SEO là một trong những kênh marketing được áp dụng đa ngành nghề và đan xen nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, SEO Manager đóng vai trò rất quan trọng. Hãy cùng Viecmarketing.com tìm hiểu về vị trí này trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngay nhé.
SEO Manager làm gì hàng ngày?
SEO Manager là một vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận Marketing. Công việc của vị trí này sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Quản lý SEO – con người
- Quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự của bộ phận SEO.
- Tham gia vào những cuộc họp cần thiết giữa khách hàng, quản lý cấp cao hơn và nhân viên bộ phận SEO.
- Tham gia quá trình tuyển dụng, đào tạo thường xuyên cho nhân sự.
- Điều phối nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, giúp nhân viên giải đáp các thắc mắc.
- Làm việc với các bộ phận liên quan.
Kiểm soát chiến lược SEO
- Đưa ra chiến lược SEO khác nhau, đảm bảo các chiến lược này có thể được thực thi đúng cách.
- Phát triển, thực hiện chiến lược nội dung (Content SEO) để giúp chiến lược SEO chung đạt hiệu quả tốt nhất. các nhà quản lý SEO cũng có thể tham gia vào quá trình sáng tạo nội dung nếu cần thiết.
- Áp dụng các kỹ thuật SEO, đảm bảo quá trình tăng lưu lượng truy cập vào website được ổn định và đúng mục tiêu.
Lập các báo cáo cần thiết
- Thực hiện phân tích, tổng hợp dữ liệu thường xuyên, theo định kỳ.
- Báo cáo số liệu, kết quả SEO cho các vị trí quản lý cao hơn ví dụ như CMO, CEO,…
Tìm hiểu thêm: SEM và SEO là gì? Sự khác nhau giữa SEM và SEO là như thế nào?
Top 6 kỹ năng cần có của SEO Manager
Để có một chiến lược SEO thành công, SEO Manager sẽ cần phải phối hợp nhiều kỹ năng của mình với nhau. Dưới đây là một số kỹ năng mà vị trí này cần có:
Kỹ năng chuyên môn SEO
Chuyên môn là một trong những nhóm kỹ năng không thể thiếu với SEO Manager. Với nhóm kỹ năng này, bạn nên lưu ý và cập nhật, cải thiện thường xuyên những kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng content marketing bao gồm thiết lập kế hoạch, tạo, chia sẻ nội dung,…
- Tối ưu kỹ thuật SEO, tăng khả năng hiển thị mà không cần trả phí.
- Kỹ năng xây dựng các liên kết để tăng hiệu quả SEO.
- Kỹ năng tối ưu SEO trên website.
- Kỹ năng quản trị trang web.
- Hiểu về HTML/CSS để có thể thực hiện những thay đổi mã hóa đơn giản cho website.
- Sử dụng được những công nghệ hữu ích cho hoạt động SEO.
>> Xem thêm: Nhân viên SEO Marketing là gì? Có mức thu nhập là bao nhiêu?
Kỹ năng phân tích
Phân tích cũng là một kỹ năng cần có của bất kỳ vị trí quản lý nào, trong đó có vị trí SEO Manager. Với vị trí này, bạn sẽ cần phải có những kỹ năng phân tích liên quan đến các yếu tố như:
- Phân tích từ khóa, các chỉ số SEO để tối ưu tốt hơn.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh, các chiến thuật SEO họ đang áp dụng.
- Tìm hiểu và phân tích được Insight, hành vi, hành trình khách hàng của doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng đóng vai trò quan trọng để giúp vị trí quản lý SEO thành công và đạt được hiệu quả công việc dễ dàng hơn. Kỹ năng giao tiếp với vị trí này thường đề cập đến:
- Khả năng truyền đạt các khái niệm phức tạp trong SEO bằng ngôn ngữ đơn giản.
- Khả năng giao việc, ủy quyền cho nhân viên của mình.
- Kỹ năng phản hồi, chia sẻ để đội nhóm phát triển nhanh chóng.
- kỹ năng đồng cảm, đàm phán và biết “bán” giá trị SEO cao hơn.
Tư duy phản biện dựa trên dữ liệu
Với bất kỳ hoạt động nào trong Marketing, số liệu là một trong những điều cần quan tâm và không thể thiếu. Do đó, một SEO Manager cần biết cách làm việc, dựa trên dữ liệu để phản biện khi cần thiết. Bởi, SEO vẫn là một trong những ngành có kiến thức chuyên sâu và không phải ai cũng có thể hiểu được bản chất của SEO đúng đắn.
Luôn học hỏi và cầu tiến
Những nguyên tắc cơ bản và cốt lõi của SEO đến thời điểm hiện tại vẫn đang được giữ nguyên sau nhiều năm. Tuy vậy, Google sẽ luôn cập nhật các thuật toán, thay đổi của mình trên SERPs. Các công cụ, tính năng SEO mới cũng thường xuyên được phát hành. Do đó, những người làm SEO nói chung cần phải có tinh thần học hỏi và cập nhật kiến thức thường xuyên.
Kỹ năng quản lý thời gian, công việc
Ngay cả khi bạn chỉ là một nhân viên SEO bình thường, bạn cũng cần phải có kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc hợp lý. Bởi, SEO sẽ là tập hợp của nhiều hoạt động, nhiệm vụ nhỏ khác nhau. Nếu bạn không có kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc tốt, bạn sẽ dễ bị trở nên hỗn loạn và căng thẳng trong công việc.
>>> Xem thêm: Senior SEO là gì? Vị trí Junior và Senior SEO khác nhau ra sao?
Hy vọng bạn cùng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về vị trí SEO Manager và kỹ năng cần có. Hãy truy cập ngay vào TopCV.vn nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm liên quan đến việc làm SEO. Tại đây cung cấp nhiều công việc hấp dẫn để bạn lựa chọn.
>>> Tìm hiểu thêm: Nhân viên SEO Marketing là gì? Công việc của một nhân viên SEO