place, bạn cần có sự hiểu biết về thị trường.

Để xác định được Place ở 7P trong Marketing, bạn có thể lưu ý những vấn đề sau:

  • Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn ở đâu?
  • Những địa điểm mua sắm tiềm năng của khách hàng?
  • Làm thế nào để khách hàng và bạn có thể truy cập, tiếp cận được những kênh phân phối đó?
  • Các chiến lược phân phối của bạn như thế nào?

>>>Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì – Cách xây dựng chiến lược hiệu quả

Place là yếu tố giúp người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn
Place là yếu tố giúp người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn

P4 – Promotion – Quảng bá

Đây là yếu tố sẽ thực hiện mục tiêu nâng cao được sự nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Bạn sẽ cần phải thực hiện Promotion để khách hàng biết đến và tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Với quảng bá trong 7P, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Yếu tố Promotion trong 7P sẽ bao gồm Tổ chức bán hàng, quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi.
  • Bạn cần xác định sẽ làm gì để gửi các thông điệp Marketing cho khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
  • Xác định được thời điểm tốt nhất để thực hiện Promotion.
  • Xác định các kênh Promotion sẽ sử dụng là gì.

P5 – People – con người

People của 7P trong Marketing chính là yếu tố về thị trường mục tiêu, những yếu tố con người có liên quan trực tiếp đến hoạt động của khách hàng. Khi xem xét về People, bạn cần lưu ý:

  • Yếu tố con người bên ngoài: Xác định nhóm khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu càng chính xác càng tốt.
  • Yếu tố con người bên trong: Thực hiện tuyển dụng, đào tạo cho các nhân sự của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc.

P6 – Process – Quy trình

Quy trình làm việc trong 7P cần đảm bảo được yếu tốn tinh gọn, nhanh chóng, đúng với mục tiêu, thỏa thuận ban đầu. Tương tự với People, yếu tố Process trong 7P cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Process bên ngoài: Là những yếu tố liên quan đến quy trình phân phối sản phẩm, quy trình bán hàng, chính sách bán hàng cho khách hàng,…
  • Process bên trong: Liên quan đến quy trình làm việc, hoạt động nội bộ của các phòng ban với nhau, các nhân sự với nhau.

P7 – Physical Evidence

Đây chính là yếu tố liên quan đến vật chất, cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Bạn sẽ cần đảm bảo cho hoạt động Marketing luôn được thực hiện dựa trên các yếu tố vật chất, cơ sở hạ tầng, công cụ hỗ trợ tốt nhất trong khả năng cho phép của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Nhân viên SEO Marketing là gì? Có mức thu nhập là bao nhiêu?

Cần vận dụng các công cụ, vật chất tốt nhất cho hoạt động Marketing
Cần vận dụng các công cụ, vật chất tốt nhất cho hoạt động Marketing

Trên đây là một số thông tin chi tiết về 7P trong Marketing mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những Case Study của những thương hiệu như Phúc Long, McDonald’s để hiểu hơn về việc áp dụng 7P trong Marketing như thế nào.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm ứng tuyển – Bộ câu hỏi phỏng vấn marketing

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *