Vai trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp 4.0 hiện nay

Vai trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp 4.0 hiện nay

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Marketing là một hoạt động không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp 4.0 nào hiện nay. Bài viết dưới đây của Viecmarketing sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp 4.0 hiện nay như thế nào.

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

Để hiểu hơn về vai trò, vị trí của Marketing trong doanh nghiệp, hãy cùng tìm hiểu qua về những bộ phận của phòng Marketing gồm những gì. Để xác định được chính xác, bạn có thể tham khảo 2 mô hình phòng Marketing phổ biến sau đây:

Phòng Marketing inhouse

Là phòng Marketing của các doanh nghiệp client – kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Tùy thuộc vào quy mô, phòng Marketing inhouse cũng sẽ có những vị trí khác nhau.

Đối với doanh nghiệp lớn, bao gồm:

  • Brand team: Là bộ phận chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Thường gồm các vị trí như Brand Manager/Senior Manager, Marketing Executive, Intern Marketing,…
  • Marketing Service: Bao gồm những vị trí như Media, Research, Digital Marketing, E-commerce,… để hỗ trợ cho bộ phận Brand team. Tương tự với Brand team, bộ phận này cũng sẽ có những nhóm vị trí cơ bản là Manager, Assistant Manager, Executive, Intern.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, bao gồm:

  • Leader Marketing hoặc trưởng phòng Marketing để quản lý hoạt động.
  • Nhân viên Content Marketing, số lượng sẽ tùy thuộc vào quy mô,
  • Nhân viên Designer chịu trách nhiệm sản xuất các ấn phẩm liên quan đến media.
  • Nhân viên chạy Ads (Google Ads, Facebook Ads), nhân viên tối ưu kỹ thuật như SEO.

Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Marketing

vi-tri-cua-marketing-trong-doanh-nghiep
Tùy thuộc vào quy mô mà phòng Marketing doanh nghiệp sẽ khác nhau

Phòng Marketing Agency

Agency là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cụ thể, ví dụ như dịch Marketing. Một phòng Marketing trong Agency thường sẽ bao gồm:

  • Team Account: Là những nhân sự có vai trò tìm kiếm nhu cầu của khách hàng, đưa ra yêu cầu, định hướng cho team Creative.
  • Team Creative: Chịu trách nhiệm về việc sản xuất “sản phẩm, dịch vụ” cho doanh nghiệp. Thường bao gồm các vị trí về nội dung và hình ảnh.
  • Team Planning: Là những nhân sự chịu trách nhiệm lên kế hoạch, quản lý mọi hoạt động của Marketing Agency.

Vai trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp

Vậy, với vị trí của Marketing trong doanh nghiệp sẽ có vai trò như thế nào. Tùy thuộc vào loại hình hoạt động, quy mô của doanh nghiệp, Marketing sẽ có vai trò và vị trí khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ có những vai trò, vị trí như sau:

Tăng mức độ nhận diện của thương hiệu

Hoạt động Marketing sẽ giúp doanh nghiệp trả lời cho khách hàng về những câu hỏi như:

  • Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
  • Sản phẩm, dịch vụ đó mang đến lợi ích gì cho khách hàng?
  • Vì sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

Những hoạt động Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể tự giới thiệu và trả lời những câu hỏi đó với nhiều hình thức khác nhau. Khi bạn trả lời những câu hỏi này càng chi tiết, càng cụ thể, khách hàng sẽ càng có sự quan tâm, ấn tượng với thương hiệu. Từ đó giúp tăng mức độ nhận diện của thương hiệu.

Giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận

Một trong những mục tiêu chung của bất kỳ bộ phận nào trong doanh nghiệp chính là gia tăng lợi nhuận. Marketing cũng không ngoại lệ. Đặc biệt hơn, bạn có thể thấy vai trò và vị trí của phòng Marketing trong doanh nghiệp hiện nay chính là một trong những kênh đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

vi-tri-cua-marketing-trong-doanh-nghiep
Vị trí của Marketing trong doanh nghiệp là một đòn bẩy tăng lợi nhuận

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Với mỗi chiến dịch Marketing, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với một nhóm khách hàng nhất định nào đó. Tuy vậy, tiếp cận thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần biến khách hàng thành những người đồng hành.

Do đó, một trong những vai trò, vị trí của Marketing trong doanh nghiệp chính là tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng – doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng sẽ gắn bó lâu dài hơn với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp

Lợi nhuận, khách hàng chính là 2 yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp có thể duy trì, hoạt động. Do đó, để tạo ra và duy trì được 2 yếu tố này, cần sở hữu và đẩy mạnh được hoạt động Marketing của mình.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, mọi hoạt động tiếp thị, quảng cáo cần phải tập trung và hướng đến khách hàng. Do đó, cũng có thể hiểu rằng, khách hàng là mục tiêu chính để Marketing phát triển.

Chức năng của Marketing như thế nào?

Bên cạnh vai trò của Marketing trong doanh nghiệp, việc nắm rõ được chức năng của Marketing cũng sẽ giúp phát triển hoạt động này tốt hơn. Cụ thể, Marketing sẽ có những chức năng sau đây:

  • Bán hàng: Mục tiêu cuối cùng của Marketing vẫn là giúp gia tăng doanh số bán hàng chung của doanh nghiệp.
  • Quản lý sản phẩm: Đảm nhiệm vai trò khảo sát về mong muốn, nhu cầu của thị trường để cải tiến sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
  • Khuyến mại: Thông báo các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá đến khách hàng.
  • Kiểm soát thông tin tiếp thị, chuyển đổi dữ liệu đó cho những bộ phận khác.
  • Định giá sản phẩm, mang đến những thông tin thiết yếu để có thể định giá phù hợp hơn.
  • Quản lý nguồn tài chính của hoạt động tiếp thị được tối ưu hơn.
  • Tạo ra quá trình phân phối sản phẩm hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Kênh phân phối là gì? Cách phát triển kênh phân phối hiệu quả

vi-tri-cua-marketing-trong-doanh-nghiep
Thúc đẩy hoạt động bán hàng là một chức năng của Marketing

Trên đây là những thông tin liên quan đến vai trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp 4.0 thời nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của TopCV để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị liên quan đến cơ hội việc làm Marketing nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *