thách thức khi sử dụng marketing automation

Thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi sử dụng Marketing Automation?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Hiện nay, ứng dụng Marketing Automation trong tiếp thị và chăm sóc khách hàng đã dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi sử dụng công nghệ này. Cùng Vieclammarketing.com tìm hiểu trong bài viết thuộc danh mục chia sẻ kinh nghiệm này nhé!

Một số thách thực cần đối mặt khi sử dụng Marketing Automation

Dù việc sử dụng Marketing Automation đã trở nên khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp thì vẫn còn đó những thách thức mà chúng ta có thể gặp phải trong quá trình làm việc.

Có nhiều người vẫn cho rằng Marketing Automation có thể “cứu cánh” cho doanh nghiệp và xử lý được mọi vấn đề, từ tìm ra leads mới hay chuyển đối khách hàng. Chỉ có Marketing tự động thôi là chưa đủ, bạn cần kết hợp nhiều phương pháp và công cụ khác nhau trong các chiến dịch của mình để đem lại hiệu quả.

Điểm danh một số thách thức doanh nghiệp sẽ gặp phải khi sử dụng marketing automation
Điểm danh một số thách thức doanh nghiệp sẽ gặp phải khi sử dụng marketing automation

Có dữ liệu khách hàng nhưng không thể phân loại

Khó khăn đầu tiên mà doanh nghiệp có thể gặp phải đó chính là có leads đổ về nhưng không thể phân loại khách hàng để có từng chiến dịch chăm sóc phù hợp.

Với vấn đề này, các marketer cần vận dụng các công cụ khác nhau cũng như nghiên cứu kỹ về tệp khách hàng để có hướng đi phù hợp. Bạn cần chia nhóm khách hàng dựa theo các yếu tố như nhu cầu, ngân sách chi cho việc mua hàng rồi kế hoạch chăm sóc và tương tác cùng khách hàng để giữ được nguồn khách hàng, kích thích chuyển đổi đơn hàng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

Doanh nghiệp gặp khó khi phân loại khách hàng từ dữ liệu của Marketing Automation
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cách phân loại khách hàng

Gặp quá nhiều leads không chất lượng

Thách thức tiếp theo cũng là một vấn đề thường thấy của doanh nghiệp đó chính là gặp quá nhiều leads không chất lượng, bị spam bởi nhiều thành phần ảo.

Trường hợp này là khá phổ biến và để giải quyết được nó chúng ta sẽ lại quay lại vấn đề trên. Các marketer luôn cần có khả năng phân loại, chia nhóm các khách hàng để có thể phục vụ chuyên biệt và hiệu quả nhất.

Đôi khi, bạn cũng có thể thấy trong số các leads đem về có nhiều người chưa hoặc không có nhu cầu mua sắm sản phẩm của bạn. Đừng lo lắng bởi dù họ có lựa chọn sản phẩm hay không, có mua chúng hay không thì việc tiếp cận được nhiều người hơn, phủ sóng được thương hiệu, gia tăng độ nhận diện cũng là một hoạt động Marketing có lợi về lâu dài.

>>> Xem thêm: Lead Trong Marketing Là Gì? Phân Biệt Các Loại Lead Trong Marketing

Không biết cách xây dựng nội dung dựa trên leads

Vấn đề cuối cùng mà nhiều doanh nghiệp gặp phải đó chính là có leads nhưng lại chưa biết cách xây dựng nội dung, chăm sóc khách hàng ra sao cho hiệu quả.

Doanh nghiệp khi đó muốn giải quyết khó khăn này sẽ cần một đội ngũ sáng tạo nội dung chất lượng, một vị trí CMO có thể đề xuất được nhiều chiến dịch hiệu quả. Việc làm nội dung hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn “chạm” được đúng insight của khách và có thể giữ chân họ ở lại tìm hiểu hay mua sắm sản phẩm của bạn.

Xây dựng nội dung phù hợp với tập khách hàng là điều cốt yếu
Xây dựng nội dung phù hợp với tập khách hàng là điều cốt yếu

>>> Xem thêm: Chân Dung Khách Hàng Là Gì? Các Bước Xác Định Chân Dung Khách Hàng

Lưu ý cho doanh nghiệp khi sử dụng Marketing Automation

Chính sách hỗ trợ khách hàng từ nhà cung cấp

Khi sử dụng các công cụ Marketing Automation thì mức độ hỗ trợ mà nhà cung cấp nền tảng tự động hóa tiếp thị là rất quan trọng, đặc biệt là khi có sự cố cần khắc phục. Bởi tính phức tạp trong các thuật toán, những vấn đề kỹ thuật của Marketing Automation đòi hỏi phải được hỗ trợ giải quyết bởi những chuyên viên tay nghề cao.

Khi nghiên cứu về Marketing Automation, bạn cần tìm hiểu hình thức và chính sách hỗ trợ của nhà cung cấp qua nhiều kênh như ebook, webinar, forum, v.v.. Hoặc bạn có thể tìm kiếm review, các đánh giá về đội ngũ support. Một đội ngũ hỗ trợ tốt sẽ tiếp nhận yêu cầu và phản hồi bạn trong vòng tối đa là 8 tiếng.

Dùng thử công cụ miễn phí trước khi đưa ra lựa chọn

Đa số các nhà cung cấp công cụ Marketing Automation đều cho phép các khách hàng được trải nghiệm dịch vụ trong khoảng thời gian từ 1 tuần, 2 tuần tới 1 tháng, thậm chí 60 ngày. Khi có cơ hội dùng thử sản phẩm, bạn nên chú ý khi trải nghiệm phần mềm. Bạn có cảm thấy dễ dàng khi sử dụng hay không và phần mềm có phù hợp với yêu cầu và khả năng của doanh nghiệp hay không? Từ đó, bạn hãy đưa ra quyết định có lựa chọn nền tảng đó hay không.

Hãy trải nghiệm dùng thử công cụ Marketing Automation trước khi lựa chọn
Hãy trải nghiệm dùng thử công cụ Marketing Automation trước khi lựa chọn

Lưu ý các chi phí của Marketing Automation

Trong một số trường hợp, các công cụ có thể có “chi phí ẩn” (ví dụ: phí bổ sung cho các hoạt động, tính năng hoặc chi phí hỗ trợ nhất định). Lý tưởng nhất là bạn nên chọn một nền tảng không có bất cứ chi phí ẩn nào trong số này hoặc nếu có thì mọi khoản phí đều được thông báo rõ ràng và bạn cần biết trước về từng khoản phí đó.

Điều này là rất quan trọng bởi các nhà cung cấp thường tính phí dựa trên số lượng địa chỉ liên hệ trong cơ sở dữ liệu của bạn hoặc theo số lượng email bạn gửi mỗi tháng. Vì vậy, nếu bạn có một data lớn nhưng bạn không có kế hoạch gửi chúng bằng các email hàng ngày, bạn có thể lựa chọn thanh toán bằng tin nhắn.

Ngược lại, nếu bạn có một cơ sở dữ liệu nhỏ, nhưng bạn muốn gửi ba hoặc bốn email mỗi ngày (không được khuyến nghị) việc trả theo kích thước cơ sở dữ liệu phần nào có lợi cho bạn hơn.

>>> Xem thêm: Email Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Email Marketing

Giới hạn hoạt động của công cụ Marketing Automation

Một số công cụ Marketing Automation áp đặt giới hạn về số lượng email bạn có thể gửi hoặc người dùng bạn có thể có trong hệ thống (hoặc tính thêm phí nếu vượt quá con số giới hạn đó).

Tương tự như việc xem xét chi phí, bạn nên tìm đến một công cụ tự động mà có cung cấp số lượt gửi và người dùng không giới hạn để bạn có thể dễ dàng mở rộng tệp khách hàng khi cần thiết.

Giao diện dễ sử dụng

Khi lựa chọn Marketing Automation, bạn cần đánh giá độ thân thiện của giao diện và độ đơn giản của các thao tác sử dụng. Hãy nghiên cứu trước các bản video demo hoặc yêu cầu bản dùng thử để có những trải nghiệm và đánh giá chân thực nhất.

Việc sử dụng công cụ Marketing Automation cần dễ dàng
Việc sử dụng công cụ Marketing Automation cần dễ dàng

Khả năng trả báo cáo và phân tích

Tìm hiểu xem công cụ Marketing Automation phân tích dữ liệu bằng các thước đo nào? Tần suất có báo cáo là bao lâu? Xuất dữ liệu bằng hình thức nào? Excel, CSS, hay PDF? Dữ liệu được lọc như thế nào? Bạn có cảm thấy hài lòng với điều đó không và có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không?

Toàn bộ các thao tác làm việc với nền tảng phải đơn giản và dễ quản lý. Một công cụ càng phức tạp, người dùng càng khó được hưởng lợi từ tất cả các tính năng được cung cấp. Đây cũng chính là một trong những thách thức mà các nhà cung cấp công cụ tự động hóa tiếp thị đang phải đối mặt, làm sao để xây dựng nền tảng Marketing Automation một cách tối ưu nhất.

Những điều nên làm và không nên làm khi sử dụng Marketing Automation

Nếu bạn đã hiểu được những kiến thức cơ bản về Marketing Automation, hãy theo dõi phần này để lưu lại một số tips giúp bạn triển khai chiến dịch Marketing tự động của mình được hiệu quả hơn.

Những mẹo hay sử dụng Marketing Automation
Những điều nên và không nên làm khi sử dụng Marketing Automation

Không nên chỉ sử dụng Marketing Automation mà bỏ quên mục tiêu kinh doanh

Vì Marketing Automation là công cụ hỗ trợ triển khai các hoạt động Marketing dễ dàng hơn cho các Marketer. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn tự động hóa mọi thứ để tiết kiệm thời gian và chi phí. Đương nhiên đây là hướng đi không hề sai nhưng hãy luôn nhớ tới mục tiêu kinh doanh cuối cùng của bạn.

Đừng để Marketing Automation làm bạn ngủ quên trên chiến thắng, tạo ra thói quen xấu và ngừng việc lắng nghe, thấu hiểu khách hàng. Hãy luôn hướng tới mục tiêu chung, cải thiện trải nghiệm khách hàng không ngừng nghỉ và tối ưu chiến lược Marketing của bạn lên một tầm cao mới.

Nên kết hợp Marketing Automation cùng chiến lược Inbound Marketing

Làm Inbound chính là ở chỗ đem đến những nội dung phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Khi sử dụng Marketing Automation, bạn cũng không nên ngừng việc sáng tạo ra những nội dung chất lượng như vậy.

Trên thực tế, bạn cần nâng cấp khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng bằng cách đưa nội dung vào đúng thời điểm họ cần. Đó chính là việc “chạm đúng insight” khách hàng mà marketer luôn cần cố gắng không ngừng.

>>> Xem thêm: Inbound Marketing Là Gì? Lợi Ích Của Nó Đối Với Doanh Nghiệp

Kết hợp Marketing tự động và Inbound Marketing
Kết hợp Marketing tự động và Inbound Marketing

Không nên chỉ truyền tải những thông điệp chung chung

Với Marketing Automation, nhiều doanh nghiệp thường gửi thông tin mang tính chất chung chung cho toàn bộ danh sách khách hàng. Và cuối cùng chúng sẽ bị bỏ vào phần Spam vì nó không thu hút hay mang lại lợi ích gì cho người đọc.

Hãy phân loại khách hàng, chia nhỏ tệp khách để có những thông điệp riêng, cụ thể cho từng nhóm đối tượng.

Nên gửi những thông điệp mang tính cá nhân hóa cao

Marketer luôn cần cung cấp thông tin mà khách hàng đang tìm kiếm. Hãy luôn đặt mình vào vai trò của một khách hàng và đang tìm hiểu một sản phẩm nào đó. Tưởng tượng sau đó bạn nhận được một email giới thiệu nhưng nội dung lại chẳng có chút liên quan gì tới sản phẩm hay thông tin mà bạn vừa đọc. Bạn có cảm thấy khó chịu hay không?

Hãy luôn xây dựng những thông điệp mang tính cá nhân hóa, hiểu đúng những gì khách hàng đang quan tâm. Có như vậy, bạn mới có thể níu chân khách hàng tìm hiểu thêm về sản phẩm của mình và có thể đưa ra quyết định mua hàng.

Gửi tới khách hàng những thông điệp có tính cá nhân hóa
Gửi tới khách hàng những thông điệp có tính cá nhân hóa

Không nên quên mất khách hàng của bạn

Rất nhiều doanh nghiệp quá chú trọng vào tìm kiếm khách hàng mới mà quên đi khách hàng hiện tại của mình. Hãy nhớ rằng những người đã từng mua sản phẩm từ bạn và yêu thích chúng thì thường sẽ muốn mua nhiều hơn, có thể thúc đẩy giá trị đơn hàng lên mức cao hơn.

Việc ứng dụng Marketing Automation còn có thể dùng để chăm sóc tệp khách hàng hiện tại, hỗ trợ Upsell/Cross-sell trên các khách hàng cũ hiệu quả hơn.

Nên xây dựng những chiến dịch thu hút khách hàng hiện tại

Bán hàng cho những người đã từng mua sản phẩm của bạn luôn dễ dàng hơn so với việc thuyết phục những khách hàng mới. Giữ cho khách hàng liên tục tương tác với nội dung tiếp thị là một phần quan trọng trong việc tăng trưởng của doanh nghiệp.

Đừng quên nuôi dưỡng những mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Bằng cách gửi cho họ những thông điệp chỉ dành riêng cho họ, giúp họ cảm thấy bản thân được quan tâm, được chăm sóc tận tình tới từng nhu cầu và từ đó tiếp tục lựa chọn mua sắm với bạn.

Tập trung chăm sóc tệp khách hàng hiện tại giúp bạn gia tăng doanh số dễ hơn
Tập trung chăm sóc tệp khách hàng hiện tại giúp bạn gia tăng doanh số dễ hơn

Có thể thấy, việc sử dụng Marketing Automation trong các doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng còn một số thách thức mà bạn phải giải quyết. Song, vai trò của Marketing tự động là rất tốt với doanh nghiệp. Bạn cần có sự tìm tòi và nghiên cứu cũng như kết hợp Marketing Automation sao cho hiệu quả nhất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về Marketing Automation và nắm được một số tips khi sử dụng Marketing Automation với doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh lĩnh vực Marketing, hãy truy cập TopCV.vn để cập nhật cùng chúng tôi nhé!

>>> Có thể bạn chưa biết:

Công thức tối ưu Landing Page giúp bạn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cao

Chatbot Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Chatbot Facebook Messenger & Zalo

Reach Planner Trong Google Ads Là Gì? Cách Hoạt Động?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *