Mô tả công việc của Social Media Manager và 6+ kỹ năng cần có

Mô tả công việc của Social Media Manager và 6+ kỹ năng cần có

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Mạng xã hội vẫn đang là một kênh truyền thông, marketing mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Do đó, Social Media Manager cũng là một vị trí quan trọng. Hãy cùng Viecmarketing tìm hiểu rõ hơn về vị trí này nhé.

Social Media Manager là làm gì?

Social Media Manager là người được tổ chức, doanh nghiệp tin tưởng, trao quyền phụ trách giám sát, chọn lọc, đo lường hiệu quả thương hiệu trên mạng xã hội. Họ cũng chịu trách nhiệm phát triển những chiến lược để tăng lượng người theo dõi cho các kênh truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp.

Social Media Manager sẽ làm việc với các nền tảng mạng xã hội
Social Media Manager sẽ làm việc với các nền tảng mạng xã hội

Social Media Manager được ví như “tiếng nói của tổ chức” và thường thực hiện những công việc sau:

  • Sáng tạo nội dung cho mạng xã hội với nhiều hình thức, cách thức khác nhau, đảm bảo mức độ tương tác theo yêu cầu.
  • Lên lịch đăng bài trên các mạng xã hội phù hợp với thời gian “lý tưởng” để bài viết tiếp cận với người dùng hiệu quả hơn.
  • Xây dựng chiến lược mạng xã hội, tạo một chiến dịch từ đầu để quảng cáo bán hàng hoặc sản phẩm mới. 
  • Theo dõi số liệu phân tích trên mạng xã hội để xác định hiệu quả, tối ưu, thay đổi chiến lược khi cần thiết.
  • Tìm kiếm các nội dung có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn và triển khai nó.
  • Thực hiện tương tác với khán giả như trả lời bình luận, tin nhắn,…
  • Những công việc khác theo yêu cầu của quản lý trực tiếp.

Tìm hiểu thêm: Social Media Marketing là gì và có vai trò như thế nào?

6+ kỹ năng cần có để trở thành Social Media Manager

Vậy làm thế nào để trở thành Social Media Manager? Dưới đây sẽ là 10 kỹ năng mà bạn cần rèn luyện để làm việc và thành công ở vị trí này. Bao gồm:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Về cơ bản, Social là một nền tảng giao tiếp. Vì vậy, là một chuyên gia làm việc với các nền tảng truyền thông xã hội, điều quan trọng là phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và linh hoạt. Kỹ năng giao tiếp của Quản lý Social Media sẽ thể hiện ở những khía cạnh như giao tiếp trên mạng xã hội với khách hàng của doanh nghiệp, giao tiếp với đồng nghiệp, quản lý của bạn.

Có khả năng viết tốt

Bạn sẽ cần phải sản xuất, viết rất nhiều nội dung mỗi ngày. Đôi khi, số bài viết cần sản xuất có thể lên đến hơn 10 bài/ngày. Thêm vào đó, mỗi mạng xã hội sẽ có những yêu cầu về bài viết khác nhau. Do đó, bạn phải có khả năng tạo ra các thông điệp được khán giả của thương hiệu hiểu nhanh chóng và thúc đẩy tương tác tích cực. 

Kỹ năng viết tốt giúp quản lý nội dung trên Social Media hiệu quả hơn
Kỹ năng viết tốt giúp quản lý nội dung trên Social Media hiệu quả hơn

Sự chủ động, linh hoạt trong sáng tạo

Người quản lý các nền tảng mạng xã hội phải hiểu tầm quan trọng của việc tạo ra các phần nội dung sẽ thu hút khán giả. Bạn cần có tinh thần sẵn sàng thử nghiệm các xu hướng và chiến lược mới mà các thương hiệu khác chưa từng làm trước đây. Bạn cũng cần phải liên tục đưa ra các ý tưởng mới và hấp dẫn, các sáng kiến ​​sáng tạo và các chiến dịch ban đầu để thu hút những người theo dõi của bạn.

Cẩn thận trong phát ngôn trên Social Media

Tương tác với khách hàng là một trong những nhiệm vụ của Social Media Manager. Do đó, bạn cần phải cẩn thận trong mọi phát ngôn trên những kênh mạng xã hội của thương hiệu. Là bộ mặt và tiếng nói của công ty trên mạng xã hội, bạn cần lưu ý và cố gắng tạo ra những tương tác theo xu hướng tích cực, xử lý những sự cố bất thường, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu khi có thể.

Biết hoạch định chiến lược

Hoạch định kế hoạch cũng là một nhiệm vụ mà người quản lý Social Media cần biết. Bởi, vai trò của vị trí này sẽ bao gồm thiết lập các mục tiêu ưu tiên, phân bổ hiệu quả thời gian và nguồn lực, củng cố hoạt động kinh doanh. Họ cũng cần phải đảm bảo rằng các bên liên quan cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung, thiết lập thỏa thuận về kết quả dự kiến, đánh giá và điều chỉnh các chiến lược khi cần thiết.

Hiểu về dịch vụ khách hàng

Khi 47% khách hàng thích các thương hiệu cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội (Sprout Social), Quản lý Social Media cần đảm bảo có các kỹ năng phù hợp. Dịch vụ khách hàng sẽ bao gồm tất cả những hoạt động mà bạn sẽ thực hiện tương tác với khách hàng, sự phản hồi, xử lý các sự cố,…

Tìm hiểu thêm: Các loại hình Social Media Marketing và lợi ích với doanh nghiệp

Những kỹ năng cần có khác của Social Media Manager

Bên cạnh những kỹ năng cần thiết ở trên, để thành công khi làm một Quản lý Social Media, bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng như sau:

  • Có kỹ năng phân tích số liệu:Đây là một phần quan trọng để bạn có thể xác định được hiệu quả của Social Media, tối ưu khi cần thiết.
  • Kỹ năng quản lý và sắp xếp để có thể thực hiện nhiều công việc, nhiệm vụ cùng một lúc.
  • Tính thích nghi, linh hoạt bởi truyền thông xã hội là một ngành luôn thay đổi không ngừng.
Để thành không trong lĩnh vực truyền thông mạng xã hội cần nhiều kỹ năng
Để thành không trong lĩnh vực truyền thông mạng xã hội cần nhiều kỹ năng

Hy vọng bạn với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về công việc, kỹ năng cần có của Social Media Manager. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về việc làm liên quan đến Social Media, hãy truy cập ngay vào TopCV để tiếp cận nhiều công việc hấp dẫn hơn nhé.

>>>Xem thêm: Nhân Viên Chạy Ads Là Gì? Thu Nhập Có Cao Không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *