IMC Plan là gì và có vai trò như thế nào trong hoạt động Marketing là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, hãy cùng Viecmarketing.com tìm hiểu về IMC Plan và kế hoạch truyền thông tích hợp IMC nhé.
IMC Plan là gì?
IMC Plan (viết tắt của Integrated Marketing Communications) hay còn gọi là kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là chiến lược sử dụng kết hợp nhiều công cụ truyền thông với gắn kết chặt chẽ để mang đến một thông điệp nhất quán về sản phẩm tới người dùng. Đây chính là cách để đem những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dễ tiếp cận khách hàng hơn.
Kế hoạch IMC thường được thực hiện trên nhiều kênh truyền thông khác nhau để giúp gia tăng hiệu quả có thể đạt được. Để tiếp cận được tối đa các đối tượng khách hàng, IMC Plan thường áp dụng các công cụ bao gồm::
- Quảng cáo – Advertising
- Marketing trực tiếp – Direct Marketing
- Khuyến mãi – Sale Promotion
- Quan hệ công chúng – Public Relations
- Bán hàng cá nhân – Personal Selling
Mỗi chiến lược truyền thông tích hợp sẽ có những điểm mạnh cũng như hạn chế khác nhau tùy thuộc vào mục đích và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Vì thế, khi đã xác định được các đặc điểm hành vi của khách hàng, doanh nghiệp nên xem xét lựa chọn IMC Plan phù hợp theo từng mục đích tại thời điểm đó.
>>> Tham khảo thêm: IMC Là Gì? Vai Trò Của Chiến Lược IMC Trong Truyền Thông Marketing
Lợi ích của IMC Plan là gì đối với doanh nghiệp?
Sau khi đã hiểu khái niệm IMC Plan là gì thì điều tiếp theo mà bạn cần biết chính là ích lợi của kế hoạch này đem với hoạt động của doanh nghiệp. Viecmarketing sẽ chia sẻ ngay tới bạn ở phần tiếp theo nhé.
Tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng
Với các chiến lược Marketing thông thường khác, bạn chỉ có thể tiếp cận được với một hoặc một vài nhóm khách hàng khác nhau. Việc tiếp cận đa dạng các đối tượng là khá khó khăn với nhiều đơn vị. Tuy nhiên, IMC Plan sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua việc kết hợp các công cụ, kênh truyền thông, quảng cáo.
IMC Plan sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp ở cả các kênh online và offline. Việc có thể đến được với nhiều khách hàng rộng hơn, không bỏ sót những vị khách tiềm năng sẽ giúp bạn có thể kiếm được doanh thu ổn định, không bị hao hụt doanh số trong kinh doanh.
Tận dụng nhiều công cụ trong Marketing
Với tính chất đặc trưng của một chiến lược truyền thông Marketing tích hợp, doanh nghiệp thường có thể tận dụng triệt để nhiều công cụ khác nhau, không bỏ phí bất cứ sự hỗ trợ nào. Hơn nữa, việc có thể tận dụng nhiều công cụ khác nhau sẽ giúp hoạt động Marketing đạt hiệu quả tốt nhất.
Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Với việc tích hợp nhiều công cụ truyền thông Marketing khác nhau trong IMC Plan, khách hàng chắc chắn sẽ tìm thấy thông điệp mà bạn muốn truyền tải nhiều hơn, dày đặc hơn. Đây chính là một phương pháp hiệu quả để tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng biết đến bạn rộng rãi hơn so với những cách truyền thống đơn giản khác.
Việc được nhiều khách hàng biết tới hơn sẽ đem đến độ uy tín cho thương hiệu của bạn, giúp gia tăng niềm tin với sản phẩm và thương hiệu. Về lâu dài, việc tiếp thị sản phẩm tới nhiều đối tượng khách hàng mới cũng dễ dàng và hiệu quả hơn, cũng giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí.
Các bước lập kế hoạch truyền thông tích hợp IMC Plan
Bước 1: Xác định mục tiêu chính của IMC Plan
Trong bất cứ chiến dịch nào, bước đầu tiên xác định mục tiêu chính luôn được xem là giai đoạn quan trọng nhất. Trong IMC Plan cũng không ngoại lệ, đây là bước quyết định tính nhất quán và đồng bộ cho toàn chiến dịch, Tại bước này, bạn cần xác định 3 mục tiêu chính đó là:
- Business Objective – Mục tiêu kinh doanh: Hướng tới các chỉ số doanh thu và tăng trưởng
- Marketing Objective – Mục tiêu Marketing: Hướng đến sự thay đổi hành vi của khách hàng
- Communication Objective – Mục tiêu truyền thông: Hướng tới sự thay đổi trong tâm lý và suy nghĩ của khách hàng
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định target audience – đối tượng truyền thông của thương hiệu trong IMC Plan là bước rất quan trọng. Bởi nếu bạn xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu thì mọi nỗ lực truyền thông của bạn sẽ trở nên vô ích.
Vậy làm thế nào để xác định được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu (target audience)? Bạn có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau như vị trí địa lý (geographic), nhân khẩu học (demographic), tâm lý học (psychographic), hành vi (behavior), v.v.. Sau đó bạn lựa chọn và định vị tệp khách hàng mà bạn thấy khả quan nhất, giúp bạn đạt được các objective ban đầu mà bạn đề ra.
Bước 3: Thấu hiểu Insight khách hàng
Insight – một điều khiến nhiều người làm Marketing trăn trở tìm kiếm. Hiểu đơn giản thì Insight chính là những suy nghĩ, trăn trở thầm kín của khách hàng. Tìm được Insight có thể xem là bạn đã “gãi đúng chỗ ngứa” của họ. Truy tìm Insight của khách hàng chính là bước khó khăn nhất trong IMC Plan.
Nắm được Insight khách hàng sẽ giúp bạn nắm trong tay cơ hội thành công khá cao, lên tới 80%. Tuy nhiên, Insight của mỗi nhóm khách hàng có thể khác nhau, bạn cần tìm đúng Insight của nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đã đề ra ở bước 2.
>>> Tham khảo: Kỹ thuật đặt câu hỏi đào sâu Insight, tìm ra nỗi đau khách hàng
Bước 4: Phát triển Big Idea cho chiến dịch
Big Idea được xem như linh hồn của IMC Plan, giúp chiến dịch của bạn được triển khai nhất quán từ đầu tới cuối theo cùng một chủ đề. Để có Big Idea thành công, bạn nên lưu ý với 3 điều sau:
- Big Idea phải phù hợp và khả thi với ngân sách.
- Big Idea được triển khai từ Insight của khách hàng.
- Big Idea cần thể hiện được vai trò của thương hiệu một cách cụ thể, rõ ràng.
Kèm theo ý tưởng lớn này, thông điệp truyền thông Key Message cũng cần được truyền tải khéo léo và xuyên suốt, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những điều mà bạn muốn nói. Key Message cần phải đầy đủ, chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ, thu hút và phù hợp.
Một số Key Message của các thương hiệu được xem là khá sáng tạo và dễ nhớ có thể tham khảo như “Đi để trở về” của Biti’s, “Tết dễ dàng” của ViettelPay, “Mắt sáng dáng cao” của Vinamilk, v.v..
Bước 5: Triển khai các chiến lược
Ở giai đoạn bắt đầu triển khai chiến lược, Marketer sẽ cần lập kế hoạch chi tiết bao gồm thời gian kéo dài chiến lược, chi phí bao nhiêu, thông điệp chính cần truyền tải là gì, v.v..
Ngoài ra, bạn cần chia chiến dịch thành nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn sẽ có thông điệp đi kèm với các hoạt động Marketing phù hợp nhất. Nếu khách hàng của bạn tập trung vào thế hệ genZ thì bạn có thể thực hiện truyền thông ở Tiktok hay Instagram. Còn nếu tệp khách hàng thuộc thế hệ genX hay genY thì bạn có thể chọn nền tảng là Google, Facebook hay Youtube.
>>> Đọc thêm: Tìm Hiểu Hạn Chế Và Lợi Ích Của Social Media Đối Với Doanh Nghiệp
Bước 6: Đo lường, đánh giá hiệu quả
Bước cuối cùng khi xây dựng IMC Plan chính là đánh giá hiệu quả. Đây cũng được xem là bước vô cùng quan trọng, xác định tính thành công của toàn chiến dịch. Ở bước này, thương hiệu của bạn cần xác định các chỉ số đã đạt được so với KPI đề ra. Tuỳ thuộc vào mục tiêu ban đầu mà bạn có thể đánh giá tổng quan độ hiệu quả của chiến dịch.
Một số vấn đề khi làm IMC Plan là gì?
- Quá tải và chưa nhất quán thông tin với các bộ phận: Để có IMC Plan hiệu quả thì bạn sẽ cần tới sự kết hợp của các phòng ban, bộ phận với nhau như Marketing, PR, Sales, nghiên cứu thị trường… Do đó, khi thực hiện chiến lược Marketing tích hợp bạn cần có sự thông báo một cách đồng bộ tới tất cả các nhân sự liên quan để bất cứ ai cũng có thể hiểu về kế hoạch.
- Ý tưởng bị hạn chế hoặc có phần lãng phí: IMC Plan thường được xác định dựa vào Insight của khách hàng và góc nhìn của thương hiệu. Đôi khi điều này sẽ khiến đội ngũ sáng tạo phải bỏ đi những ý tưởng ban đầu, đem tới cảm giác lãng phí. Tuy vậy, thực tế để xây dựng được chiến dịch truyền thông tích hợp IMC thì bạn cần kết hợp giữa nhu cầu của khách hàng cùng tư duy sáng tạo của đội ngũ làm Marketing.
- Rào cản về ngân sách và nguồn lực: Vì IMC Plan được tích hợp nhiều nền tảng và phương thức truyền thông khác nhau nên mức ngân sách và nguồn lực cần bỏ ra là khá cao. Có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa đủ khả năng để đáp ứng kinh phí và nguồn nhân sự cho hoạt động này. Nếu bạn gặp phải vấn đề này, hãy cố gắng giải quyết từng bước một, bắt đầu xây dựng những chiến dịch nhỏ, phù hợp với nguồn lực sẵn có.
>>> Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Marketing Tích Hợp
Tạm kết
IMC Plan giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi thế, nâng cao giá trị thương hiệu, tiếp cận nhiều khách hàng, tăng vị thế cạnh tranh với thị trường. Với bài viết này hy vọng bạn là hiểu rõ IMC Plan là gì và các bước để lập ra kế hoạch truyền thông tích hợp IMC đạt hiệu quả.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm công việc trong lĩnh vực Marketing, đừng quên truy cập vào trang tìm việc làm TopCV.vn để ứng tuyển với rất nhiều vị trí hấp dẫn nhé!