r&d marketing

R&D Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Của R&D Trong Doanh Nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

R&D Marketing được ra đời để giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được sự cạnh tranh khi sở thích, thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi chóng mặt hơn. Vậy, R&D Marketing là gì? R&D có tầm quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp? Bài viết chi tiết về R&D Marketing sau đây của viecmarketing.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình thức Marketing này.

Tìm hiểu về khái niệm R&D Marketing là gì?

Để hiểu về khái niệm R&D trong Marketing, bạn sẽ cần hiểu R&D là gì. R&D là viết tắt của Research & Development, hiểu đơn giản, đây là khái niệm để chỉ các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Phòng R&D đầu tiên được thành lập tại công ty Edison General Electric vào năm 1980. Tính đến thời điểm hiện tại, bộ phận R&D đã có mặt ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Đặc biệt, đây là phòng ban không thể thiếu trong các công ty sản xuất, công nghệ,…

Một số ngành hàng hiện nay đang được ưu tiên triển khai R&D như:

  • Ngành hàng gia dụng, sản xuất tiêu dùng, điện tử, điện máy, nội thất.
  • Ngành hàng sản xuất hoặc chế biến nông sản, thực phẩm.
  • Ngành hàng sản xuất máy móc, dây chuyền, linh kiện sản xuất công nghiệp.
  • Ngành dịch vụ kỹ thuật như in 3D, thiết kế,…
  • Ngành sản xuất thiết bị y tế, dược.
  • Doanh nghiệp trong ngành thương mại, dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, siêu thị, rạp chiếu phim,…
  • Doanh nghiệp xây dựng,…

>>>Xem thêm: Marketing Concept Là Gì? Giải Mã Điểm Khác Biệt Giữa Concept Và Idea

R&D là các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm
R&D là các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm

Tầm quan trọng của R&D Marketing trong doanh nghiệp

R&D Marketing có vai trò quan trọng trong quá trình gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Vai trò của R&D Marketing và kinh doanh

R&D Marketing sẽ đóng những vai trò như sau:

  • Giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự đột phá về sản phẩm, tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ khác.
  • R&D Marketing có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực trên thị trường, tối giản được chi phí, nguồn nhân lực trong sản xuất.
  • Trong các hoạt động, nghiên cứu phục vụ cho Marketing, R&D sẽ giúp đội ngũ Marketer có được những nguồn tài liệu, thông tin quý giá. Từ đó giúp đội ngũ Marketer có thể phát triển được các chiến dịch Marketing đem lại hiệu quả về doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, R&D cũng góp phần giúp cho hoạt động Marketing dài hạn trong tương lai thông qua việc liên tục cải tiến sản phẩm cũ, sản xuất các sản phẩm mới.

Vai trò khác của hoạt động R&D

Ngoài hoạt động Marketing, R&D còn có rất nhiều chức năng, vai trò khác. Ví dụ như sau:

R&D Product – nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.

R&D Packaging – nghiên cứu và phát triển bao bì: Thay đổi và cải tiến kiểu dáng, chất liệu, màu sắc,… bao bì. Tạo nên sự phù hợp, đáp ứng thị hiếu của thị trường, khách hàng mục tiêu. Đây là một trong những chức năng quan trọng đối với các doanh nghiệp tiêu dùng nhanh như bánh kẹo, nước giải khát, mì gói,…

R&D Technology – nghiên cứu và phát triển công nghệ: Chức năng này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp công nghệ. Hoạt động R&D sẽ giúp những doanh nghiệp này ra đời nhiều sản phẩm công nghệ mới. Ngoài ra, còn hỗ trợ nâng cấp các tính năng của phần mềm hiện có để phù hợp với nhu cầu của người dùng.

R&D Process – nghiên cứu và phát triển quy trình: Hoạt động R&D sẽ giúp thực hiện nghiên cứu và tìm kiếm các quy trình sản xuất tối ưu. Đây cũng là một hoạt động quan trọng trong các doanh nghiệp chế biến, sản xuất. Đối với những doanh nghiệp này, hoạt động R&D sẽ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu quy trình vận hành thiết bị, máy móc, quy trình phục vụ,…

R&D đóng vai trò quan trọng ở nhiều hoạt động trong doanh nghiệp
R&D đóng vai trò quan trọng ở nhiều hoạt động trong doanh nghiệp

Ưu điểm – hạn chế của các hình thức R&D trong Marketing

Tuy đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, tuy nhiên việc áp dụng R&D trong hoạt động Marketing cũng có những ưu điểm, hạn chế riêng. Cụ thể như sau:

Ưu điểm của R&D

  • Thông qua R&D, doanh nghiệp có thể có được các sản phẩm mới và tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tối ưu hóa được quy trình, chi phí sản xuất. Từ đó giúp doanh nghiệp có được mức giá cạnh tranh, tăng lợi nhuận.
  • R&D cũng là một trong những hoạt động giúp doanh nghiệp chứng minh được tầm nhìn, năng lực. Đây là một trong những điểm tạo ra lợi thế nếu doanh nghiệp đó đang cần thu hút các nguồn đầu tư khác.

Hạn chế của R&D

  • Để R&D được vận hành, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nguồn chi phí ban đầu khá lớn. Nguồn chi phí này sẽ bao gồm chi phí máy móc, thiết bị, nhân sự,…
  • Không phải tất cả các nghiên cứu phát triển từ R&D đều sẽ có tính ứng dụng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Nếu sản phẩm tốn quá nhiều thời gian để phát triển, sau khi đem ra thị trường không được đón nhận, điều này có thể gây ra bất lợi về cạnh tranh cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Marketing Bao Gồm Những Gì? Marketing Học Những Chuyên Ngành Nào?

Nguồn chi phí để vận hành R&D Marketing khá tốn kém
Nguồn chi phí để vận hành R&D Marketing khá tốn kém

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin về hình thức R&D Marketing. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về R&D và tầm quan trọng của R&D trong Marketing của doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy, việc áp dụng R&D nên được nghiên cứu kỹ càng trước khi thực hiện để tránh những sự cố không đáng có. 

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *