Landing Page vẫn đang là một thế mạnh trong hoạt động tăng Conversion Rate. Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: Giữa vô số Landing Page, làm sao để trang đích của bạn trở nên nổi bật và gia tăng được tỷ lệ chuyển đổi? Trong bài viết ngày hôm nay, Viecmarketing.com sẽ chia sẻ kinh nghiệm các công thức tối ưu Landing Page hiệu quả có thể các bạn chưa biết!
Tối ưu Landing Page là gì?
Tối ưu Landing Page được hiểu là quá trình nâng cao hay cải thiện từng yếu tố trên trang đích để tăng chuyển đổi. Việc tối ưu thường liên quan tới hoạt động tăng cường, thử nghiệm các yếu tố như: Tiêu đề, nội dung, thiết kế, màu sắc, Call to action, hình ảnh, video,…
Có một thực tế đó là các doanh nghiệp không thể tạo được một trang Landing Page hoàn hảo ngay trong lần đầu tiên. Các bạn cần phải cải thiện theo thời gian, tùy theo nhu cầu, xu hướng ở từng thời điểm. Vì thế, hoạt động tối ưu là một phần không thể thiếu trong hành trình tiếp thị.
Theo nghiên cứu bởi WorldStream – Công ty dữ liệu hàng đầu thế giới, tỷ lệ chuyển đổi trung bình giữa các ngành khoảng 2,35%. Trong đó, 25% trang Landing Page top đầu chuyển đổi với tỷ lệ 5,31%, trong khi đó 10% chuyển đổi với con số khổng lồ là 11,45%.
Tỷ lệ chuyển đổi này chỉ được cải thiện khi doanh nghiệp liên tục tối ưu hóa trang đích và có nhiều người bấm vào nút kêu gọi hành động. Bất kể mục tiêu mong muốn của trang Landing Page là gì, các bạn cần phải cho thấy giá trị và mức độ truyền tải tốt. Như vậy, theo thời gian tỷ lệ chuyển đổi tăng dần lên.
>>> Xem thêm: Landing Page Khác Gì Website? Nên Làm Landing Page Hay Website?
Tại sao cần tối ưu Landing Page?
Landing Page xuất hiện sau một quảng cáo Online, đường dẫn từ Email, URL quảng cáo cụ thể. Trang đích chính là cơ hội đầu tiên để bạn thuyết phục người xem có động lực tiếp tục quá trình mua hàng hay không. Việc tối ưu Landing Page sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kích thích nhu cầu từ phía khách hàng. Bởi vậy, các thiết kế trang đích cần được tối ưu thường xuyên để mang tới những giá trị nhất định như:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Trang đích được thiết kế với nội dung chi tiết, nút hành động rõ ràng tác động tới tâm lý tiêu dùng tốt hơn, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cũng cao hơn.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng, giúp giữ chân khách hàng với các thông tin chi tiết về sản phẩm được thể hiện rõ ngay trên trang.
- Xây dựng lòng tin: Landing Page được tối ưu cả về nội dung lẫn yếu tố kêu gọi, hướng dẫn rõ ràng giúp khách hàng có thiện cảm với dịch vụ, gia tăng mức độ uy tín của doanh nghiệp trong lòng người dùng.
- Tối đa ROI (lợi nhuận) của chiến dịch: Trang đích có tỷ lệ chuyển đổi tốt, sẽ thu hút nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có được doanh thu cao.
- Tăng độ khả dụng cho Website với lượng lớn người truy cập quan tâm, với lượt traffic tăng lên đáng kể, định hướng người dùng tới Website chính dễ dàng.
>>> Xem thêm: Cách tạo Landing Page miễn phí, hiệu quả
10 Công thức tối ưu Landing Page
Các trang Landing Page được tối ưu hóa cho phép thu hút người truy cập và chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Việc đầu tư thời gian tối ưu hóa các trang Landing Page đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, phương thức thực hiện cần theo quy chuẩn rõ ràng để đạt được hiệu quả. 10 công thức các bạn có thể tham khảo như sau:
Xác định rõ đối tượng khách hàng
Xác định rõ ràng tệp khách hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách chính xác hơn đối tượng khách hàng tiềm năng, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian hoạt động tiếp thị.
Tuyệt đối lưu ý không mang tư duy thiết kế Landing Page dành cho mọi đối tượng. Từng nhóm đối tượng sẽ có đặc tính nhân khẩu học không giống nhau. Việc dùng chung Landing Page tuy tiết kiệm được thời gian trước mắt nhưng sẽ tốn công sức sau này.
Chính vì vậy, trước khi thiết kế một Landing Page, hãy tự đặt câu hỏi đối tượng khách hàng muốn phục vụ là ai? Kiểu trang đích muốn tạo là gì? Việc xác định mục tiêu giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn khi triển khai thiết kế cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tối ưu nội dung và hình thức liên quan
Về tối ưu các nội dung liên quan trên Landing Page, doanh nghiệp cần nhớ công thức LESS IS MORE – Càng đơn giản càng tốt. Điều này không có nghĩa các bạn chỉ thiết kế một cách sơ sài, qua loa. Sự đơn giản ở đây đó là đạt mức ít nhưng tốt, quan trọng ở chất lượng. Hãy đảm bảo tất cả chi tiết được tối ưu đều có mục đích cụ thể.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần chú ý sắp xếp hình ảnh và văn bản dễ nhìn, tránh để hình che mất chữ hoặc ngược lại, gây khó chịu cho người xem. Hình ảnh và văn bản cần bố trí rải từ đầu tới cuối trang đích. Tránh tình trạng có đoạn nhiều hình, đoạn nhiều chữ, dễ gây nhàm chán.
Thông thường trong một Landing Page có thể sử dụng tối đa 3 loại font chữ như: Không chân, có chân (chữ chân vuông, chữ chân nhọn), viết tay và trang trí. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể sử dụng duy nhất 1 font chữ với các cách thể hiện như: Chữ in, chữ đậm, chữ mảnh, màu sắc của chữ,…
Tối ưu hóa Form đăng ký
Hoạt động tối ưu hóa Form đăng ký vẫn được thực hiện dựa theo công thức vàng “LESS IS MORE”. Khi đã xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu hãy tạo form đăng ký đơn giản, hỏi những điều thực sự cần thiết như: Tên, số điện thoại, Email,… của khách hàng.
Khách hàng thực sự không có quá nhiều thời gian, vì thế hãy chú ý thiết kế form tránh rườm rà như: Yêu cầu điền ngày sinh, sở thích,…. sẽ khiến người dùng mất kiên nhẫn dù nội dung trang đích có thu hút như thế nào.
Tập trung xây dựng lòng tin với khách hàng
Một trong những công thức tối ưu Landing Page hiệu quả được nhắc tới đó chính là xây dựng lòng tin với khách hàng. Để làm được điều này, trang đích cần:
Đảm bảo thông tin rõ ràng
Một điều dễ hiểu đó là sẽ chẳng ai chịu bỏ tiền để mua sản phẩm của Landing Page không rõ nguồn gốc, không có thông tin cụ thể về địa chỉ, số điện thoại hay giấy phép kinh doanh. Vì vậy, để tăng sự an tâm, tin tưởng từ phía khách hàng, các bạn hãy dành riêng section trong Landing Page để nói rõ thông tin về doanh nghiệp. Có thể đặt phần này ở vị trí Footer để dễ dàng quan sát và nhận biết.
Chú ý lỗi chính tả
Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc lỗi chính tả có gì liên quan tới hiệu quả tối ưu trang đích? Điều này phụ thuộc vào tâm lý chung của con người. Dù muốn hay không các bạn cũng cần chấp nhận một tư duy của khách hàng đó là tư duy bao quát. Chỉ cần tiểu tiết nhỏ về lỗi chính tả thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến khách hàng đánh giá thấp về doanh nghiệp. Vì vậy, hãy chú ý tới các chi tiết này để tránh ảnh hưởng tới cả chiến dịch tiếp thị.
Đầu tư cho hình ảnh
Theo nghiên cứu, 85% hoạt động truyền thông qua thị giác, hình ảnh sẽ tiếp nhận nhanh hơn chữa tới 60000 lần, con người có thể lưu giữ được 10% những gì họ nghe, 20% những gì đã đọc và tới 80% những gì đã nhìn.
Chất lượng hình ảnh gồm nhiều yếu tố như: Thông điệp hình ảnh, kỹ thuật chụp, kích thước,… Tâm lý con người thường ngầm hiểu cái đẹp sẽ gắn với hiệu quả, chất lượng. Bởi vậy, doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư hình ảnh sản phẩm để tạo được ấn tượng cho khách hàng.
Dẫn chứng cụ thể
Để tạo dựng niềm tin với khách hàng, các bạn cần có dẫn chứng cụ thể như: Giấy phép kinh doanh, feedback từ khách hàng, sản phẩm được tổ chức uy tín nào nhắc tới,… Hãy bổ sung hình ảnh và video cụ thể minh chứng rõ ràng.
Tối ưu tốc độ tải trang Landing Page
Trung bình khách hàng sẽ chỉ có 9s dành cho trang đích, hãy sử dụng 9s này thật hiệu quả. Hãy cân nhắc và tối ưu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ Load như: Dung lượng hình ảnh, mã nguồn Website, dữ liệu đệm, liên kết bên ngoài,…
Áp dụng tư duy màu sắc vào trang đích
Theo nghiên cứu của Brand Việt Nam – Cộng đồng Marketing và Xây dựng thương hiệu toàn diện tại Việt Nam, màu sắc tăng khả năng nhận diện thương hiệu lên tới 80%. Việc lặp lại màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp trên trang đích cũng là cách truyền thông gây ám ảnh giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu lâu hơn.
Trong thiết kế nên chú ý tới 3 gam màu: Màu chủ đạo, màu cấp 2, màu nhấn mạnh với 3 cách chọn màu:
- Sử dụng màu trong lĩnh vực phổ biến ví dụ: Nhóm thực phẩm Organic chọn màu xanh lá, sản phẩm y dược màu xanh dương,…
- Chọn màu từ nguyên liệu sản phẩm ví dụ: Caffe sẽ chọn tông màu màu nâu-nâu đen tương tự màu của hạt cafe.
- Chọn màu dựa theo đặc điểm, tính cách thương hiệu hướng tới đặc tính của nhóm khách hàng tiềm năng như: Độ tuổi, giới tính,… để chọn tông màu phù hợp.
Sử dụng hiệu quả khoảng trống
Khoảng trống trong Landing Page đóng vai trò như một nhịp nghỉ, làm nổi bật các yếu tố khác, tăng tính rõ ràng cũng như cải thiện được trải nghiệm cho người dùng. Hãy đảm bảo trong thiết kế có đủ các khoảng trống hợp lý để chia tách bố cục, phân vùng nội dung, khoảng cách chữ, các dòng để tăng tính thoải mái và dễ chịu cho người đọc.
Tối ưu giao diện di động
Google không đánh giá cao trang Web không hiển thị tốt trên giao diện di động. Về phía trải nghiệm khách hàng họ cũng sẽ thoát ra ngay nếu trang đích chưa tối ưu giao diện di động. Như vậy, tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp. Hãy dành thời gian tối ưu cho giao diện di động từ nội dung, hình ảnh, Call to Action,…để đảm bảo trải nghiệm tốt cho người sử dụng.
>>> Xem thêm: Mách bạn 5 yếu tố để có một thiết kế Landing Page hiệu quả
Áp dụng công thức A/B Testing Landing Page
A/B Testing Landing Page là chiến thuật so sánh giữa hai phiên bản Webpage. Từ đó, dùng phân tích thống kê xác định biến thể nào hoạt động tốt hơn cho mục tiêu chuyển đổi. Áp dụng công thức này hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích như: Tăng lưu lượng truy cập trang, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện tỷ lệ thoát trang, rời giỏ hàng,…
Đầu tư chất xám vào CTA
Khi tối ưu Landing Page cần thay đổi CTA, đặt tối đa 3 lần trong 1 trang đích ở vị trí phần đầu, ⅓ bài và cuối bài. Hãy sử dụng các lời kêu gọi hành động (Call to Action) ngắn gọn từ 3-7 từ, màu sắc nên tương phản với gam màu chủ đạo để tăng tính nổi bật, kích thước chỉ nên lớn hơn size chữ phần thông tin một chút. Trong đó, đổi mới các CTAs sao cho hấp dẫn, bắt trend, đánh trúng tâm lý khách hàng.
Tối ưu Landing Page là việc làm mà bất cứ doanh nghiệp hay đội ngũ Marketers cũng cần thực hiện nếu muốn thu hút traffic, tăng trưởng thần tốc, vượt mốc doanh thu. Hy vọng với các công thức kể trên sẽ là những gợi ý để quá trình cải thiện trang hiệu quả hơn. Nếu có mong muốn được tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực Marketing hấp dẫn đừng bỏ lỡ TopCV.vn để cập nhật thông tin tuyển dụng việc làm Marketing mỗi ngày nhé!
>>> Xem thêm: Marketing bán hàng là gì? Phân biệt marketing và bán hàng