Câu hỏi về ưu nhược điểm của bản thân sẽ là câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn. Hãy cùng Viecmarketing tìm hiểu về cách trả lời ưu nhược điểm khi đi phỏng phỏng giúp bạn ghi điểm tốt hơn với HR ngay sau đây nhé.
Tại sao lại có câu hỏi ưu nhược điểm?
Những câu hỏi về ưu nhược điểm hoặc điểm mạnh – điểm yếu không chỉ là một câu hỏi phỏng vấn đơn thuần. Những nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi với những mục đích khác nhau tùy vào tình hình thực tế. Tuy vậy, dưới đây là những điều mà nhà tuyển dụng muốn khai thác khi đặt câu hỏi về điểm mạnh – điểm yếu của bản thân.
Đối với câu hỏi điểm mạnh – điểm yếu của bản thân
Câu hỏi này được sử dụng để nhà tuyển dụng xác định bạn có hiểu về những thế mạnh của chính mình để phát huy nó hay không, có hiểu về điểm yếu để cải thiện và phát triển hơn trong tương lai không. Bạn cần biết rằng, không nhà tuyển dụng nào muốn thuê một nhân sự không có tinh thần phát triển làm việc.
Đối với câu hỏi điểm mạnh – điểm yếu trong công việc
Những câu hỏi về điểm mạnh – điểm yếu trong công việc được đưa ra để xác định ứng viên có thật sự hiểu về công việc mà họ đang làm hay không. Không có một công việc nào hoàn hảo tuyệt đối. Ứng viên tiềm năng là người có thể đánh giá khách quan với trong công việc của mình, không “thần thánh hóa” hoặc không tiêu cực quá công việc mình đang đảm nhiệm.
Tìm hiểu thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing thường gặp
Lưu ý trước khi trả lời ưu nhược điểm
Đối với câu hỏi này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Tham khảo mô tả công việc
Điểm mạnh, điểm yếu trong công việc của bạn nên phản ánh các yêu cầu, vai trò của vị trí mà bạn ứng tuyển. Do đó, hãy tham khảo kỹ bản mô tả công việc mà bạn nhận được. Liệt kê những ưu – nhược điểm dựa vào bản mô tả công việc của bạn. Lưu ý:
- Điểm mạnh là những kỹ năng có thể có được qua kinh nghiệm làm việc của bạn và phù hợp với bản mô tả công việc.
- Điểm yếu nên là những kỹ năng khó trong bản mô tả, và cũng nên nhấn mạnh rằng bạn đang cải thiện nó thông qua khóa học hoặc một chương trình đào tạo nào đó.
Trung thực nhưng không nên để lộ quá nhiều
Trung thực là điều quan trọng trong buổi phỏng vấn bởi doanh nghiệp sẽ không ưa thích những ứng viên sử dụng quá nhiều kỹ xảo khi trả lời câu hỏi. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý không nên để lộ những vấn đề, đặc điểm không phù hợp hoặc có thể gây ra bất lợi cho bạn trong buổi phỏng vấn với câu hỏi này.
Một số lưu ý khác nên biết
Bên cạnh 2 điểm quan trọng trên, khi trả lời câu hỏi ưu nhược điểm, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nếu có nhiều thời gian, hãy nêu thêm ví dụ thực tế về việc bạn vận dụng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Nhấn mạnh vào nội dung quan trọng, tránh trả lời quá dài dòng.
- Tập trung vào việc đưa ra 1 – 2 điểm mạnh quan trọng nhất, 1 – 2 điểm yếu có thể khắc phục của bạn. Nói ngắn gọn và súc tích nhất có thể.
Ví dụ về ưu nhược điểm khi phỏng vấn
Dưới đây sẽ là một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo để trả lời câu hỏi ưu nhược điểm của nhà tuyển dụng. Cụ thể như sau:
Cách trả lời ưu điểm trong phỏng vấn
Đối với câu hỏi liên quan đến ưu điểm, bạn có thể tham khảo một số ví dụ như sau:
Cấu trúc câu trả lời tham khảo: Tôi có ưu điểm là [ưu điểm], tôi đã rèn luyện được ưu điểm này thông qua [kinh nghiệm làm việc, cách bạn phát triển ưu điểm]. Ưu điểm này đã cho phép tôi [lợi ích của ưu điểm] trong công việc của mình.
Một số ưu điểm mà bạn có thể tham khảo như:
- Khả năng kết nối, hợp tác tốt.
- Nhanh nhạy trong cập nhật xu hướng ngành, xu hướng thị trường.
- Có khả năng sáng tạo nội dung tốt, định hướng từ vĩ mô đến chi tiết thành thạo.
- Thái độ đối diện với các vấn đề sự cố thường tích cực, định hướng giải quyết vấn đề trong thời gian nhanh chóng nhất thay vì than vãn về nó,…
Cách trả lời nhược điểm trong phỏng vấn
Đối với câu hỏi liên quan đến nhược điểm, bạn có thể tham khảo một số ví dụ như sau:
Cấu trúc câu trả lời tham khảo: Tôi có [nhược điểm]. Hiện tại tôi đang tìm cách giải quyết nhược điểm đó bằng [phương pháp, cách bạn đang áp dụng].
Một số nhược điểm mà bạn có thể tham khảo như:
- Thường khá nhạy cảm và có xu hướng chỉ trích bản thân khi có vấn đề trong công việc.
- Sợ nói trước đám đông.
- Trong quá trình làm việc đôi khi gặp vấn đề liên quan đến sự trì hoãn bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại.
- Thiếu kinh nghiệm hoặc kỹ năng hỗ trợ nào đó liên quan đến bản mô tả công việc.
Hy vọng bạn với chia sẻ kinh nghiệm ở trên, bạn sẽ biết nên trả lời câu hỏi ưu nhược điểm của bản thân như thế nào khi đi phỏng vấn. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm liên quan đến lĩnh vực Marketing, hãy truy cập ngay vào TopCV để tiếp cận nhiều công việc hấp dẫn hơn nhé.
Tìm hiểu thêm: Những phần nên có trong CV Marketing Executive