mt-la-gi

Modern Trade – MT là gì? Những điều người mới cần nắm rõ

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Xuất hiện từ cuối thế kỷ 20, khái niệm Modern Trade – MT trong lĩnh vực Marketing vẫn đang được sử dụng đến thời điểm hiện tại. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về khái niệm của Modern Trade – MT là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, bài viết “Modern Trade – MT là gì? Những điều người mới cần nắm rõ” của viecmarketing.com sau đây sẽ hữu ích cho bạn.

Tìm hiểu về thuật ngữ MT là gì?

Modern Trade chính xác được bắt đầu vào những năm 1990. Tuy rằng, theo thời gian, các hình thức quảng cáo hiện đại được phát triển hơn, nhưng Modern Trade vẫn là một trong những hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Modern Trade – MT là gì?

Modern Trade – thương mại hiện đại – là một trong các kênh phân phối bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. MT nổi bật với việc hướng đến sự tinh tế, nhỏ gọn, tối ưu hơn cho hoạt động bán hàng. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí của mình.

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các ngành FMCG, MT sẽ giúp cung cấp cho họ nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn. Ngoài ra, kênh phân phối này cũng sẽ giúp cho những doanh nghiệp này tiết kiệm được hàng hóa nhưng vẫn thu được lợi nhuận.

>>>Xem thêm: Marketing quốc tế là gì? Tìm hiểu chi tiết về marketing quốc tế

Tìm hiểu về thuật ngữ Modern Trade – MT là gì?
Tìm hiểu về thuật ngữ Modern Trade – MT là gì?

Phân biệt MT và các khái niệm GT, TT

Bên cạnh khái niệm MT, sẽ có 2 khái niệm GT và TT luôn luôn song hành. Tuy vậy, cả 3 khái niệm này thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, để vận dụng được MT hiệu quả, bạn nên phân biệt rõ sự khác nhau của 3 khái niệm này.

Vậy, sự khác nhau của TT, GT và MT là gì? Để so sánh được cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi những tiêu chí như sau:

MT – Modern Trade:

  • Khái niệm: Là hình thức thương mại hiện đại.
  • Quy tắc: Sử dụng các phương thức mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử.
  • Giao dịch: Có thể diễn ra bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu.
  • Cách thức tổ chức: Đơn giản.

TT – Traditional Trade:

  • Khái niệm: Là hình thức thương mại truyền thống. Hình thức này kết hợp giữa mạng lưới phân phối, bán lẻ, nhà đầu tư, đại lý,…
  • Quy tắc: Khách hàng sẽ ghé thăm và mua sản phẩm tại cửa hàng, thanh toán tiền trực tiếp tại chỗ.
  • Giao dịch: Diễn ra trong thời gian nhất định, người mua, khách hàng sẽ đến địa điểm để mua hàng, thanh toán.
  • Cách thức tổ chức: Có tính tổ chức cao, phức tạp hơn, cần hệ thống quản lý.

GT – General Trade:

  • Khái niệm: Là kênh cung cấp hàng hóa với hình thích xây dựng hệ thống.
  • Quy tắc: Cửa hàng sẽ nhập hàng hóa qua các kênh giao dịch của sale, ít có sự hỗ trợ về công nợ, giá thành thấp hơn MT, hạn chế tối đa rear hàng hóa.
  • Giao dịch: Diễn ra trong thời gian nhất định, người mua, khách hàng sẽ đến địa điểm để mua hàng, thanh toán.
  • Cách thức tổ chức: Quản lý – tổ chức đơn giản. Phân phối nhiều kênh trung gian, từ nhà phân phối các cấp đến các kênh sỉ lẻ.

>>>Xem thêm: Marketing làm những gì? Nghề Marketing có vất vả không?

Cách để áp dụng Modern Trade – MT là gì?

Vậy, cách để áp dụng hiệu quả kênh MT là gì? Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về kênh phân phối này, dưới đây sẽ là một số cách thức để bạn có thể áp dụng được kênh MT trong hoạt động Marketing tại siêu thị.

Chiến thuật Main Shelf

Hay còn được gọi là chiến thuật kệ chính. Với cách thức này, bạn sẽ tận dụng khu vực quầy kệ trưng bày sản phẩm của các nhà cung cấp cùng ngành hàng. Hơn 80% khách hàng sẽ thực hiện tìm kiếm và mua sản phẩm mà họ cần thiết tại đây.

Đa số khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm tại Main Shelf
Đa số khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm tại Main Shelf

Bạn cần lưu ý, vị trí mà bạn đặt sản phẩm trong quầy hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Bởi, khi mà hầu hết các thương hiệu đều muốn giúp sản phẩm của mình nổi bật với Main Shelf, bạn sẽ cần phải tạo ra được ưu điểm của mình.

Lưu ý về Fair Share

Bạn sẽ cần lưu ý đến vấn đề sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đang chiếm bao nhiêu thị phần trên thị trường. Từ đó bạn sẽ có được số lượng sản phẩm, mặt hàng cần thiết để trưng bày tại siêu thị.

Một hạn chế của MT chính là việc bạn sẽ chỉ có không gian hạn chế để trưng bày được sản phẩm của mình. Vậy, cách trưng bày để đạt hiệu quả trong trường hợp này khi sử dụng MT là gì?

Lúc này, bạn nên lưu ý về thị phần của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường cũng như của các loại hàng hóa với nhau. Ví dụ, bạn có sản phẩm A chiếm 20% trong tổng số các sản phẩm, vậy bạn chỉ nên dành khoảng 20% diện tích khi dùng kênh MT để trưng bày.

Chiến thuật kệ thứ cấp

Chiến thuật này thường được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn để áp dụng khi sử dụng kênh MT. Bởi, để thực hiện được chiến thuật này, doanh nghiệp sẽ cần bỏ ra chi phí khá cao và chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn.

Vậy chiến thuật kệ thứ cấp trong MT là gì. Hiểu đơn giản, với chiến thuật này, doanh nghiệp sẽ thực hiện một POSM/kệ trưng bày bắt mắt để có thể thu hút khách hàng trong thời gian ngắn. Thông thường, những kệ trưng bày này sẽ được đặt cách 5 – 10m so với khu vực đặt sản phẩm.

Những POSM/kệ trưng bày này thường có kích thước lớn, độc đáo, được thiết kế với màu sắc nổi bật để thu hút khách hàng. Để thực hiện chiến thuật thứ cấp thành công, doanh nghiệp sẽ cần kết hợp thêm các chiến lược Marketing đi kèm.

>>>Xem thêm: Bật mí về nghề chuyên viên Digital marketing. Chuyên viên Digital marketing là gì?

Kệ thứ cấp sẽ cần nguồn kinh phí tốn kém khi thực hiện
Kệ thứ cấp sẽ cần nguồn kinh phí tốn kém khi thực hiện

Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về khái niệm của Modern Trade – MT là gì. Trên thực tế, hình thức thương mại hiện đại này vẫn đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thúc đẩy quá trình kinh doanh của mình. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn các chiến lược trong MT.

>>>Xem thêm: Mẹo tìm việc Marketing cho sinh viên mới ra trường

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *