Tại sao không nên học Marketing? Những khó khăn khi học Marketing

Tại sao không nên học Marketing? Học Marketing có khó khăn gì

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Tại sao không nên học Marketing? Marketing có thật sự chỉ toàn màu hồng như rất nhiều chia sẻ bạn từng đọc hay không? Qua bài viết này, Viecmarketing.com sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn khác về ngành Marketing, giúp bạn thấy rõ những khó khăn, thách thức khi theo đuổi ngành này! 

Marketing là gì?

Để hiểu rõ lý do tại sao không nên học Marketing, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm Marketing là gì. Marketing hiểu đơn giản là hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm thúc đẩy hình ảnh thương hiệu và nhu cầu mua bán của khách hàng. Người làm Marketing sẽ chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích thị trường, lên kế hoạch cho các chương trình quảng cáo online và offline cho sản phẩm, đồng thời đánh giá và đưa ra các giải pháp cải tiến để không ngừng nâng cao hiệu quả. 

Marketing là hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy thương hiệu và nhu cầu mua hàng
Marketing là hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy thương hiệu và nhu cầu mua hàng

>> Tìm hiểu thêm: Marketing Là Gì? Các Loại Hình Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay?

Tại sao không nên học Marketing?

Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động Marketing càng được chú trọng. Đây cũng là ngành được đánh giá là có mức thu nhập cao, cơ hội phát triển tương đối tốt so với hầu hết các ngành nghề còn lại. Vậy tại sao không nên học Marketing?

Cần hiểu rằng ngành nghề nào cũng có những thế mạnh và khó khăn riêng. Để đưa ra quyết định có nên theo đuổi ngành nghề nào đó hay không, chúng ta cần hiểu cả hai mặt của công việc. Đối với Marketing, những thách thức lớn nhất mà bạn sẽ phải đối mặt gồm có:

Môi trường cực kỳ cạnh tranh

Lý do đầu tiên giải thích cho việc tại sao không nên học Marketing là tính cạnh tranh cực kỳ cao. 

Marketing là ngành có tính cạnh tranh cực kỳ cao
Marketing là ngành có tính cạnh tranh cực kỳ cao
  • Thứ nhất, ngành Marketing tại Việt Nam tuy đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng so với tốc độ phát triển của Marketing trên thế giới, chúng ta vẫn có những cách biệt nhất định. Vì vậy chúng ta đang phải chạy đua không ngừng để bắt kịp với những phát triển trên thế giới.
  • Thứ hai, với sự ra đời ồ ạt của các doanh nghiệp trên thị trường, ngành Marketing càng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bởi để bán được hàng hóa/dịch vụ, để có được chỗ đứng trên thị trường, không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua hoạt động Marketing. Chưa kể sự gia nhập thị trường của những doanh nghiệp nước ngoài khiến cuộc cạnh tranh trong ngành Marketing trở nên gay gắt.

Tính chất công việc luôn cần sự đổi mới

Bất cứ công việc nào cũng cần đến sự thay đổi để phù hợp với xu hướng của thị trường. Tuy nhiên với Marketing, đổi mới là sống còn. Vì vậy, nếu là người yêu thích sự ổn định trong công việc, đây sẽ là lý do chính cho việc tại sao không nên học Marketing.

Marketing không phù hợp với những người thích sự ổn định do luôn cần đổi mới
Marketing không phù hợp với những người thích sự ổn định do luôn cần đổi mới

Hãy cùng điểm qua sự thay đổi của ngành Marketing trong những năm qua! 

  • Về nội dung: Content Marketing trong khoảng 10 năm về trước khá chuộng những bài viết dài dạng blog, tâm sự. Nội dung quảng cáo cũng khá đơn thuần với việc mô tả đặc điểm của sản phẩm. Càng ngày, nội dung Marketing càng được co ngắn lại, phục vụ cho nhu cầu tiếp thu thông tin nhanh của những con người bận rộn. Cách thức truyền tải thông điệp cũng hướng tới việc mang lại giá trị cho khán giả hơn là chỉ chăm chăm quảng bá thương hiệu. 
  • Về phương tiện truyền tải nội dung: Trên nền tảng digital (website, mạng xã hội, tivi, radio, v.vv), sự chuyển dịch về cách thức Marketing diễn ra cực kỳ chóng mặt. Từ việc phát quảng cáo trên radio, ngành Marketing dần chuyển sang cạnh tranh trên sóng truyền hình khi TV bắt đầu phủ sóng rộng rãi. Sau đó, sự ra đời của Internet và các mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok, v.vv đã thay đổi hoàn toàn hình thức triển khai hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. 

Đòi hỏi sức sáng tạo cao

Sáng tạo hiểu đơn giản chỉ là tạo ra các sản phẩm mới lạ hơn so với những gì đã có. Tuy nhiên, với thực trạng “người người làm Marketing, nhà nhà làm Marketing” như hiện nay, để tìm ra được một góc nhìn mới, hướng đi mới cho lĩnh vực của bản thân thực sự là một thách thức không nhỏ.

Chưa kể, sự sáng tạo trong ngành Marketing còn phải đặt trong:

  • Một số những quy chuẩn nhất định liên quan đến tính cách, độ nhận diện thương hiệu.
  • Cường độ sản xuất cao, các sản phẩm cần được ra mắt với mật độ dày. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn phải vận dụng óc sáng tạo liên tục, không ngừng cho ra những idea mới mẻ, độc đáo.
  • Áp lực phải phá vỡ sự đề phòng của khách hàng. Hiện nay lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm Marketing đã giảm đáng kể do những chiêu trò quảng cáo không chính xác. Vì vậy sự sáng tạo của Marketer còn phải gắn liền với sự chân thành và trung thực.

Áp lực công việc vô cùng lớn

Một trong những lý do tại sao không nên học Marketing là ngành này thuộc top những ngành có áp lực công việc cao trên thị trường. Áp lực của ngành Marketing đến từ việc:

  • Phải sáng tạo liên tục, không ngừng cập nhật, trau dồi kiến thức và thay đổi góc nhìn để đổi mới nội dung.
  • Hiệu quả công việc gắn liền với những con số: Tỷ lệ click, tỷ lệ tương tác, v.vv. Ngoài ra, Marketing còn phải trực tiếp chịu trách nhiệm cho doanh thu và thị phần của doanh nghiệp. 
Marketing là ngành này thuộc top những ngành có áp lực công việc cao
Marketing là ngành này thuộc top những ngành có áp lực công việc cao

Rủi ro cao

Marketing còn là một ngành chịu ảnh hưởng nhất định bởi sự may rủi. Không phải những dự án được đầu tư càng nhiều, có sự nghiên cứu, đánh giá càng tỉ mỉ là nắm chắc thành công. Sự thành công của Marketing còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời điểm: Tại thời điểm ra mắt, thị trường có đang chuộng nội dung đó hay không? Thị hiếu của khách hàng đang hướng về điều gì?, v.vv.

Bên cạnh đó, sự rủi ro trong ngành Marketing còn nằm ở việc bạn sẽ không thể kiểm soát được phản ứng của khách hàng về các chiến dịch của mình. Bạn chỉ có thể dự đoán phản ứng đó dựa trên những phân tích và số liệu thu thập được. Trên thực tế, có rất nhiều chiến dịch truyền thông Marketing rơi vào khủng hoảng do những lỗi không thể kiểm soát như: Khủng hoảng truyền thông Vietjet Air, khủng hoảng H&M, v.vv.

>> Tìm hiểu thêm: Có Nên Học Marketing Không? Ngành Này Phù Hợp Với Những Ai?

Ngành Marketing phù hợp với người như thế nào?

Ngành Marketing phù hợp với người như thế nào?
Ngành Marketing phù hợp với người như thế nào?

Dù có thể liệt kê ra khá nhiều lý do tại sao không nên học Marketing, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, đây là một ngành xu hướng và rất hấp dẫn. Nếu có đủ những yếu tố sau đây, đừng ngại thử sức với Marketing bởi bạn sẽ kiểm soát được hầu hết những khó khăn của ngành này:

  • Có khả năng sáng tạo cao
  • Thích quan sát, tìm hiểu mọi thứ xung quanh
  • Nhạy bén với các xu hướng trên thị trường
  • Có khả năng diễn đạt tốt
  • Có khả năng đọc hiểu dữ liệu phân tích thị trường
  • Multi-task (có khả năng đa nhiệm)

>> Tìm hiểu thêm: Kỹ Năng Marketing Là Gì? Top 10+ Kỹ Năng Bạn Cần Biết

Như vậy, bài viết đã tổng hợp một số lý do chính giải thích cho thắc mắc tại sao không nên học Marketing. Có rất nhiều bạn trẻ khi chọn ngành, chọn nghề chỉ nhìn vào mặt tốt của ngành nghề mà không tìm hiểu xem những khó khăn mình sẽ phải đối mặt là gì. Hy vọng qua việc Chia sẻ kinh nghiệm của Viecmarketing.com, bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực này. Đừng quên tìm việc làm Marketing thì truy cập ngay Topcv.vn – Website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam với hàng ngàn cơ hội việc làm hấp dẫn đang chờ bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *