Những thông tin rằng ChatGPT có thể thay thế hoàn toàn cho một số công việc trong tương lai đang gây ra sự lo lắng cho nhiều người. Hãy cùng Viecmarketing.com tìm hiểu cụ thể về công cụ ChatGPT trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây để giải đáp chính xác vấn đề này nhé.
ChatGPT là gì?
ChatGPT – Chat Generative Pre-training Transformer – là một sản phẩm chatbot được phát hành bởi OpenAI – một công ty startup về công nghệ vào ngày 30/11/2022 vừa qua. Đây là một mô hình máy học (machine learning) được thiết kế để tương tác theo hình thức đối thoại và tiên tiến hơn so với những sản phẩm chatbot trước đây.
Hay hiểu đơn giản, ChatGPT là một “công cụ ngôn ngữ” sử dụng số liệu thống kê, học tăng cường, học giám sát để tạo ra những câu trả lời theo truy vấn của người dùng. Nó là một mô hình anh em với InstructGPT làm theo hướng dẫn nhanh chóng và cung cấp phản hồi chi tiết và về cơ bản, đây là một biến thể của phần mềm tạo ngôn ngữ GPT-3.5.
Quá trình hoạt động- đào tạo của ChatGPT
ChatGPT cho phép người dùng đặt câu hỏi liên tục. ChatGPT không có “trí thông minh” thực sự, nó không biết câu hỏi “có nghĩa gì” nhưng biết cách “sử dụng” và “trả lời” câu hỏi đó. Nó sẽ trả lời câu hỏi, truy vấn, viết bài, tóm tắt thông tin dựa vào việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Công cụ này được đào tạo bằng cách bắt chước phong cách viết, tránh một số kiểu hội thoại nhất định và học hỏi trực tiếp từ câu hỏi của người dùng. Nó sẽ sử dụng sự tinh chỉnh có giám sát, trong đó sẽ có AI của người huấn luyện, người dùng và trợ lý AI. Từ đó, nó sẽ soạn thảo những câu chuyện, truy vấn để trả lời cho người dùng.
Ưu – nhược điểm của ChatGPT
Tuy là một công cụ được dự báo sẽ thay thế nhiều công việc trong tương lai, tuy vậy, việc sử dụng ChatGPT cũng có những ưu – nhược điểm riêng. Bạn có thể tham khảo những ưu – nhược điểm được phản hồi từ người dùng của công cụ này như sau:
Ưu điểm của ChatGPT
Công cụ này có khả năng hỗ trợ nhiều nhiệm vụ có liên quan đến NLP. Cụ thể sẽ có một số ưu điểm, lợi ích như sau:
- Lợi ích chính của GPT là khi mọi người tìm kiếm truy vấn của họ, nó sẽ cung cấp chi tiết câu trả lời chính xác cho câu hỏi của họ và nhờ đó bạn có thể biết mọi thứ về truy vấn của mình.
- Hiện đang được cung cấp miễn phí.
- Hỗ trợ cải thiện hiệu quả và độ chính xác trong các nhiệm vụ liên quan đến NLP.
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản một cách nhanh chóng và mở rộng hơn.
- Phản hồi và hiệu suất tổng thể của nó có thể được tinh chỉnh.
Nhược điểm của ChatGPT
Theo phản hồi từ những người dùng, tuy hỗ trợ tốt cho một số nhiệm vụ, nhưng ChatGPT cũng tồn tại một số hạn chế khi sử dụng. Bao gồm như:
- Không phải thông tin phản hồi nào cũng chính xác và hợp lý.
- Nếu trong quá trình huấn luyện để thận trọng hơn, ChatGPT có thể từ chối những câu hỏi mà nó có thể trả lời đúng.
- Đào tạo có giám sát có thể đánh lừa mô hình vì GPT tập trung vào những gì mô hình biết hơn là những gì người biểu tình biết.
- GPT rất nhạy cảm với những điều chỉnh nhỏ ở truy vấn đầu vào và cho ra những câu trả lời khác nhau nếu các câu hỏi có mục tiêu tương tự nhau.
- Nếu có sự sai lệch trong dữ liệu đào tạo ban đầu và tối ưu hóa quá mức, GPT có thể trả lời rất dài dòng trong phản hồi của mình.
- Thời điểm hiện tại chỉ trả lời được những câu hỏi cụ thể và rõ ràng.
- Phản hồi các yêu cầu có thể không phù hợp và dẫn đến hướng dẫn có hại.
ChatGPT có thể thay thế công việc của bạn không?
Không thể phủ nhận rằng ChatGPT đang hỗ trợ nhiều cho các nhiệm vụ, công việc khác nhau hiện nay. Các nhân viên Amazon cũng đã thử nghiệm công cụ này và cho biết, nó đã thực hiện rất tốt trong việc trả lời câu hỏi hỗ trợ khách hàng. Những nhân viên này cũng cho biết rằng, GPT cũng giúp họ có thể tạo tài liệu đào tạo cũng như giải đáp một số vấn đề xung quanh liên quan đến các câu hỏi chiến lược của công ty (Business Insider).
Tuy vậy, như đã phân tích ở trên, GPT còn tồn đọng nhiều hạn chế khiến nó vẫn chưa phải là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho việc tạo nội dung nếu không được giám sát. GPT vẫn còn chứa những thành kiến và sẽ tạo ra các nội dung không tự nhiên hoặc chứa được những thông tin không chính xác.
Bên cạnh đó, khả năng cảm nhận của GPT so với người dùng có thể sẽ không trùng khớp. Do đó, nhiều người dùng đánh giá rằng nó là sự lựa chọn không tốt đối với những nội dung muốn biểu đạt theo hướng nghệ thuật, cảm xúc. Vì vậy, thay vì lo sợ vì GPT sẽ thay thế công việc của mình, bạn có thể vận dụng nó như một công cụ để giúp làm việc tốt hơn.
>>> Xem thêm: Top 10 công cụ hỗ trợ viết Content chuyên nghiệp cho Marketer
Top 7 công việc ChatGPT có vai trò tốt nhất
Theo Madgavkar, một đối tác tại Viện Toàn cầu McKinsey, nhưng công cụ như ChatGPT chỉ nên được xem xét như một sự hỗ trợ để nâng cao năng suất làm việc chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn. Dưới đây sẽ là những công việc mà ChatGPT có thể
Lĩnh vực công nghệ
Madgavkar cho biết các công việc công nghệ như nhà phát triển phần mềm, nhà phát triển web, lập trình viên máy tính, lập trình viên và nhà khoa học dữ liệu “khá dễ chấp nhận” đối với các công nghệ AI. Bởi nó có thể hỗ trợ tốt cho công việc của những vị trí này bởi nó rất hiệu quả trong việc xử lý những con số với độ chính xác tương đối.
Trên thực tế, nhiều thử nghiệm đã được thực hiện và cho thấy, GPT có thể thực hiện viết các đoạn mã Code nhanh hơn con người. Công cụ này sẽ hỗ trợ tăng hiệu suất làm việc cho các lập trình viên, kỹ sư tốt hơn.
Lĩnh vực truyền thông, marketing
Các hoạt động trong truyền thông, marketing như quảng cáo, sáng tạo content, báo chí,… sẽ được hỗ trợ tốt bởi ChatGPT. Bởi, công cụ này có thể thực hiện đọc, viết, hiểu tốt các dữ liệu dạng văn bản. Nó sẽ thực hiện phân tích một lượng lớn dữ liệu và phản hồi truy vấn nhanh hơn so với việc người dùng tìm kiếm những thông tin đó trên công cụ tìm kiếm.
Lĩnh vực pháp lý
Tương tự với truyền thông, ChatGPT sẽ hỗ trợ tối đa các công việc trong lĩnh vực pháp lý như trợ lý, văn thư,… thường xuyên làm việc với một lượng lớn thông tin. Tuy vậy, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, những công cụ sử dụng công nghệ máy học, AI như GPT không thể thay thế hoàn toàn công việc của con người. Nó chỉ giúp tự động hóa và tăng hiệu suất những công việc đó tốt hơn.
Nhà phân tích nghiên cứu thị trường
Những công cụ ứng dụng AI như GPT rất giỏi trong việc phân tích dữ liệu và dự đoán kết quả. Đó là lý do tại sao công việc của các nhà phân tích nghiên cứu thị trường có thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi do AI điều khiển. Bởi công việc chính của họ là thu thập dữ liệu, xác định xu hướng dữ liệu, sử dụng trong những công việc của mình. Và trong tương lai, ChatGPT có thể hỗ trợ tốt những nhiệm vụ này.
Lĩnh vực tài chính
Tài chính là một trong những lĩnh vực thường xuyên làm việc với số lượng dữ liệu lớn. Do đó, tương tự với nhà phân tích thị trường, những công việc như nhà phân tích tài chính, cố vấn tài chính cá nhân cũng có thể được hỗ trợ tốt hơn bởi GPT.
Công cụ này trong tương lai nếu được tối ưu tốt, nó có thể giúp cho nhân viên xác định nhanh chóng hơn các xu hướng của thị trường. Nếu biết tối ưu hiệu quả, nó cũng giúp dự đoán được danh mục đầu tư nào tốt hoặc kém hơn.
Lĩnh vực kế toán
Kế toán thường được coi là một nghề ổn định, nhưng ngay cả nhân viên trong ngành này cũng có thể gặp rủi ro nếu công nghệ AI được phát triển nhanh chóng trong tương lai. Phó giáo sư Brett Caraway (Đại học Toronto) cho biết, hiện tại, công nghệ AI chưa thể khiến tất cả mọi người mất việc, nhưng nó đã khiến một số người mất việc.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Một nghiên cứu năm 2022 từ công ty nghiên cứu công nghệ Gartner đã dự đoán rằng chatbot sẽ là kênh dịch vụ khách hàng chính cho khoảng 25% công ty vào năm 2027. Và thời điểm hiện tại, những công cụ chatbot tương tự với ChatGPT đã hỗ trợ tốt cho ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Lĩnh vực giáo dục
Theo thông tin từ New York Post, ChatGPT đã đạt điểm cao hơn nhiều người trong kỳ thi MBA được tổ chức tại Trường Wharton ưu tú của Penn và nó có thể là mối đe dọa cho lĩnh vực giáo dục. Hiện tại, một số trường đại học đã cấm công cụ này tại NewYork bởi nó đã có thể dễ dàng thực hiện các công việc giảng dạy tại các lớp học.
Đối với lĩnh vực giáo dục, về lý thuyết, AI có thể thay thế cho hoạt động giảng dạy mà không cần giám sát. Tuy vậy, nó cũng là một trong những công cụ tạo ra nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc gian lận, gây ra sự thiếu kiến thức trong đào tạo cho sinh viên.
Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về ChatGPT và không cần quá lo lắng về sự thay thế của ChatGPT với công việc của mình. Bên cạnh đó, nếu bạn đang quan tâm đến những tin tức thú vị liên quan đến lĩnh vực marketing, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn. Đây là một trong những nền tảng đăng tin tuyển dụng – kết nối việc làm uy tín đang được nhiều HR và ứng viên lựa chọn hiện nay.
>>> Tìm hiểu thêm: Content là nghề gì? Thông tin về nghề và thu nhập của content