Brief là một loại tài liệu được sử dụng khá phổ biến trong doanh nghiệp ngày nay. Đặc biệt, đây được xem là thuật ngữ mà hầu hết các bạn làm Marketing cần nắm rõ. Nếu bạn đang tìm hiểu về Brief là gì? Hãy cùng viecmarketing.com tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Brief là gì?
Bạn cần hiểu về Brief là gì để có thể tạo được bạn Brief cơ bản. Sau đó, dựa vào những chia sẻ trong bài viết này để tạo được bản Brief phù hợp với mục đích của mình.
Brief là gì?
Brief hiểu đơn giản là một bảng tóm tắt yêu cầu, công việc mà bạn thực hiện để gửi cho người khác hoặc để lưu trữ thành tài liệu cơ sở. Đối với các công ty Agency, Brief thường được hiểu là bản tóm tắt yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của họ.
Đối với các công cty Client, Brief thường được sử dụng chủ yếu cho nội bộ. Nó sẽ là bản tóm tắt yêu cầu từ bộ phận này sang bộ phận khác, hoặc từ các nhân sự nội bộ với nhau. Ví dụ như bản Brief tóm tắt yêu cầu về thiết kế của bộ phận Marketing gửi đến cho bộ phận Designer.
>>>Xem thêm: Referral Marketing Là Gì? Hình Thức Referral Marketing Phổ Biến
Những loại Brief là gì?
Trên thực tế, Brief không hề có bất kỳ khuôn mẫu nào. Bởi nó sẽ được biến tấu để phù hợp với từng doanh nghiệp, từng mục đích khác nhau. Do đó, rất khó để phân loại được Brief. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số loại Brief được phân chi theo mục đích như sau:
Creative Brief
Thường được sử dụng nội bộ giữa bộ phận này với bộ phận khác. Ở các công ty Agency, thường sẽ là bản tóm tắt các yêu cầu của Account đến các bộ phận liên quan, chủ yếu sẽ là Team Creative.
Mục đích của Creative Brief chính là giúp Account biến đổi yêu cầu của khách hàng thành những yêu cầu để đội Creative có thể thực hiện được hiệu quả nhất. Nội dung chính của một bản Creative thường bao gồm các phần:
- Job Description: Mô tả mục tiêu, các công việc, nhiệm vụ cần thực hiện.
- Target Audience: Nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Single – Minded – Proposition (SMP): Thông tin về đặc điểm sản phẩm, các điểm khác biệt, ưu điểm, lợi ích,…
- Key Response: Mục tiêu mong muốn mà doanh nghiệp khách hàng của Agency cần đạt được. Mục tiêu về hành động khách hàng sẽ thực hiện sau chiến dịch.
- Budget: Ngân sách mà doanh nghiệp chi trả cho chiến dịch.
Communication Brief
Đây là bản tắm tắt được sử dụng giữa bộ phận Account với khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo của Agency. Communication Brief cần phải tóm tắt được đầy đủ thông tin về sản phẩm của khách hàng, mong muốn, các thông tin cần thiết khác. Một bản Communication Brief thường có những phần sau đây:
- Project: Tên – mục tiêu của dự án, thông tin giới thiệu cơ bản.
- Client: Tên của doanh nghiệp khách hàng.
- Project Description: Là phần mô tả chi tiết hơn về những yêu cầu cũng như mục đích của khách hàng.
- Brand: Tên của sản phẩm, dịch vụ mà Agency sẽ thực hiện quảng cáo cho khách hàng.
- Brand background: Nội dung nền tảng về đối thủ cạnh tranh, thị trường, sản phẩm,…
- Budget: Nguồn ngân sách dự kiến.
- Coverage: Khu vực mục tiêu của doanh nghiệp.
- Timing: Mục tiêu về thời gian, các giai đoạn thời gian làm việc.
- Target Audience: Tệp đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Objectives: Thông tin về mục tiêu tiếp thị.
>>>Xem thêm: Mass Marketing Là Gì? Khám Phá Ưu Nhược Điểm Của Mass Marketing
Bí quyết để tạo Brief chuẩn xịn nhất
Để có thể tạo được một bản Brief chuẩn xịn, bạn hãy nhanh tay lưu lại những bí quyết ngay sau đây:
Rõ ràng, ngắn gọn, súc tích
Đây là một trong những yêu cầu để khiến cho một bản Brief của bạn có thể đạt được hiệu quả. Đừng trình bày quá dài dòng, hãy chỉ trình bày những yêu cầu ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Việc trình bày quá dài dòng sẽ khiến cho người nhận bản Brief sẽ không thể hiểu được bạn đang yêu cầu gì.
Làm rõ về mục tiêu Brief
Mục tiêu trong bản Brief đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần làm rõ về mục tiêu, bởi nó sẽ là “kim chỉ nang” cho toàn bộ quá trình thực hiện công việc của toàn bộ Team. Phần mục tiêu thường sẽ liên quan đến những vấn đề như:
- Vì sao dự án được thực hiện?
- Khách hàng/bạn mong muốn nhận được gì từ dự án?
- Bạn sẽ đo lường bằng những công cụ, phương pháp nào?
Liệt kê các bên liên quan rõ ràng
Một dự án muốn được hoàn thành sẽ cần sự liên kết, làm việc của nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, bạn cần liệt kê các bên liên quan và sẽ cùng tham gia vào dự án này. Điều này cũng sẽ tránh tình trạng đùn đẩy công việc, nhiệm vụ sau này.
Xác định, phân tích các yếu tố cần thiết
Những yếu tố này có thể bao gồm thị trường của sản phẩm, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp khách hàng, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Xác định được yếu tố này sẽ làm cho bản Brief của bạn đầy đủ thông tin, chi tiết hơn.
>>>Xem thêm: Slogan Là Gì? Bí Quyết Xây Dựng Slogan Ý Nghĩa
Cân chỉnh thời gian, ngân sách
Thời gian được xem là một yếu tố đóng vai trò xuyên suốt của dự án. Do đó, bạn cần phải có sự căn chỉnh thời gian phù hợp. Agency khi bắt đầu thực hiện bất kỳ dự án nào đều cần phải tuân thủ yếu tố thời gian của khách hàng.
Về yếu tố ngân sách, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể lên gói ngân sách phù hợp. Vì vậy, khi làm Brief, bạn nên lên sẵn các phương án về ngân sách để người nhận bản Brief cũng như người làm Brief có thể thảo luận. Từ đó đưa ra khoản ngân sách phù hợp.
Trên đây là bài viết “Brief là gì? Bật mí bí quyết để tạo Brief chuẩn xịn nhất”. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về khái niệm của loại tài liệu này. Hãy luôn nắm rõ rằng, để bản Brief mang lại hiệu quả, yếu tố đầy đủ và rõ ràng sẽ đóng vai trò quan trọng.
>>>Xem thêm: Target Là Gì? Cách Target Thị Trường Mục Tiêu Hiệu Quả
Hình ảnh: Sưu tầm