Trong thời kỳ hội nhập, các hoạt động xuyên biên giới là cần thiết nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội và marketing không nằm ngoài xu hướng đó. Thuật ngữ marketing quốc tế ra đời và trở thành một hoạt động không thể thiếu trong việc kết nối các sản phẩm, dịch vụ trong nước với nước ngoài. Vậy marketing quốc tế là gì, bao gồm những mảng nào hãy cùng viecmarkting.com tìm hiểu trong nội dung ngay sau đây.
Marketing quốc tế là gì?
Có khá nhiều quan niệm khác nhau khi nhắc đến khái niệm về marketing quốc tế. Tựu chung lại thì marketing quốc tế có thể được hiểu bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch và thực hiện việc lên ý tưởng, định giá, xúc tiến và phân phối các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra các trao đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu của tổ chức và cá nhân ở ngoài lãnh thổ quốc gia.
>>>Xem thêm: Phòng Marketing Gồm Những Bộ Phận Nào? Bật Mí Những Sự Thật Có Thể Bạn Chưa Biết
Ngoài những điểm tương đồng của marketing nội địa, marketing quốc tế còn phải đối mặt với một số quyết định như có nên quốc tế hóa hay không; quyết định tham gia thị trường nào; các chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp và quyết định cách thức thiết kế, thực thi và điều phối chương trình tiếp thị trên phạm vi toàn cầu… Mục đích cuối cùng của marketing quốc tế là tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Marketing quốc tế bao gồm những loại nào?
Marketing quốc tế được phân ra thành 3 dạng chính:
Marketing Xuất Khẩu
Marketing xuất khẩu là hoạt động doanh nghiệp đưa hàng hóa ra nước ngoài. Để thực hiện tốt marketing xuất khẩu, các nhân viên marketing cần phải nghiên cứu về thị trường kinh tế mới gồm các yếu tố về chính trị, pháp luật, môi trường văn hóa, xã hội để đưa ra các chương trình marketing phù hợp.
Marketing ở nước sở tại
Đây là hoạt động marketing được thực hiện tại quốc gia mà công ty đã thâm nhập. Hoạt động marketing này phải đứng trước khá nhiều loại cạnh tranh mới, sự khác biệt trong cách ứng xử của người tiêu dùng, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi bởi môi trường marketing ở các nước khác nhau sẽ không giống nhau.
Marketing đa quốc gia
Marketing đa quốc gia tập trung vào sự phối hợp và tương tác hoạt động marketing trong nhiều môi trường, quốc gia khác nhau. Bởi vậy, người làm marketing đa quốc gia phải là người biết lên kế hoạch và kiểm soát cẩn thận để tối ưu hóa sự tổng hợp. Từ đó, có những điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược marketing khác nhau ở từng quốc gia.
>>>Xem thêm: Account Executive Là Gì? Mô Tả Công Việc, Các Kỹ Năng Cần Có
Các hoạt động chính của marketing quốc tế
Bên cạnh thắc mắc marketing quốc tế là gì, nhiều người cũng băn khoăn về các hoạt động chính của marketing quốc tế.
Một số hoạt động của lĩnh vực này gồm:
Phân tích môi trường Marketing quốc tế
Đây là khâu đầu tiên trước khi bắt tay vào marketing quốc tế. Các công việc nghiên cứu sẽ tập trung về thói quen, thị hiếu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng nước ngoài với dòng sản phẩm mà công ty muốn cung ứng. Ngoài ra, yếu tố chính trị, pháp lý, tài chính quốc tế cũng như văn hóa quốc tế cũng cần được nghiên cứu nhằm đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đón nhận tại thị trường này.
Đánh giá về khả năng thâm nhập thị trường của công ty
Hay nói cách khác, bạn cần phải phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của doanh nghiệp trong thị trường đang muốn hướng đến. Hoạt động này giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro và gia tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác. Việc đánh giá sẽ bao gồm các khía cạnh như: Công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng, kiểu dáng, mẫu mã và nhãn hiệu sản phẩm; chất lượng và độ bền của sản phẩm; khả năng cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, giá thành và kênh phân phối cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Xây dựng chiến lược Marketing quốc tế phù hợp
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đã có những nghiên cứu cần thiết, tùy vào từng ngành hàng, sản phẩm doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trường mục tiêu. Một số điểm mà bạn cần lưu ý khi tìm thị trường đó là nhu cầu của thị trường, quy mô, các thương hiệu đối thủ ở cùng phân khúc.
Lựa chọn hình thức xâm nhập vào thị trường
Việc xác định được hình thức xâm nhập thị trường phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các bước sau được diễn ra thuận lợi hơn. Các hình thức marketing quốc tế phổ biến nhất là: Xuất khẩu, liên kết kinh doanh hoặc đầu tư trực tiếp.
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch Marketing
- Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần đề ra các mục tiêu marketing cùng các hoạt động như: nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm, xác định các yếu tố marketing mix. Dựa trên cơ sở đó, công ty sẽ xây dựng các chiến lược mục tiêu cho từng ngành hàng, mặt hàng theo các thị trường riêng biệt. Các chiến lược này sẽ được thay đổi linh hoạt theo từng giai đoạn để tìm ra con đường đi đúng đắn nhất.
- Lập kế hoạch marketing quốc tế: Tương tự như chiến lược marketing nội địa, marketing quốc tế cũng cần xác định rõ 4 yếu tố cơ bản là: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Các yếu tố này phục vụ và hỗ trợ cho các hoạt động khác trong marketing quốc tế và gắn với từng thị trường riêng.
Thực thi, kiểm tra và đánh giá các hoạt động marketing quốc tế
Đây là bước cuối trong quy trình làm marketing quốc tế, đảm nhiệm vị trí vô cùng quan trọng.
Với sự hỗ trợ và liên kết giữa các phòng ban các hoạt động marketing sẽ được triển khai để đưa sản phẩm đến với khách hàng, mang đến lợi nhuận.
>>>Xem thêm: B2B Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược B2B Marketing Hiệu Quả
Trong đó, khâu kiểm tra, đánh giá khá được chú trọng để kịp thời đưa ra những hướng đi mới. Để đánh giá việc thực hiện kế hoạch Marketing quốc tế, công ty thường áp dụng 3 kiểu sau: đánh giá kế hoạch năm, đánh giá khả năng sinh lời và đánh giá chất lượng. Các nội dung thường được đánh giá sẽ là việc thực hiện kế hoạch sản phẩm, khả năng đạt lợi nhuận, tính hiệu quả của chiến lược Marketing mix và lập kế hoạch cho những năm tiếp theo. Cơ sở của việc đánh giá là dựa trên kết quả bán hàng, phân tích thị phần, phân tích chi phí, phản hồi của khách hàng,…
Trên đây là những thông tin về Marketing quốc tế là gì? những hoạt động tiêu biểu của marketing quốc tế. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào marketing quốc tế, bạn cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm văn hóa, chính trị cũng như kinh tế để đưa ra những chiến lược thực sự phù hợp và đạt được hiệu quả cao.
>>>Xem thêm: Chief Marketing Officer Là Gì? Vai Trò Của CMO Trong Doanh Nghiệp