Subdomain và Domain là 2 thuật ngữ có liên quan đến website mà khá nhiều người nhầm lẫn với nhau. Nếu bạn đang tìm hiểu về sự khác nhau của Domain và Subdomain là gì, bài viết dưới đây của Viecmarketing.com sẽ hữu ích cho bạn.
Khái niệm Domain và Subdomain là gì?
Đầu tiên, để nhận biết được sự khác nhau của Domain và Subdomain là gì, bạn cần hiểu về khái niệm của Domain và Subdomain là gì. Cụ thể như sau:
Domain là gì?
Domain (tên miền) của website là một mã định danh duy nhất dành cho trang web đó và là thông tin để người dùng sử dụng và truy cập. Về cơ bản, Domain còn được gọi là địa chỉ website của bạn. Mỗi trang web sẽ có một tên miền riêng biệt và duy nhất, không trùng lặp với bất kỳ tên miền nào khác.
Domain sẽ giúp cho người dùng ghi nhớ dễ dàng hơn về website của bạn và truy cập chúng thông qua. Một tên miền giúp mọi người dễ dàng ghi nhớ các trang web và truy cập chúng thông qua server-destination. Cấu trúc một domain thường bao gồm tên máy chủ như “www”, tên trang web và cuối cùng là TLD như .com, .gov,…
>>> Tìm hiểu thêm: Cách viết content chuẩn SEO cho newbie từ A đến Z
Subdomain là gì?
Subdomain (tên miền phụ) cũng là một URL duy nhất được tách ra từ Domain chính của một website.Thông thường, Subdomain sẽ là tên miền cấp 2 và có độ dài tối đa là 63 ký tự. Chúng sẽ được biểu thị ở góc bên trái của URL gốc. Ví dụ như Domain website của công ty TopCV là topcv.vn, web này sẽ có những Subdomain như blog.topcv.vn, tuyendung.topcv.vn,…
Subdomain là tập hợp con nhỏ hơn của các trang web nằm trên cùng một Domain gốc. Domain là mạng lớn hơn của tất cả các Subdomain và trang web. Trên thực tế, Subdomain sẽ hoạt động như một phần mở rộng của Domain.
>>> Xem thêm: Canonical là gì? Cách tối ưu hóa thẻ Canonical trong SEO
Sự khác nhau của Domain và Subdomain là gì?
Bên cạnh khái niệm, một số đặc điểm sau đây cũng sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau của Domain và Subdomain là gì. Bao gồm:
Mục đích sử dụng của Domain
Như đã nói ở trên, Domain được sử dụng với mục đích là giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập vào website của bạn. Dễ hiểu hơn, Domain chính là một trong những yếu tố như “địa chỉ” doanh nghiệp hoặc cửa hàng của bạn mà khách hàng có thể sử dụng để truy cập vào.
Mục đích sử dụng của Subdomain
Thường được sử dụng để phân tách một cách hợp lý các thành phần, nội dung nào đó trên website. Ngoài ra, Subdomain cũng được sử dụng như một cách để tạo ra những blog với chủ đề khác nhau cho Domain. Hoặc, Subdomain cũng được sử dụng để tạo ra tên miền cho phiên bản di động trên website.
Ưu – nhược điểm của Subdomain là gì?
Việc xác định được các ưu và nhược điểm của Subdomain cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của Subdomain
Việc sử dụng Subdomain sẽ mang đến những lợi ích và ưu điểm sau đây cho người dùng:
- Giúp việc truy cập internet dễ dàng hơn: Subdomain có thể giúp cho khách hàng truy cập internet dễ hơn bằng việc ghi nhớ chúng thay vì những dãy số ngẫu nhiên. Đặc biệt khi khách hàng muốn tìm kiếm những thông tin liên quan đến một chủ đề nhất định nào đấy. Lúc này, Subdomain sẽ giúp họ có thể truy cập dễ dàng hơn.
- Tiết kiệm chi phí cho chủ sở hữu: Thay vì phải mua quá nhiều Domain, tạo thêm nhiều website mới thì chủ sở hữu có thể tạo ra các Subdomain để tiết kiệm chi phí tốt hơn. Giá thành để có thể tạo ra một Subdomain sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các công cụ trên. Bạn cũng sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí vận hành đối với Subdomain.
- Đa dạng hóa các website của doanh nghiệp: Sử dụng Subdomain giúp doanh nghiệp có thể đa dạng hóa và mở rộng số lượng website của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp khai thác tối đa được tính cá nhân hóa khách hàng trong quá trình thực hiện marketing trên website tốt hơn.
>>> Xem thêm: Traffic trong Marketing là gì? 3 Yếu tố để kéo Traffic Website
Nhược điểm của Subdomain
Biết cách những ưu điểm trên thì việc sử dụng Subdomain cũng sẽ tồn tại một số hạn chế khác. Ví dụ như:
- Có thể bị phạt bởi Google nếu bạn lạm dụng hình thức này và tạo quá nhiều Subdomain. Lúc này Google có thể đánh giá rằng website của bạn đang được chuyển nhượng cho quá nhiều người dùng mới, dẫn đến có thể bị khai trừ vĩnh viễn Domain và website chính.
- Có thể gây ra sự khó khăn trong việc xây dựng định vị thương hiệu và hoạt động SEO của doanh nghiệp. Vì vậy nên có chiến lược sử dụng Domain và Subdomain hợp lý để tránh hạn chế.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về sự khác nhau của Domain và Subdomain là gì. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan đến lĩnh vực marketing, hãy truy cập vào TopCV.vn. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, TopCV sẽ giúp CV của bạn tiếp cận ngay với những nhà tuyển dụng có nhu cầu. Từ đó giúp bạn tìm kiếm việc làm phù hợp nhanh chóng và an toàn hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: SEO là gì trong Marketing và tổng quan về nghề SEO