Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn trong ngành Trade Marketing phổ biến

Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn trong ngành Trade Marketing phổ biến

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Trade Marketing là một trong những vị trí đang có nhu cầu tìm kiếm nhân sự cao hiện nay. Những câu hỏi sau đây của Viecmarketing sẽ rất hữu ích cho nhà tuyển dụng và ứng viên trong buổi phỏng vấn sắp tới.

Câu 1: Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn liên quan đến Trade Marketing

Câu hỏi này và câu hỏi giới thiệu bản thân thường là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra để giúp buổi phỏng vấn có thể bắt đầu thoải mái và diễn ra suôn sẻ hơn. Với câu hỏi này, ứng viên nên trình bày những kinh nghiệm làm việc của mình trung thực. Trong quá trình trả lời, nên lưu ý:

  • Chỉ nên trả lời, giới thiệu ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc của mình.
  • Hãy bắt đầu trả lời theo cú pháp: Giới thiệu vị trí, doanh nghiệp làm việc, thời gian làm việc tại vị trí đó, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động Trade.
  • Hãy trình bày theo logic, rõ ràng để nhà tuyển dụng nắm bắt được câu trả lời tốt hơn.
Ứng viên nên sớm hơn 10 - 15 phút cho buổi phỏng vấn Trade Marketing
Ứng viên nên sớm hơn 10 – 15 phút cho buổi phỏng vấn Trade Marketing

Câu 2: Làm thế nào để thu hút các đối tác, nhà phân phối tiềm năng

Đây là một câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra để xác định những thông tin về kinh nghiệm của ứng viên có tính trung thực không. Bên cạnh đó, với câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng có thể xác định được xem ứng viên có tư duy chiến lược, phân tích hay không.

Với câu hỏi này, ứng viên chỉ cần nêu quy trình đã thực hiện để thu hút đối tác hoặc nhà phân phối tiềm năng trong thực tế kinh nghiệm làm việc của mình. Để câu trả lời thêm tính thuyết phục, có thể nêm thêm những dẫn chứng, số liệu hiệu quả khi của chiến lược đó như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Modern Trade (MT) là gì và những điều người mới cần biết

Câu 3: Trade Marketing khác với các hình thức Marketing khác như thế nào?

Trade Marketing thường bị nhầm lẫn với những hoạt động, hình thức marketing khác trong doanh nghiệp. Đặc biệt là thường bị nhầm lẫn với Brand Marketing. Tuy vậy, đây là 2 hình thức khác nhau. Do đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra câu hỏi này để xác định xem ứng viên có thực sự hiểu về công việc mà họ đang làm hay không.

Nếu là người đã có kinh nghiệm, ứng viên có thể dựa vào đó và đưa ra sự khách biệt theo quan điểm cá nhân. Nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm, ứng viên có thể tìm kiếm thông tin trên internet và sắp xếp câu trả lời ngắn gọn, chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn.

Câu 4: Bạn có biết chức năng của Trade Marketing là gì không?

Hiểu về chức năng và nhiệm vụ của hoạt động Trade trong doanh nghiệp sẽ giúp nhân sự có động lực hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Do đó, với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ khai thác được sự hiểu biết về công việc đối với vị trí đang ứng tuyển. Ứng viên có thể tìm kiếm thông tin của công hỏi này trên internet. Tuy vậy, nhìn chung hoạt động Trade sẽ có 3 chức năng chính như sau:

  • Tăng sự hiện diện của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững hơn với đối tác, khách hàng.
  • Cải thiện sự tiếp cận của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu với khách hàng.
  • Tăng mức độ thu hút với khách hàng của doanh nghiệp.
Hiểu rõ về chức năng của Trade sẽ giúp nhân sự có thêm động lực làm việc
Hiểu rõ về chức năng của Trade sẽ giúp nhân sự có thêm động lực làm việc

Câu 5: Theo bạn, kỹ năng cần có của người làm Trade Marketing là gì?

Khi hiểu rõ về những kỹ năng cần có của Trade Marketing, ứng viên có thể biết cách vận dụng những điểm mạnh – điểm yếu trong kỹ năng đó để hoàn thành công việc tốt hơn. Vì vậy, câu hỏi được nhà tuyển dụng đưa ra để khai thác vấn đề này của ứng viên.

Để trả lời câu hỏi này, ứng viên có thể tham khảo một số kỹ năng cần có khi làm Trade như sau:

  • Thấu hiểu về thị trường, ngành hàng, thương hiệu.
  • Có kỹ năng phân tích, phát triển chiến lược.
  • Thành thạo những kỹ năng để thực hiện trade tại điểm bán, ví dụ như kỹ năng trưng bày, kỹ năng vận hành hàng hóa,…
  • Có kỹ năng giao tiếp, phân tích, đo lường, đánh giá hiệu quả,…

Câu 6: Cách bạn đo lường một chiến dịch Trade Marketing như thế nào?

Bất kỳ hoạt động marketing nào cũng cần phải đo lường được hiệu quả bằng các dữ liệu. Đối với các chiến lược Trade cũng tương tự. Một ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực marketing là người biết đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch mình đang làm.

Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một chiến dịch Trade mà bạn đã thực hiện cùng những chỉ số KPI mà bạn đã sử dụng để đánh giá, đo lường hiệu quả. Một số KPI thường gặp của Trade có thể kể đến như Availability (tính hiện diện), Affordability (sự phù hợp về giá cả), Quality (chất lượng đánh giá từ khách hàng, Visibility (trưng bày sản phẩm,…

Mọi hoạt động trong Marketing cần có thể đo lường được
Mọi hoạt động trong Marketing cần có thể đo lường được

Hy vọng bạn với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn có thể dễ dàng vượt qua được buổi phỏng vấn Trade Marketing sắp tới. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành này, hãy truy cập vào TopCV để có cơ hội tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn hơn hoặc trải nghiệm đăng tin tuyển dụng miễn phí ngay từ hôm nay.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trade Marketing Manager mô tả công việc chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *