Phân biệt kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Kênh nào tốt hơn

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nên ưu tiên kênh phân phối trực tiếp hay gián tiếp hơn? Mỗi kênh có những ưu, nhược điểm ra sao? Hãy để Viecmarketing.com chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi phải lựa chọn giữa hai kênh phân phối này nhé! 

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là các đơn vị nằm ở giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Họ chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc bán sản phẩm đến tay người dùng cuối. Một doanh nghiệp sản xuất có thể có một hoặc nhiều kênh phân phối khác nhau tùy vào đặc điểm và nhu cầu phân phối sản phẩm. 

Vai trò của kênh phân phối đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Mở rộng thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng.
  • Quảng bá sản phẩm, đem thông điệp của nhãn hàng đến với người tiêu dùng.
  • Là nơi để doanh nghiệp tương tác với khách hàng, thu thập ý kiến, nghiên cứu thị trường.

>> Tìm hiểu thêm: Kênh Phân Phối Là Gì? Cách Phát Triển Kênh Phân Phối Hiệu Quả

Phân biệt kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp

Doanh nghiệp sẽ có hai loại kênh phân phối để lựa chọn là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Để đưa ra lựa chọn chính xác, trước hết bạn cần hiểu rõ khái niệm, ưu và nhược điểm của từng kênh.

Có hai loại kênh phân phối cho doanh nghiệp lựa chọn là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp
Có hai loại kênh phân phối cho doanh nghiệp lựa chọn là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp

Kênh phân phối trực tiếp

Khái niệm

Kênh phân phối trực tiếp được hiểu là nhà sản xuất sẽ bán hàng cho người tiêu dùng, không thông qua các đơn vị phân phối trung gian. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ khi người tiêu dùng đến mua hàng trực tiếp tại nhà máy mới gọi là phân phối trực tiếp. Đơn giản là doanh nghiệp sẽ ghi nhận số tiền khách hàng chi trả cho mỗi đơn hàng vào doanh thu của mình. Còn lại họ hoàn toàn có thể bán trên website, các sàn thương mại điện tử, cửa hàng bán lẻ của chính doanh nghiệp, v.vv.   

Ví dụ: Hệ thống các cửa hàng TH True Milk là kênh phân phối trực tiếp của hãng sữa này. Bởi sữa sẽ đi trực tiếp từ nhà máy sữa TH True Milk đến khách hàng cuối cùng và không phân phối qua một đơn vị trung gian nào khác. 

Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật của kênh phân phối này gồm có:

Ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp là giúp cắt bỏ các khâu trung gian rườm rà
Ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp là giúp cắt bỏ các khâu trung gian rườm rà
  • Doanh nghiệp được kết nối trực tiếp với người tiêu dùng. Nhờ vậy mà việc truyền đạt thông điệp quảng cáo hay tiếp thu ý kiến đóng góp cũng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Cắt bỏ được các khâu trung gian rườm rà. Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, giá thành của sản phẩm giảm, sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
  • Doanh nghiệp được chủ động trong việc điều chỉnh những vấn đề chưa vừa ý trong quá trình cung cấp sản phẩm. 
  • Chất lượng, cung cách phục vụ, v.vv được quản lý sát sao hơn.

Nhược điểm

Tuy nhiên, một vài điểm hạn chế của kênh phải kể đến như sau:

  • Nếu thương hiệu không đủ lớn và uy tín sẽ rất khó có doanh thu.
  • Tốn thời gian, công sức, chi phí xây dựng nhà kho, bao bì đóng gói, đào tạo nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng, v.vv
  • Sản phẩm khó có thể có độ phủ sóng rộng rãi như phân phối qua các khâu trung gian.

Kênh phân phối gián tiếp

Khái niệm

Kênh phân phối gián tiếp được hiểu là hàng hóa sau khi sản xuất sẽ đi qua một hoặc một vài đơn vị trung gian để đến được tay người tiêu dùng. Chẳng hạn sản phẩm sẽ được phân phối đến các nhà bán lẻ, các siêu thị, trung tâm thương mại, v.vv.

Hàng hóa phải đi qua các khâu trung gian để đến được tay người tiêu dùng gọi là kênh phân phối gián tiếp
Hàng hóa phải đi qua các khâu trung gian để đến được tay người tiêu dùng gọi là kênh phân phối gián tiếp

Ví dụ công ty bánh kẹo Kinh Đô sản xuất ra các loại bánh kẹo nhưng không bán trực tiếp cho khách hàng. Họ chủ yếu bán cho các nhà bán buôn, sau đó các nhà bán buôn lại bán cho các cửa hàng bán lẻ. Cuối cùng, người tiêu dùng sẽ mua các sản phẩm của Kinh Đô qua các cửa hàng bán lẻ. 

Ưu điểm

  • Việc bán hàng số lượng lớn cho các kênh trung gian sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và một số chi phí nhất định. Chẳng hạn như duy trì đội ngũ chăm sóc khách hàng, kiểm đếm số lượng sản phẩm, không mất chi phí xây dựng cơ sở bán hàng, v.vv.
  • Giúp doanh nghiệp chuyên tâm vào sản xuất sản phẩm thay vì làm rất nhiều công đoạn cùng một lúc.

>> Tìm hiểu thêm: Product Marketing Là Gì? So Sánh Sự Khác Biệt Với Product Management

Nhược điểm

  • Mức lợi nhuận nhà sản xuất nhận lại từ các kênh phân phối gián tiếp có thể sẽ không cao như khi bán trực tiếp cho khách hàng. 
  • Cần thiết lập được chính sách hợp tác công bằng giữa các kênh phân phối.
  • Quá trình phân phối sản phẩm đến khách hàng mất nhiều thời gian hơn so với phân phối trực tiếp.  

>> Tìm hiểu thêm: Chiến Lược Marketing Mix Là Gì? Vai Trò Với Doanh Nghiệp

Tiêu chí lựa chọn giữa kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp

Để lựa chọn giữa kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau: 

Tiêu chí lựa chọn giữa kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp
Tiêu chí lựa chọn giữa kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp
  • Mục tiêu của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu mở rộng thị trường thì nên lựa chọn kênh phân phối gián tiếp. Còn nếu muốn gia tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp nên đầu tư vào kênh phân phối trực tiếp.
  • Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp: Họ là những ai, có thói quen tiêu dùng như thế nào? Kênh tiếp thị nào sẽ tiếp cận tốt nhất với những đối tượng đó? 
  • Tính chất sản phẩm: Sản phẩm có dễ hư hỏng hay không? Chi phí đóng gói, bảo quản sản phẩm để phân phối qua các kênh chênh lệch như thế nào?
  • Khả năng quản lý của doanh nghiệp: Để phát triển kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp sẽ cần đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Còn muốn phát triển các kênh gián tiếp, doanh nghiệp phải đầu tư cho các mối quan hệ B2B. Như vậy, cần xem xét nguồn lực của doanh nghiệp mạnh ở lĩnh vực nào, yếu ở lĩnh vực nào?

Trên đây là tất cả chia sẻ của Viecmarketing.com về khái niệm, ưu nhược điểm và các tiêu chí lựa chọn kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về hai hình thức phân phối này, đồng thời có lựa chọn phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu quan tâm đến các cơ hội việc làm, đừng quên truy cập ngay Topcv.vn – hàng ngàn cơ hội việc làm uy tín, chất lượng đang chờ bạn! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *