KPI là thước đo hiệu quả, hiệu suất làm việc và cần thiết cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vậy, nên thiết lập KPI cho nhân viên Marketing như thế nào? Hãy cùng ViecMarketing tìm hiểu ngay nhé.
Lưu ý khi xây dựng KPI cho nhân viên Marketing
KPI Marketing là chỉ số đo lường được mà công ty của bạn có thể theo dõi để đánh giá hiệu suất đối với các hoạt động tiếp thị dành riêng cho các kênh Marketing. Trong quá trình xây dựng KPI cho nhân viên Marketing, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
- KPI phải có yếu tố thực tế và khả thi cho nhân viên.
- Cần có chiến lược để xây dựng, thực hiện được KPI lâu dài.
- Team leader cần phải xác định phương pháp đo lường, tần suất thực hiện phù hợp.
- Đảm bảo cho mọi nhân viên, thành viên trong đội nhóm hiểu rõ được chỉ số KPI và thực hiện nó.
- Trong quá trình thực hiện KPI cần phải thường xuyên xem lại, cải thiện hiệu suất thực hiện KPI.
Một số KPI cho nhân viên Marketing cần có
Đối với KPI cho nhân viên Marketing, bạn có thể tham khảo một số nhóm chỉ số sau đây:
Doanh thu bán hàng từ Inbound Marketing
Đây là một chỉ số KPI cho nhân viên Marketing quan trọng mà người quản lý nên biết. Theo dõi doanh thu bán hàng từ hoạt động Inbound Marketing sẽ giúp doanh nghiệp biết được hiệu quả của chiến dịch đó. Chỉ số này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được nhân viên Marketing có đang làm việc theo phương hướng đúng đắn hay không.
Trong nhóm doanh thu bán hàng từ Inbound Marketing, nên lưu ý một số chỉ số KPI sau:
- Doanh thu trên mỗi sản phẩm.
- Doanh thu trên mỗi khu vực địa lý.
- Doanh thu trên mỗi khách hàng.
Chi phí thu hút khách hàng – CAC
CAC cũng là một chỉ số KPI cho nhân viên Marketing mà doanh nghiệp cần quan tâm. Đây là mức chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong chiến dịch để thu hút, thuyết phục khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Nếu CAC lớn hơn doanh thu, doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét và điều chỉnh các chiến dịch Marketing, kinh doanh của mình.
Về cách xác định, chi phí thu hút khách hàng thường được biểu hiện bằng công thức:
CAC = Chi phí liên quan đến thu hút khách hàng/số lượng khách hàng thực tế
Chi phí mỗi khách hàng tiềm năng – CPL
Chỉ số này sẽ giúp cho doanh nghiệp xem xét, hiểu được chính xác số tiền chi tiêu cho hoạt động Marketing là bao nhiêu để có được khách hàng tiềm năng mới. Lưu ý các nguồn khách hàng tiềm năng riêng lẻ và chi phí liên quan đến chúng có thể dẫn đến thông tin chi tiết hơn, từ đó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định và đầu tư tốt hơn vào các hoạt động tiếp thị trong tương lai.
Công thức tính CPL bao gồm:
CPL trung bình = Tổng chi phí tiếp thị/Tổng số khách hàng tiềm năng mới
Giá trị trọn đời của khách hàng – CLV
Giá trị trọn đời của khách hàng là chỉ số KPI về tổng số tiền mà khách hàng sẽ chi cho doanh nghiệp của bạn trong suốt cuộc đời của họ. KPI này giúp đội nhóm Marketing đưa ra quyết định liên quan đến các khoản đầu tư để có được khách hàng mới và giữ chân những khách hàng hiện có. Công thức tính của KPI này như sau:
Giá trị trọn đời khách hàng = Doanh thu * tỷ suất lợi nhuận gộp * trung bình số lần mua hàng lặp lại của khách hàng
Trong đó, lưu ý tỷ suất lợi nhuận gộp là phần trăm của tổng doanh thu mà một công ty giữ lại dưới dạng lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng
Tỷ lệ giữ chân khách hàng cao là một chỉ số cho thấy doanh nghiệp của bạn đang cung cấp giá trị mà khách hàng khó tìm thấy ở nơi khác và họ hài lòng với cách họ được phục vụ. Công thức tính:
Tỷ lệ giữ chân khách hàng = (khách hàng cuối kỳ – khách hàng có được trong kỳ)/số lượng khách hàng đầu kỳ
Tỷ lệ khách hàng tiềm năng (tỷ lệ chốt đơn hàng)
Là một chỉ số quan trọng mà các nhóm tiếp thị nên đo lường để xác định hiệu quả chuyển đổi của họ. Công thức tính:
Tỷ lệ khách hàng tiềm năng = số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện dẫn đến doanh số bán hàng/tổng số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.
Tỷ lệ chuyển đổi biểu mẫu
Tùy thuộc vào yêu cầu chuyển đổi, đăng ký mà tỷ lệ chuyển đổi biểu mẫu sẽ khác nhau. Nhưng đây cũng là một chỉ số KPI mà bạn cần phải quan tâm. Công thức tính tham khảo:
Tỷ lệ chuyển đổi biểu mẫu = lượt gửi biểu mẫu/lượt khách truy cập trang
Tỷ số ROI trong Marketing
Lợi tức đầu tư, hay ROI, thường là KPI tổng thể của công ty đo lường ROI của công ty đó bằng phương trình: (lợi tức – đầu tư) ÷ đầu tư. Công thức tính ROI trong Marketing thường được sử dụng:
ROI tiếp thị = (lợi nhuận – đầu tư tiếp thị – chi phí chung – chi phí gia tăng)/đầu tư tiếp thị
Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn sẽ tìm hiểu và xác định được KPI cho nhân viên Marketing trong đội nhóm của mình. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm các nhân sự mới cho bộ phận Marketing, hãy truy cập ngay vào TopCV để đăng tin tuyển dụng miễn phí và cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị hơn.
>>>Xem thêm: Thiết lập 4 nhóm chỉ số KPI cho Content Marketing quan trọng